CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP:

Một phần của tài liệu một số kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân (Trang 26)

- Cho bệnh nhân nằm đầu cao (trừ trường hợp tụt huyết áp) - Hút đờm dãi ở họng, miệng, mũi nếu có.

- Giúp bệnh nhân ho khạc đờm.

- Cho bệnh nhân thở oxy theo chỉ định: Nồng độ oxy đạt 40% đối với ống thông mũi (liều 6lít/phút), 60% qua mặt nạ oxy (liều 8lít/phút) và 80% qua mặt nạ oxy có bóng dự trữ. Nhưng ở người bệnh bị bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính chỉ cần thở 1-2lít/phút.

- Thực hiện thuốc theo y lệnh: tiêm, uống, khí dung... * Khi người bệnh suy hô hấp có một trong những dấu hiệu sau:

- Rối loạn ý thức.

- Nhịp tim nhanh >120lần/phút hay chậm < 50lần/phút hoặc tụt huyết áp. - Cơn ngừng thở hoặc thở chậm < 10 lần/phút

- Thở nhanh > 35 lần/phút. Da xanh tím, vã mồ hôi, SpO2< 90%, co kéo các cơ hô hấp.

- Cần để đầu ngửa, bóp bóng oxy, báo BS biết &chuẩn bị đặt nội khí quản ngay - Luôn để người bệnh suy hô hấp nơi có thể theo dõi tốt nhất đảm bảo:

≥ 90% đối với đợt cấp bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính. + Mạch < 120 lần/ phút ( lúc không dùng Salbutamol hay thuốc kích thích ß2)

- Huyết áp ổn định

- Nhịp thở < 35 lần/ phút, không co kéo cơ hô hấp.

* Ở người bệnh đặt nội khí quản và thở máy cần theo dõi liên tục: - Tình trạng hoạt động của máy thở.

- SpO2, ETCO2

- Mạch; Phản xạ ho. - Tình trạng đờm dãi. * Khi thấy:

- Áp lực đường thở tăng cao đột ngột.

- SpO2 giảm nhanh.

- Người bệnh chống máy:

+ Phải nghi ngờ có đờm hoặc tràn khí màng phổi.

+ Nếu sau khi hút đờm đúng kỹ thuật mà áp lực đường thở vẫn cao, người bệnh chống máy thì có khả năng tràn khí màng phổi phải báo bác sĩ ngay.

+ Cần trăn trở người bệnh và vỗ rung 2h/lần, cho ăn liên tục qua ống thông dạ dày, đủ calo 25 – 30Kcal/kg, tỉ lệ dinh dưỡng thích hợp, bù đủ nước, đảm bảo nước tiểu 1500 – 2000ml/24h, đảm bảo hút đờm vô khuẩn.

Một phần của tài liệu một số kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w