Triệu chứng lâm sàng:

Một phần của tài liệu một số kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân (Trang 30)

IX. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH

3. Triệu chứng lâm sàng:

Phải hỏi bệnh nhân tỉ mỉ mới xác định được thời gian và độ trầm trọng khó thở, ho khạc, gắng sức, hút thuốc lá, cũng như ô nhiễm môi trường bệnh đang sống hay làm việc như hít chất độc, bụi.

Ngoài ra các dấu chứng riêng của từng bệnh nguyên, các dấu chứng suy hô hấp mạn có thể rõ.

3.1. Tím và khó thở:

Tím xuất hiện khi SaO2 < 85% (bình thường >95%). Khó thở khi thiếu oxy đã nặng (nặng từ từ do tiến triển tự nhiên hay đột ngột do bội nhiễm).

Rối loạn hành vi khi PaCO2 trên 50 - 55mmHg, có thể tiến triển tự nhiên tăng dần hay đột ngột do nguyên nhân như ức chế hô hấp. Bệnh nhân dễ kích thích, nhức đầu, rối loạn ý thức có thể sảng khoái hay ủ rủ.

3.3. Dấu tâm phế mạn:

Do thiếu oxy và tăng khí CO2: Tím (Chú ý chỉ rõ khi có kèm theo tăng hồng cầu phản ứng) dấu hiệu suy thất phải.

3.4. Quan trọng hơn là các dấu chứng nhẹ, sớm hơn:

Thường phải lưu ý mới phát hiện được, thường gặp trong suy hô hấp mạn nghẽn. a. Thở nhanh nông kèm lồng ngực giãn rộng có mục đích bù trừ thiếu oxy và phối hợp sự xẹp các phế quản nhỏ do thở ra sâu.

b. Dấu hiệu co kéo chứng tỏ có gia tăng áp lực âm màng phổi do nghẽn đường hô hấp.

c. Tăng sự co các cơ thang, phì đại các cơ này khi thở vào.

d. Khi thở môi khép chặt: Mục đích làm giảm áp lực giữa phế nang và miệng làm giảm bớt sự xẹp các phế quản.

e.Giãn lồng ngực (giảm đường kính ngang phần dưới lồng ngực khi hít vào). f. Test thổi diêm cháy:

+ Há miệng thổi diêm cháy cách trên 50 cm. + Chúm miệng thổi diêm cháy cách 100 cm.

Nếu không tắt thì có nguy cơ suy hô hấp mạn.

Một phần của tài liệu một số kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w