Chuẩn bị dụng cụ

Một phần của tài liệu một số kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân (Trang 50)

- Đặt bệnh nhân ởt Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp Tùy tình trạng bệnh nhân ư thế thích hợp Tùy tình trạng bệnh nhân.

b. Chuẩn bị dụng cụ

Điều dưỡng viên đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.

* Dụng cụ vô khuẩn: để trong khay có phủ khăn vô khuẩn.

- 2 kim chọc dò có thông nòng: dài 5 - 8cm, đường kính 1 - 2mm. - 1 bơm tiêm 20ml hoặc 50ml.

- 1 đoạn ống cao su có khóa điều chỉnh (hoặc khóa chữ T có 3 đường) để nối đầu ăm bu của bơm tiêm với đốc kim chọc.

- 1 bơm tiêm 5ml; 2 kim tiêm để gây tê. - 1 khăn có lỗ, 3 kìm kẹp khăn.

- 1 cốc con, gạc củ ấu. - Vài miếng gạc vuông. - 1 kìm Kocher

- 2 khay quả đậu để khi cần rửa màng phổi. - 1 đôi găng nếu găng để trong túi thì để riêng. * Dụng cụ sạch: thuốc chống sốc

- Cồn iod 1%, cồn 700.

- Thuốc gây tê: Novocain hoặc xylocain 1 - 2%

- 1 cốc thủy tinh đựng 100ml nước cất: trường hợp cần thử phản ứng Rivalta. - Một lọ acid acetic có bầu nhỏ giọt.

- Băng dính, kéo cắt băng

- Giá đựng 3 ống nghiệm có dán nhãn (có 1 ống vô khuẩn) ghi rõ họ tên, tuổi bệnh nhân, khoa, phòng.

- Giấy xét nghiệm.

- Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây.

- Thuốc chống choáng. * Dụng cụ khác:

- Khay quả đậu hoặc túi giấy để đựng bông, gạc bẩn - 1 tấm nylon

- 1 cốc đong - 1 bô chứa dịch - 1 ống pipet

c. Tiến hành

- Mang dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm hoặc ngồi theo chỉ định của bác sĩ, để lộ vùng chọc. - Tư thế nằm: bệnh nhân nằm thẳng, đầu cao, thân người nghiêng về phía phổi lành, cánh tay bên phổi chọc đưa cao lên đầu.

- Tư thế ngồi: Bệnh nhân ngồi trên ghế tựa, mặt quay về phía vai ghế, 2 chận giang ra 2 bên, 2 tay khoanh phía trước mặt lên vai ghế, ngực tì vào vai ghế có đệm một gối mềm.

- Mở khăn vô khuẩn.

- Đổ cồn vào vào cốc có gạc củ ấu để bác sĩ sát khuẩn vị trí chọc. - Chuẩn bị găng để bác sĩ đi găng.

- Chuẩn bị thuốc tê, sát khuẩn và cưa ống thuốc để bác sĩ lấy thuốc tê.

- Giữ bệnh nhân khi bác sĩ đâm kim. Quan sát sắc mặt bệnh nhân, dặn bệnh nhân nín ho và không cử động.

- Hứng dịch vào 3 ống nghiệm, phối hợp với bác sĩ đóng, mở khóa khi bác sĩ tháo và lắp bơm tiêm để đề phòng khí tràn vào khoang màng phổi.

- Khi bác sĩ rút kim, điều dưỡng viên sát khuẩn vết chọc và băng lại. - Đặt bệnh nhân nằm tư thế Fowler.

+ Nghiêng về bên lành sau khi chọc

+ Dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, vận động trong vài giờ đầu sau 51

khi chọc.

- Đo lại mạch, huyết áp, nhịp thở. - Gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm.

Một phần của tài liệu một số kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w