Vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 30)

5. Cấu trúc đề tài

1.2.2. vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Ninh. Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và biển Đông, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn thứ 2 của Việt Nam, vì vậy nó có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hỗ trợ lương thực cho các tỉnh phía Bắc và góp phần phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, vùng đang thực hiện đổi mới sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa gắn với nông thôn, chuyển đổi

cơ cấu mùa vụ, phát triển chăn nuôi thủy sản.

Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế cả nước, cơ cấu kinh tế vùng đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH với xu thế giảm tỷ trọng khu vực N-L-TS, tăng tỷ trọng khu vực CN-XD.

Bảng 1.4. Cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2012 (Đơn vị: %)

Năm 2000 2006 2012

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Nông – lâm nghiệp – thủy sản 18,2 16,0 17,6

Công nghiệp – xây dựng 45,4 46,1 47,2

Dịch vụ 36,4 37,9 35,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2000, 2006 và 2012)

Tỷ trọng GTSX ngành N-L-TS chiếm 17,9 % năm 2000, giảm xuống chỉ còn 17,6 % năm 2012. Ngược lại, tỷ trọng GTSX khu vực CN-XD tăng từ 45,4% năm 2000 lên 47,2 % năm 2012; tương ứng là tỷ trọng GTSX khu vực dịch vụ năm 2012 đạt 35,2%.

22

Về CN-XD: ĐBSH là vùng có công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta, với các ngành quan trọng khai thác lợi thế vùng là công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt may – da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, hóa chất, công nghiệp điện... Hiện nay có khoảng 70 KCN, đứng thứ 2/8 vùng, chỉ sau Đông Nam Bộ với giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 31,2% cả nước (năm 2012).

Về dịch vụ: Vùng là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. ĐBSH đã và đang đảm nhận chức năng phân phối hàng hóa cho toàn bộ các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2012 chiếm 35,2% trong GDP của vùng cho thấy ĐBSH chính là một trung tâm thông tin tư vấn chuyển giao công nghệ hàng đầu, đồng thời còn là 1 trong 2 trung tâm tài chính – ngân hàng lớn nhất cả nước.

Về N-L-TS: Trong giai đoạn vừa qua, cơ cấu kinh tế N-L-TS vùng ĐBSH chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành nông nghiệp (năm 2000 GTSX ngành N-L-TS chiếm 18,2%; đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 17,6%). Tuy nhiên quá trình chuyển dịch còn chậm và chưa bền vững do nền kinh tế còn gặp nhiều biến động, tiêu biểu là năm 2006 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế gây thất thu.

Bảng 1.5. Cơ cấu giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2012

(Đơn vị: %) Năm 2000 2006 2012 Tổng số 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp 46,8 34,7 38,7 Lâm nghiệp 11,8 7,7 6,8 Thủy sản 41,4 57,6 54,5

23

- Ngành nông nghiệp: Trong giai đoạn vừa qua, cơ cấu ngành nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng giảm dần, năm 2000 GTSX nông nghiệp chiếm 46,7%, đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 38,7%). Đồng thời tăng tỷ trọng ngành thủy sản (từ 41,4% năm 2000 lên 54,5% năm 2012), tuy nhiên chưa bền vững do dịch bệnh và thị trường đầu ra không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái.

Đồng bằng sông Hồng vốn là sản phẩm bồi tụ của hệ thống phù sa sông Hồng và sông Thái Bình nên đất đai thích hợp với việc thâm canh lúa nước và trồng màu cũng như trồng các loại cây công nghiệp hàng năm (đay, đậu tương, lạc, mía…).

Hình 1.1.Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2000 và 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2000 và 2012)

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp tình trạng mất cân đối giữa trồng trọt (66,2%) và chăn nuôi (31,3%), gấp 2 lần. Nhưng hiện nay cũng đang cải thiện dần, đến năm 2012 tương ứng chỉ còn 56,4% và 40,3%, cũng như trồng cây công nghiệp hàng năm (chiếm 94,4% diện tích đất nông nghiệp) và cây lương thực.

Về trồng trọt: ĐBSH có những vùng thâm canh, chuyên canh quy mô lớn: cây lương thực (lúa, ngô chất lượng cao), cây công nghiệp ngắn ngày,

24

cây ăn quả, rau đậu các loại, nhiều nhất là vụ đông xuân. Cây công nghiệp chủ yếu là đỗ tương (chiếm 39,4% sản lượng cả nước và đay (chiếm 27,3% diện tích cả nước).

Về chăn nuôi: Kinh tế trang trại phát triển nhanh chóng, chăn nuôi đàn lợn gắn liền với vùng sản xuất lương thực. Tiêu biểu chăn nuôi lợn(chiếm 25,7% đàn lợn của cả nước), đàn gia cầm (25,2% gia cầm của cả nước). Đáng chú ý gần đây là việc phát triển bò sữa ở vành đai ngoại thành Hà Nội với quy mô hộ gia đình.

- Ngành lâm nghiệp: Trong cơ cấu GTSX N-L-TS, tỷ trọng ngành lâm nghiệp thời gian qua tuy có xu hướng giảm dần song giá trị tuyệt đối vẫn không ngừng tăng lên (từ 259,0 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 263,0 tỷ đồng năm 2012) chiếm 4,3% cả nước.

Trong cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp: Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng giảm dần. Hoạt động trồng và chăm sóc rừng có tỷ trọng nhỏ hơn và đang có xu hướng gia tăng. Dịch vụ rừng tuy có mức tăng trưởng cao nhưng cũng chỉ chiếm 2-3% GTSX lâm nghiệp của vùng.

- Ngành thủy sản: Trong cơ cấu GTSX N-L-TS ngày càng gia tăng. Trong nội bộ ngành có xu hướng giảm tỷ trọng ngành khai thác và tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng, ngoài ra dịch vụ thủy sản có tăng nhưng không đáng kể. Thời gian gần đây, vùng đã xuất hiện thêm nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi tôm, cá, ngao ven bờ và các loại thủy sản nước lợ ở một số vùng bãi triều và cửa sông.

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra còn chậm, nguyên nhân là do:

- Điều kiện tự nhiên diễn biến thất thường, nhiều thiên tai bão lũ xảy ra. - Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn chậm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.

25

- Hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành N-L-TS còn thiếu nhiều.

- Đầu tư hạ tầng cơ sở chưa hiệu quả, thiếu đồng bộ, nhiều công trình xuống cấp trầm trọng chưa được thay thế bổ sung, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn hiện nay.

- Người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc CDCCKT, chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp trong điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

26

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000-2012

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)