5. Cấu trúc đề tài
2.1.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
công, dựa vào sức người là chính thì hiện nay với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất lúa gạo; hằng năm, Thái Bình dư khoảng 400 nghìn tấn lúa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sản xuất lúa gạo tại đây cũng còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung còn hạn chế, đặc biệt đối với diện tích lúa chất lượng cao. Bộ giống lúa của Thái Bình tuy khá phong phú nhưng diện tích và giống thường không ổn định. Việc tổ chức sản xuất chưa đồng bộ, phương thức sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống vẫn chiếm ưu thế dẫn đến chất lượng không đồng đều nên chưa xây dựng được thương hiệu lúa gạo riêng. Ngoài ra, người sản xuất còn thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp đầu tư và ký hợp đồng thu mua nông sản với nông dân còn ít. Công tác dự báo thị trường và khâu nối các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ...
2.1.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Thái Bình nông nghiệp Thái Bình
2.1.4.1.Thuận lợi
Thái Bình là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành nông nghiệp đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành sản xuất: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
38
- Vị trí địa lý vùng châu thổ sông Hồng, tài nguyên đất phì nhiêu, tạo lợi thế cho nông nghiệp phát triển phong phú, đa dạng. Ngoài ra, vị trí địa lý còn tạo cơ hội cho việc mở rộng, giao lưu, buôn bán, trao đổi khoa học công nghệ và kinh nghiệm sản xuất.
- Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ dân số đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, vừa mang lại thị trường tiêu thụ nội tỉnh lớn, vừa góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên sinh vật của Thái Bình khá phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc hình thành trang trại, các khu tập trung, vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Thái Bình có cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện:Hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn thuận lợi cho quá trình chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ hiệu quả.
2.1.4.2. Khó khăn
- Thái Bình có đường bờ biển dài, kèm theo các hiện tượng phức tạp do biến đổi khí hậu gây ra, những năm gần đây Thái Bình phải hứng chịu khá nhiều cơn bão gây hậu quả nặng nề, nhất là đối với ngành nông nghiệp.
- Việc đầu tư cho nông nghiệp còn chưa được chú trọng gây khó khăn cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và cũng chưa mạnh để thúc đẩy mạnh mẽ CDCCNN theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn.
- Hiện nay, do quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp sang mục đích công cộng, đất ở, đất sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, làm giảm đáng kể diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đây chính là vấn đề khó khăn lớn nhất trong ngành nông nghiệp.
- Công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung còn hạn chế, việc tổ chức sản xuất chưa đồng bộ, phương thức sản xuất theo kinh nghiệm truyền
39
thống vẫn chiếm ưu thế dẫn đến chất lượng không đồng đều nên chưa xây dựng được thương hiệu lúa gạo riêng.
- Công tác dự báo thị trường và khâu nối các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, dẫn đến người sản xuất chưa nắm bắt được thông tin về thị trường tiêu thụ...