1. Đại cương
Ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng áp lực mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới của xương ức, Tim được ép giữa xương ức và xương sống nằm ở phía sau, giúp cho sự lưu thông máu giữa tim, phổi, năo và các tổ chức khác của cơ thể đồng thời kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập.
Ép tim có hiệu quả hơn nếu có tiến hành kết hợp hô hấp nhân tạo.
2. Kỹ thuật tiến hành
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
Một tấm ván cứng, hoặc một khay lớn rộng hơn lưng bệnh nhân.
- Đặt bệnh nhân trên một mặt phẳng cứng chân cao hơn đầu. - Cấp cứu viên quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim).
- Đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, hướng sang trái bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai tay duỗi thẳng, hai vai hướng vào hai tay.
- Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng liên tục 60 - 80 lần/phút.
- Khi phối hợp giữa ép tim và thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim thì thổi ngạt một lần, phương pháp này cần có hai người.
- Kiên trì ép đến khi tim đập trở lại, khi cần thiết có thể thay người khác nhưng phải đảm bảo liên tục.
- Trong khi cấp cứu phải theo dõi sắc mặt, đồng tử nạn nhân. - Sau 60 phút tim không đập trở lại, đồng tử giãn to thì thôi.
- Nếu tim đập trở lại, toàn trạng ổn định cho nạn nhân nằm thoải mái, đắp ấm, tiếp tục theo dõi mạch nhịp thở cho nạn nhân.
2.3. Ghi hồ sơ
- Tình trạng nạn nhân trước, trong và sau khi ép tim. - Thời gian tiến hành.
- Tên người tiến hành.
2.4. Các điểm cần lưu ý
- Cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực phải được tiền hành ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục.
- Trong khi tiến hành tay cấp cứu viên không được nhấc rời khỏi lồng ngực nạn nhân (đề phòng ép sai vị trí).
- Đối với trẻ em dưới 1 tuổi chỉ cần dùng 2 đến 3 ngón tay ép 100 lần/phút. - Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi chỉ dùng 1 tay ép từ 80 – 100 lần/phút.