Tiêu chí xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững du lịch tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 59)

2.2.2.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư xung quanh khu di sản

thiên nhiên đối với các vấn đề phát triển bền vững

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bƣớc nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2%. Tiếp

tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Du lịch tại Vịnh Hạ Long không chỉ mang lại việc làm cho nhiều phụ nữ mà còn mang lại nhiều cơ hội to lớn vì sự tiến bộ của phụ nữ.Hiện tại, có trên 235.000 lao động làm việc trực tiếp, trong đó lao động nữ chiếm 58%, tƣơng đƣơng trên 136.300 ngƣời và số lƣợng lao động gián tiếp trên 600.000 ngƣời. Lao động nữ tập trung đông vào các nghề nhƣ: phục vụ khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, thông tin, dịch vụ giải trí. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ trong khối nhà hàng khách chiếm trên 71%; phục vụ buồng, chăm sóc sắc đẹp chiếm trên 95%. Tỷ lệ lao động nữ trong ngành Du lịch giữ cƣơng vị lãnh đạo ngày một tăng cao. Đến nay, toàn Ngành có khoảng trên 27.000 lao động nữ là cán bộ quản lý. Lãnh đạo điều hành từ cấp phòng trở lên cho tới quản đốc, giám sát, giám đốc doanh nghiệp chiếm 11% trong tổng số lao động và chiếm 19% trong tổng số lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ là lãnh đạo trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về Du lịch cũng dần đƣợc nâng lên. Phần đông lao động nữ trong Ngành ở độ tuổi còn trẻ từ 25 – 35 tuổi. Đây đƣợc coi là một thế mạnh, tiềm năng lớn đối với sự phát triển của ngành Du lịch. Có thể khẳng định, đối tƣợng lao động nữ trong ngành Du lịch có trình độ chuyên môn, năng lực làm việc cao, chất lƣợng và hiệu quả làm việc của lao động nữ đóng vai trò quyết định đến chất lƣợng dịch vụ du lịch”1, một trong những biện pháp cạnh tranh thu hút nguồn khách du lịch lớn để phát triển du lịch

Việc di dời khu làng chài và tái định cƣ ngƣơi dân đã từ lâu sống trên biển ngoài mục tiêu bảo vệ môi trƣờng bền vững, còn có ý nghĩa hết sức quan trọng là sắp xếp chỗ ở ổn định, bảo vệ an toàn tính mạng nhân dân trong mùa mƣa bão.

Đời sống nhân dân cũng sẽ đƣợc cải thiện thông qua việc hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho lực lƣợng lao động trẻ, qui hoạch lại nghề nuôi trồng thủy sản, làm dịch vụ du lịch trên vịnh trên cơ sở giữ vững môi trƣờng cảnh quan, hệ sinh thái động thực vật, tính đa dạng các giá trị địa chất địa mạo của di sản.

Dự án xây dựng khu tái định cƣ tại phƣờng Hà Phong đang đƣợc thành phố Hạ Long khẩn trƣơng thực hiện với nhiều chính sách ƣu đãi đặc biệt về nhà ở, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm… cho dân.Mục tiêu tích cực của dự án là điều không thể phủ nhận. Những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực thi là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi công việc ấy đụng chạm đến thói quen sinh hoạt, công ăn việc làm… của hàng ngàn nhân khẩu gồm nhiều thế hệ sinh sống trên vịnh. Vì thế, đây đó vẫn còn những ý kiến chƣa đồng lòng. 167 tỉ đồng để xây dựng khu tái định cƣ là số tiền lớn, tỉnh Quảng Ninh sẽ lo đƣợc. Nhƣng sự đồng thuận xã hội thì không thể mua bằng tiền. Mà chỉ có thể là kết quả của tinh thần đoàn kết nhất trí, sự chung tay của cả hệ thống chính trị trên địa bàn di sản Vịnh Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh, là sự đồng lòng của cộng đồng dân cƣ và các doanh nghiệp du lịch ở đây.

2.2.2.2. Du lịch bền vững làm tăng hiểu biết chung và sự chung tay

đóng góp của người dân về các vấn đề toàn cầu

Du lịch bền vững đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển hiệu quả. Ở Hạ Long, một số ngƣời dân kinh doanh xung quanh khu vực Vịnh Hạ Long đã chung tay bảo vệ môi trƣờng biển, và do bảo vệ môi trƣờng tại các điểm du lịch mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch “xanh” hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phƣơng. Hạ Longsử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái để giúp duy trì và phát triển các hoạt động bảo tồn, vệ sinh các khu vực bãi tắm ô nhiễm trên Vịnh Hạ Long. Hiện tại, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của ngƣời dân

chài sinh sống ven biển, những ngƣời dân chài và hộ kinh doanh ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trƣờng biển.

2.2.3.Tiêu chí môi trường

Các quy chế môi trƣờng hiện hành và công tác thực thi còn gặp nhiều vƣớng mắc, dẫn đến việc bảo tồn kém và suy thoái môi trƣờng đang đe dọa di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Bảng 2.9. T ống kê các yếu tố môi trƣờng k ông k í tại Vịn Hạ Long và Bãi Cháy

Yếu tố ụi lơ lửng (mg/m3

) Độ ồn (d ) SO2 NO2 CO2

Max Min TB Max Min TB LEAQ Vịnh Hạ Long 0,158 0,042 0,07 79,2 50,9 65,05 62,8 0,48 0,302 38 Bãi Cháy 0,226 0,054 0,116 86,8 50,5 68,65 67,8 0,43 0,41 27 Tiêu chuẩn 0,3 60 0,5 0,4 40

Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BHY

Nguồn: Báo cào môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011

Theo số liệu trên thì chỉ số bụi lơ lửng trong không khí đo đạc đƣợc tại VỊnh Hạ Long là 0,07 mg/m3, chỉ số này vẫn thấp hơn nhiều ( đến hơn 4 lần) so với chỉ tiêu cho phép( 0,3 mg/m3). Hơn thế nữa các chỉ số về độc hại SO2, CO cũng chƣa vƣợt ngƣỡng cho phép, chỉ duy có chỉ số NO2( 0,41) là hơi vƣợt quá chỉ sô tiêu chuẩn. Tuy nhiên về chỉ số độ ồn đƣợc đo ở đây chƣa đảm bảo yêu cầu. Dựa vào bảng số liệu trên thì số đo độ ồn ở khu vực Vịnh Hạ Long là 65,05 dB cao hoen so với mức chuẩn là 60d . Đây là vấn đề cần đƣợc chú ý quan tâm vì nếu không khắc phục con số trến sẽ còn lớn hơn rất nhiều theo thời gian.

Cũng theo kết quả điều tra của chuyên đề "Đánh giá dự báo tải lƣợng ô nhiễm đƣa vào Vịnh Hạ Long do Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển thực hiện cho thấy, việc quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm (đặc biệt là ngành than) chƣa hiệu quả. Hầu hết các nguồn ô nhiễm chƣa đƣợc xử lý khi thải ra môi trƣờng. Các chất ô nhiễm vào Vịnh Hạ Long thƣờng theo hai đƣờng chính là do rửa trôi các nguồn ô nhiễm trên đất liền qua hệ thống sông, suối, lạch, triều đƣa ra Vịnh và đổ trực tiếp từ nguồn nƣớc sinh hoạt của dân cƣ ven biển, khách du lịch, nuôi trồng thủy sản...

Theo số liệu quan trắc, với tốt độ xả thải nhƣ hiện nay, mỗi năm Vịnh Hạ Long phải hứng chịu khoảng 33 nghìn tấn COD và 6 nghìn tấn BOD (chất hữu cơ lơ lửng) đổ vào Vịnh. Khoảng 5,6 nghìn tấn Nitơ - tổng số (N –T) và gần 1 nghìn tấn Phốt pho tổng số (P – T). Đặc biệt, có khoảng 95 nghìn tấn kim loại nặng và khoảng 477,5 nghìn tấn TSS (chất rắn lơ lửng) hàng năm từ nguồn thải ven biển đổ vào Vịnh, là mối đe dọa lớn tới môi trƣờng vùng Vịnh. Kết quả điều tra trong nhiều năm cho thấy, hàm lƣợng ô nhiễm kim loại nặng đƣa vào Vịnh chủ yếu từ hoạt động khai thác than thành phố Hạ Long. Còn các chất hữu cơ và dinh dƣỡng đƣa vào vùng Vịnh có xuất phát điểm từ khu vực thành phố Hạ Long là nhiều nhất (khoảng 30 - 60%), tiếp theo là Hoàng Bồ, Cẩm Phả và Vân Đồn.

Công tác thực thi các quy định về môi trƣờng chƣa đƣợc nghiêm ngặt và chƣa thực hiện bởi những sở ngành độc lập, không có liên kết giữa các ngành. Hoạt động quan trắc nói chung không thực hiện thƣờng xuyên (hàng quý) và chỉ đo một số thông số ô nhiễm chính mà không tiến hành đánh giá. Có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về thực hiện quy chế nhƣng lại thiếu sự phối hợp, dẫn đến hiệu quả không cao. Các ngành tự lập báo cáo về chất lƣợng khí thải và chất lƣợng nƣớc xả thải ra môi trƣờng thông qua việc thuê bất kì đơn vị nào mà họ muốn, nhƣ vậy khả năng kết quả đƣợc lập thoe lợi ích của ngành đó rất cao. Tần suất lập báo cáo hiện nay không đáp ứng đƣơc yêu

cầu xử lý ngay những nguồn chất thải. Các sở ban ngành chủ chốt thƣờng thiếu nguồn nhân lực, không đƣợc đào tạo đầy đủ và cũng không đủ thẩm quyền để giám sát và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Ví dụ nhƣ có những báo cáo của đơn vị khai thác than tại địa phƣơng nhƣng thực chất đất đá thải không đƣợc xử lý đúng cách và các công ty chỉ “tỏ vẻ” có quản lý công tác xử lý chất thải.

Nếu không có chính sách phù hợp, chất lƣợng mô trƣờng của Vịnh sẽ bị nhanh chóng hủy hoại bởi chính các ngành công nghiệp, hộ gia đình và các hoạt động du lịch.

UNESCO đang lo ngại về sự suy thoái môi trƣờng Vịnh Hạ Long và khuyến cáo sẽ đƣa Vịnh Hạ Long vào danh mục địa danh có nguy cơ mất danh hiệu di sản thế giới nếu nhƣ tỉnh không cải thiện công tác quản lý, thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng và xử lý tất cả các vấn đề liên quan.

Hiện tại tỉnh đã tiến hành di dời các làng chài ra khỏi khu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long thuộc TP Hạ Long. Đây là một giải pháp cần thiết trên con đƣờng thực hiện chiến lƣợc “Kinh tế xanh”, Quảng Ninh xác định du lịch theo hƣớng bền vững là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội. Du lịch bền vững giúp nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trƣờng tự nhiên và cộng đồng địa phƣơng và có thể đƣợc thực hiện lâu dài mà không ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên, môi trƣờng. Hạ Long hôm nay đã có nhiều thay đổi, những thay đổi đó khiến ta thêm tin tƣởng hơn vào con đƣờng phát triển mà ngƣời Quảng Ninh đã chọn, cho dù trên con đƣờng ấy có thể có những sự lựa chọn và đánh đổi thật khó khăn. Chẳng hạn, quyết định về việc di dời các làng chài ở Vịnh Hạ Long lên ổn định cuộc sống trên đất liền.

Từ bao năm qua, trên Vịnh Hạ Long vẫn có hình ảnh quen thuộc của những ngƣ dân sống quanh năm trên biển. Họ coi thuyền, bè là nhà và vịnh là quê hƣơng. Họ là những chủ nhân đầu tiên của di sản và bằng chính cuộc sống của mình, họ đã tạo nên những giá trị văn hoá nhân văn độc đáo cho

vùng non nƣớc này. Du khách đến tham quan các làng chài trên vịnh luôn bất ngờ thú vị khi ngắm nhìn những con ngƣời, ngôi nhà, con thuyền… trong không gian đá và nƣớc mênh mông. Hình ảnh về những ngôi nhà gỗ, lớp học nổi lênh đênh trên sóng nƣớc, các em nhỏ chèo thuyền đi học, những thuyền câu bé nhỏ cô đơn trong bóng chiều… luôn ám ảnh và để lại những ấn tƣợng thật đẹp đẽ. Đã có cả một bảo tàng giới thiệu các giá trị văn hoá vật chất, tinh thần của ngƣ dân Vịnh Hạ Long đặt tại làng chài Cửa Vạn gọi là Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn. Có lẽ đó là bảo tàng về ngƣ dân hiếm hoi trên thế giới nằm giữa biển xanh. Với những nét đẹp riêng có của mình, Cửa Vạn đã trở thành một trong những tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhất trên Vịnh Hạ Long. Gần đây, làng chài này vừa đƣợc đƣa vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới theo bình chọn của website du lịch Journeyetc.com.

Những nét đẹp độc đáo của cộng đồng ngƣ dân sống trong lòng Khu Di sản thế giới và đóng góp thầm lặng của họ cho du lịch địa phƣơng là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, áp lực về gia tăng dân số ở các làng chài đang gây khó khăn cho việc kiểm soát ô nhiễm nƣớc và bảo vệ đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long. Ngƣ dân gặp nhiều khó khăn hơn khi nguồn thuỷ sản tự nhiên đang dần cạn kiệt và việc nuôi cá luôn gặp rủi ro vì nguy cơ ô nhiễm. Sự an toàn và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣ dân trong bối cảnh gia tăng các rủi ro thiên tai, nƣớc biển dâng… là vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền địa phƣơng nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững. Và điều quan trọng nữa là tƣơng lai của những trẻ em làng chài cần phải đƣợc thay đổi, chúng cần đƣợc học tập và phát triển trong môi trƣờng rộng lớn hơn chứ không phải mãi loanh quanh bên những con thuyền.

Và việc di dời các làng chài nổi ra khỏi khu di sản thế giới Vịnh Hạ Long đã đƣợc tỉnh Quảng Ninh quyết định, thực hiện - đây là giải pháp cần thiết không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc là đem lại cuộc sống an cƣ, bền

vững cho hàng trăm hộ dân chài vốn lệ thuộc vào cuộc sống sông nƣớc. Đƣợc biết, TP Hạ Long đang triển khai sắp xếp, di dời các nhà bè trên vịnh, thực hiện các chính sách ƣu đãi đặc biệt về nhà ở, đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm... cho ngƣời dân.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, việc xây dựng một mô hình du lịch bền vững cho Vịnh Hạ Long đòi hỏi nhiều yếu tố đồng bộ. Đó là cần có sự nỗ lực vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp làm du lịch, du khách và ngƣời dân địa phƣơng; có chính sách thu hút đầu tƣ vào ngành dịch vụ du lịch, giải trí; quy hoạch các điểm nhấn trên Vịnh mang tính sáng tạo và bền vững. Các khu vực khai thác than, chuyển tải than ven bờ cần đƣợc sắp xếp lại để không làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm vịnh. Tập trung phát triển du lịch cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng (nhất là dân chài trên Vịnh Hạ Long). Ƣu tiên đầu tƣ vào các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan, bảo tồn môi trƣờng tự nhiên của Vịnh Hạ Long. Phát triển các loại hình du lịch biển mang tính trải nghiệm là thế mạnh của Vịnh Hạ Long nhƣ: Du lịch lặn biển, du lịch leo núi, du lịch chèo thuyền kayak, du lịch văn hoá...

Tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trƣờng Vịnh Hạ Long: Cấm các hoạt động chuyển tải clinker, xi măng và các loại hàng hóa rời trên Vịnh; Xử lý nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải mỏ, nƣớc la canh từ các phƣơng tiện thủy hoạt động trên vịnh, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp ven bờ và trên vịnh; Kiểm soát chặt chẽ các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và các dự án lấn biển, dự án hạ tầng đô thị ven bờ vịnh; đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trƣờng Vịnh Hạ Long…

Theo lộ trình, đến năm 2013 toàn bộ nƣớc thải ra Vịnh Hạ Long đều

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững du lịch tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)