- Đặt bệnh nhân ởt Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp Tùy tình trạng bệnh nhân ư thế thích hợp Tùy tình trạng bệnh nhân.
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ PHỤ GIÚP BẤC SĨ CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học viện có khả năng :
- Trình bày được mục đích của chọc dò dịch màng bụng. - Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ đầy đủ.
- Tiến hành phụ giúp bác sĩ chọc hút dịch màng bụng đúng quy trình kỹ thuật.
NỘI DUNG:I. ĐẠI CƯƠNG: I. ĐẠI CƯƠNG:
- Chọc húy dịch màng bụng là một thủ thuật đâm kim vào khoang màng bụng nhằm: Hút dịch làm xét nghiệm giúp chẩn doán xác định, tìm nguyên nhân gây tràn dịch.
- Tháo bớt dịch làm cho bệnh nhân dể thở hoặc tạo điều kiện để khám bụng dễ dàng (trường hợp cổ chướng to).
- Bơm thuốc vào khoang màng bụng trong các trường hợp cần điều trị.
Khi hút số lượng dịch ít gọi là chọc dò, khi hút số lượng dịch nhiều gọi là chọc tháo.
II. KỸ THUẬT
a. Chuẩn bị bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm để bệnh nhân yên tâm. Đối với trẻ nhỏ, bệnh nhân không tỉnh, phải giải thích cho gia đình.
- Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết: Đại, tiểu tiện trước khi làm thủ thuật... - Lấy mạch, đo huyết áp, nhịp thở.
- Vệ sinh vùng chọc bằng xà phòng và nước ấm.
- Chuyển bệnh nhân sang phòng thủ thuật: Nếu làm tại giường, phải có bình phong che để không ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.
b. Chuẩn bị dụng cụ
Điều dưỡng viên đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
* Dụng cụ vô khuẩn: để trong khay có phủ khăn vô khuẩn. - 2 kim chọc dò hoặc kim chọc tháo.
+ Kim chọc dò dài 5- 8cm, đường kính 1mm.
+ Kim chọc tháo dài 5- 8cm, đường kính 1,5 - 2mm. Có thể dùng kim Troca để chọc tháo.
- 1 đoạn ống cao su hoặc ống thông nhựa có sẵn đầu nối với đốc kim và có khóa để điều chỉnh tốc độ.
- 1 bơm tiêm 5ml, kim tiêm để gây tê.
- 1 bơm tiêm 20 ml để hút dịch. Nếu có điều kiện, dùng bơm tiêm 3 đường khi chọc tháo.
- 1 khăn có lỗ, 2 kìm kẹp khăn.
- 1 panh.
- 1 cốc con, gạc củ ấu.
- 1 móc bấm Michel = kìm bấm để bấm vết chọc sau khi rút kim (nếu cần). - 1 đôi găng.
* Dụng cụ sạch và thuốc: - Cồn iod 1%, cồn 700.
- Thuốc gây tê: Novocain hoặc xylocain 1 - 2%
- 1 cốc thủy tinh đựng 100ml nước cất: trường hợp cần thử phản ứng Rivalta. - Một lọ acid acetic có bầu nhỏ giọt.
- Băng dính, kéo cắt băng
- Giá đựng 3 ống nghiệm có dán nhãn (có 1 ống vô khuẩn) ghi rõ họ tên, tuổi bệnh nhân, khoa, phòng.
- Giấy xét nghiệm.
- Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây.
- Thuốc chống choáng. * Dụng cụ khác:
- Khay quả đậu hoặc túi giấy để đựng bông, gạc bẩn - 1 tấm nylon.
- 1 cốc đong hoặc bình có chia vạch thể tích. - 1 bô chứa dịch.
- 1 chậu đựng dung dịc sát khuẩn.
- Mang dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.
- trải tấm nilon dưới lưng và mông bệnh nhân.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ. + Tư thế nằm: bệnh nhân nằm thẳng, đầu cao, thân người nghiêng về phía phổi lành, cánh tay bên phổi chọc đưa cao lên đầu.
+ Tư thế nữa nằm nữa ngồi hoặc nằm nghiêng bên chọc sát mép giường, kê một gối dưới lưng bên đối diện để bên chọc thấp hơn.
+ Tư thế ngồi: Đặt bệnh nhân ngồi trên ghế tựa, chân đặ lên một ghế con.
- Bộc lộ vùng chọc:
+ Vị trí chọc: 1/3 ngoài đường nối rốn với gai chậu trước trên bên trái. Cũng có khi chọc ở điểm khác do bác sĩ quyết định.
- Mở khăn vô khuẩn.
Rửa tay lại nếu cần.
- Chuẩn bị găng để bác sĩ đi găng.
- Đổ cồn vào vào cốc có gạc củ ấu để bác sĩ sát khuẩn vị trí chọc. - Kẹp khăn có lỗ nếu bác sĩ yêu cầu.
- Chuẩn bị thuốc tê, sát khuẩn và cưa ống thuốc để bác sĩ lấy thuốc tê.
- Giữ bệnh nhân khi bác sĩ đâm kim. Quan sát sắc mặt bệnh nhân để phát hiện dấu hiệu choáng.
- Khi dịch bắt đầu chảy ra, hứng dịch vào 3 ống nghiệm, bỏ vài giọt dịch đầu trước khi hứng vào ống nghiệm.
- Làm phản ứng Rivanta (nếu cần).
- Trường hợp chọc tháo sau khi bác sí nối ống cao su vào đốc kim, điều dưỡng điều chỉnh tốc độ theo chỉ định.
- Sát khuẩn vết chọc và băng lại sau khi bác sĩ rút kim. Nếu chọc kim to, dịch chảy ra theo vết chọc, thì dùng móc bấm bấm lại để dịch không bị đi ra ngoài.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên lành, dặn bệnh nhân nằm nghỉ nếu thấy người khó chịu, đau bụng nhiều, chướng bụng, thì báo ngay.
d. Thu dọn và bảo quản dụng cụ
- Đưa toàn bộ dụng cụ bẩn về phòng cọ rửa và xử lý theo quy định (xem bài khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ).
- Xếp đặt các dụng cụ khác về vị trí cũ.
e. Ghi hồ sơ
- Ngày, giờ tiến hành thủ thuật.
- Số lượng dịch hút ra, màu sắc, tính chất.
- Kết quả phản ứng Rivanta. - Loại xét nghiệm đã gửi đi.
- Tình trạng bệnh nhân, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. - Họ tên bác sĩ và điều dưỡng viên.