Vũ Ngọc Bội (2004) nghiên cứu quá trình thủy phân cá bằng enzyme protease từ B.subtilis S5. Chế phẩm protease kỹ thuật này có nhiệt độ thích hợp 55oC và pH = 6,0 có thể sử dụng rất tốt trong thủy phân cơ thịt cá tạp để sản xuất sản phẩm thủy phân protein cá cơm trong sản xuất nƣớc mắm ngắn ngày. [2]
Đỗ Thị Kim Sa (2011), “Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của dịch protein Artemia thủy phân bằng enzyme nội tại và enzyme bổ sung”. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: [14]
- Nguyên liệu ban đầu giàu thành phần acid amin, đặc biệt là có chứa Tyrosine, Lysine và nhiều acid amin không thay thế khác. Ngoài ra trong
nguyên liệu có thành phần acid béo dồi dào. Đây là loại nguyên liệu có giá trị dinh dƣỡng cao.
- Bản thân trong nguyên liệu A. franciscana chứa chất chống oxy hóa, khi thủy phân bằng enzyme nội tại trong 4 giờ sẽ cho kết quả khử gốc tự do tốt nhất. - Đã chọn đƣợc loại enzyme protease thích hợp để thủy phân A. franciscana
nguyên liệu đó là enzyme Protamex.
- Đã bƣớc đầu xác định đƣợc khi bổ sung enzyme Protamex với hoạt độ 0,225 AU/g để thủy phân protein A. franciscana và thủy phân ở nhiệt độ 50o
C trong 4 giờ sẽ cho dịch thủy phân có hoạt tính chống oxy hóa cao.
Nguyễn Thị Mỹ Hƣơng( 2012), “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng bằng protease thƣơng mại”. Kết quả cho thấy : Sản phẩm thủy phân protein đã đƣợc sản xuất từ đầu cá ngừ vây vàng bằng enzyme Protamex 0,5% ở nhiệt độ 45oC và pH tự nhiên trong thời gian 6 giờ với tỉ lệ nƣớc/nguyên liệu là 1:1. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ thủy phân trong sản phẩm thủy phân tăng lên cùng với sự tăng thời gian thủy phân. Sau 6 giờ thủy phân, độ thủy phân đã đạt đƣợc 30,1% . Sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng có hàm lƣợng protein 88,2%, lipit 1,4% và tro 8,3%. Sản phẩm thủy phân protein này có hàm lƣợng acid amine không thay thế cao và có thể đƣợc sử dụng trong sản xuất thức ăn cho ngƣời và động vật. [8]
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU