5. Cấu trúc đề tài
2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nôngnghiệp Thái Bình giai đoạn 2000-
2.2.4.1. Hộ gia đình
Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hộ gia đình ở Thái Bình chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển ngành nông nghiệp nông thôn. Năm 2012, tỉnh Thái Bình có đến 270219 hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản. Tuy nhiên, để đáp ứng tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh, hộ gia đình lại có xu hướng giảm dần về số lượng đồng thời mở rộng
63
quy mô sản xuất, số hộ sản xuất nông nghiệp giảm từ 82,5% năm 2000 xuống còn 54,2% năm 2012, đồng thời số hộ làm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng lên tới hơn 17,5% và số hộ làm dịch vụ tăng từ 13,8% năm 2006 lên 15,4% năm 2012.
Như vậy, sản xuất N-L-TS theo hình thức hộ gia đình ngày càng thu hẹp về số lượng, còn mang tính tự phát và sản xuất chủ yếu theo tự cung tự cấp do gặp nhiều hạn chế về vốn, phương tiện sản xuất, khoa học – kỹ thuật, thông tin thị trường và kỹ năng, trình độ lao động. Vì vậy, thu nhập của kinh tế hộ gia đình còn thấp và thường xuyên không ổn định.
2.2.4.2. Trang trại
Kinh tế trang trại tỉnh Thái Bình hiện nay đang trên đà phát triển, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản lượng hàng hóa, góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của hộ nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mô hình kinh tế trang trại đã làm thay đổi nhận thức, làm cho nông dân có cách nhìn mới trong sản xuất hàng hóa đối với nền kinh tế thị trường.
Hình 2.6. Cơ cấu trang trại phân theo ngành hoạt động tỉnh Thái Bình năm 2000 và 2012
64
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, năm 2000 toàn tỉnh có 384 trang trại và đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã có 3289 trang trại, tăng 8,3 lần so với năm 2000. Trong đó, trang trại chăn nuôi là 2654, chiếm tỷ lệ 80,7% (chăn nuôi bò là 138, chăn nuôi lợn nái là 408, chăn nuôi lợn thịt là 1776, chăn nuôi gia cầm là 332); trang trại trồng trọt là 50, chiếm 1,52% (trồng cây hàng năm có 38, cây lâu năm có 12 trang trại); trang trại nuôi trồng thủy sản là 461, chiếm tỷ lệ 14% (nuôi cá là 250, nuôi tôm là 211); trang trại sản xuất kinh doanh là 124, chiếm tỷ lệ 3,8%.
Hình 2.7. Trang trại nuôi lợn tại xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương
Tuy nhiên, số trang trại được cấp giấy chứng nhận trong toàn tỉnh là 600, chiếm tỷ lệ 18,24%, trong đó có 265 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại trồng trọt, 320 trang trại thủy sản và 11 trang trại sản xuất kinh doanh. Như vậy, mặc dù trang trại hiện nay của Thái Bình phát triển khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, kinh tế trang trại phát triển chưa toàn diện, hiệu quả, số trang trại được cấp giấy chứng nhận chưa cao.
Để kinh tế trang trại đi vào ổn định và có bước phát triển nhanh góp phần xứng đáng thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung thì trong thời gian tới, các cấp các ngành cần phải thực hiện nhiều giải pháp, trước mắt cần tập trung thực hiện tốt một số công việc như: Khẩn trương lập quy hoạch đồng bộ cho phát triển kinh tế trang trại, phát triển mạnh mẽ chăn nuôi trang trại, gia trại và khu chăn nuôi tập trung theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp; giảm dần chăn nuôi nông hộ phân tán, tận dụng trong khu dân cư; giải quyết tốt vấn đề môi trường, tạo điều kiện cho các chủ trang trại dồn, đổi, thuê đất của hộ nông dân để tập trung tích tụ ruộng đất với quy mô đảm bảo cho sản xuất, đẩy nhanh
65
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với cấp giấy chứng nhận trang trại để chủ trang trại có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tập trung bao vây dập tắt dịch cúm gia cầm, không để dịch lây lan khi có dịch bệnh phát sinh; thực hiện kiểm soát chặt chẽ thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt, cần sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách riêng của tỉnh để khuyến khích phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trong những năm tới.
2.2.4.3. Vùng chuyên canh
Trên cơ sở gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Thái Bình đã có nhiều giải pháp cụ thể như quy hoạch đất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung quy mô lớn, hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các vùng chuyên canh tỉnh Thái Bình bao gồm: chuyên canh lúa chất lượng cao, chuyên canh các loại rau đậu, đậu tương và các loại cây công nghiệp như đay, cói…
* Vùng chuyên canh lúa chất lượng cao
Cùng với sự CDCCKT ngành của tỉnh Thái Bình, việc xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao đã mở ra hướng sản xuất mới, góp phần tích cực trong việc tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích tỉnh Thái Bình.
Những năm gần đây, diện tích lúa chất lượng cao ở Thái Bình tăng dần qua các năm, từ 23-25 nghìn ha mỗi vụ. Đặc biệt vụ xuân năm 2012 đạt cao nhất 25,4 nghìn ha (chiếm trên 30% diện tích gieo cấy, tăng 15% so với năm 2006), vụ mùa đạt 25,2 nghìn ha, điều này chứng tỏ người dân Thái Bình ngày càng quan tâm hơn tới lúa chất lượng cao.
Cơ cấu giống lúa ngắn ngày ở vụ mùa tăng cao. Giai đoạn 1995-2000, cơ cấu lúa ngắn ngày chiếm từ 55-66% ở vụ xuân và 50% ở vụ mùa. Năng suất đạt 116 tạ/ha/năm. Nhưng giai đoạn 2000-2012, cơ cấu xuân muộn tăng từ 65,6% lên trên 93,5%. Năng suất lúa bình quân đạt trên 132 tạ/ha/năm (năm 2009), sản lượng hơn 1,1 triệu tấn (năm 2012).
66
Hình 2.8. Tỉnh Thái Bình thử nghiệm thành công giống lúa chất lượng cao
Việc chuyển đổi sang gieo cấy lúa chất lượng để tăng giá trị thu nhập đã được mở rộng khắp các địa phương. Diện tích, năng suất lúa chất lượng tăng đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, một số địa phương có diện tích lúa chất lượng trên 40% và thu nhập tăng so với lúa thường từ 3,5-4 triệu đồng/ha.
Hiện nay, các giống lúa chất lượng cao được trồng ở tất cả các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư, Phần lớn nông dân hiện nay đang trồng các giống: Bắc thơm 7, Hương Thơm 1, T10, N87, N97, lúa Nhật, TBR45, RVT, QR1; trong đó, các giống lúa Nhật, giống Bắc thơm số 7, RVT là các giống có thị trường tiệu thụ tốt; TBR45, RVT, QR1 là các giống lúa chất lượng mới được đưa vào cơ cấu của tỉnh, song với ưu thế vượt trội về chất lượng thóc gạo và chống chịu sâu bệnh, năng suất khá cao từ 60-70 tạ/ha, chất lượng gạo thơm nên các giống này đang được nông dân mở rộng sản xuất do có thị trường tiêu thụ tốt.
Tuy nhiên, hiện nay sản xuất lúa chất lượng cao ở Thái Bình cũng đang gặp một số khó khăn, thách thức. Công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung của Thái Bình vẫn còn manh mún, cho nên vừa khó thực hiện đồng bộ cơ giới hóa và phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vừa giảm hiệu quả khi áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật. Hạ tầng sản xuất như hệ thống tưới tiêu còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; hệ thống bảo quản, chế biến, sấy sau thu hoạch gần như chưa có, giao thông nội đồng chưa hoàn thiện, tỷ trọng cơ giới hóa các khâu sản xuất chưa cao... Nhất là hiện nay do chưa có thương hiệu nên sản phẩm lúa gạo Thái Bình tiêu thụ trên thị trường chưa vươn xa được.
67
* Vùng chuyên canh rau đậu các loại
Theo con số thống kê ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình, tuy tỷ trọng GTSX của rau đậu có xu hướng không ổn định nhưng tổng GTSX vẫn tăng từ 680 tỷ đồng năm 2000 lên 3477,7 tỷ đồng đồng năm 2012 và đứng thứ 2 trong cơ cấu GTSX ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình, chỉ đứng sau cây lương thực.
Theo đó, tổng sản lượng rau, đậu cũng tăng lên từ 462,6 tấn năm 2000 lên 829,3 tấn năm 2012. Các loại rau được trồng tại Thái Bình bao gồm su hào, cà rốt, cà chua, cải củ, khoai tây, hành tỏi… Trong đó, diện tích bắp cải, su hào vào khoảng 2400-2600 ha, chủ yếu được tiêu thụ nội tỉnh, cải củ khoảng 1200 ha, tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh ngoài như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam. Cà chua từ 1000-1200 ha, cà rốt có khoảng 300 ha, hành khoảng 600 ha, tỏi 70-80 ha, rau ăn lá khoảng 3000 ha, trong đó các loại cải chiếm phần lớn diện tích, tiêu thụ trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam. Mỗi huyện thường có ưu thế riêng trong sản xuất rau, Vũ Thư có thế mạnh về sản xuất các loại rau ăn lá, Quỳnh Phụ sản xuất cà chua, khoai tây, ớt (giống Hàn Quốc, Đài Loan), Kiến Xương sản xuất cải củ, Đông Hưng, Hưng Hà sản xuất nhiều loại khoai tây, Thái Thụy sản xuất nhiều hành, tỏi, dưa gang, dưa bao tử xuất khẩu.
Một số huyện có diện tích rau lớn như là Hưng Hà (5,628 ha), Vũ Thư (4,857 ha), Thái Thụy và Quỳnh Phụ. Tại các huyện này, thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau khá khác nhau. Tại Vũ Thư tuy gần thành phố, có nhiều điều kiện để trở thành vùng chuyên cung cấp rau cho trung tâm chính trị của tỉnh nhưng diện tích rau được canh tác dải ra nhiều xã và hầu hết khối lượng rau được tiêu thụ rất khó khăn do hệ thống tư thương thu mua rau rất yếu. Đối với Thái Thuỵ, các vùng chuyên canh được thiết lập khá rõ ràng, một phần lượng rau sản xuất ra được đưa vào chế biến tại 2 nhà máy để chuyển đi xuất khẩu và có nhiều diện tích nằm trong hợp đồng giữa nhà máy với các hộ sản xuất. Và xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ vốn nổi tiếng là vùng chuyên màu, với việc phủ kín gần 100% diện tích canh tác bằng cây vụ đông. Theo kế hoạch, vụ đông năm 2012 Quỳnh Hải sẽ phủ kín 340/357 ha, trong đó chủ yếu là các loại cây ưa ấm như: ớt, cà chua, đậu đỗ và rau xanh.
68
2.2.4.4. Tiểu vùng sinh thái nông nghiệp a)Tiểu vùng ven biển
Vùng ven biển gồm 2 huyện: Thái Thụy, Tiền Hải chiếm 31,33% diện tích và 25,54% dân số của cả tỉnh. Đây là vùng phát triển mạnh kinh tế thủy sản, cây CN ngắn ngày trên đất cát (lạc, ngô) và các ngành chăn nuôi (trâu, bò, gia cầm).
Trong CCKTNN của tiểu vùng, thủy sản là ngành có tỷ trọng lớn nhất (trên 60% tổng GTSX). Đặc biệt, sản lượng thủy sản của tiểu vùng chiếm 79,1% tổng sản lượng thủy sản của cả tỉnh. Nhất là sản lượng tôm và cá biển, lần lượt chiếm đến 99,6% và 98,7% sản lượng của cả tỉnh (năm 2012). Ngành thủy sản của tiểu vùng hiện nay đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nuôi trồng và dịch vụ nghề cá, giảm dần tỷ trọng khai thác trên cơ sở phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu: tăng quy mô, diện tích, ứng dụng KHKT vào nuôi trồng, chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh, đáp ứng quá trình CDCCKT theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ thị trường nội tỉnh và xuất khẩu.
b) Tiều vùng đồng bằng
Tiểu vùng bao gồm các huyện: Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Vũ Thư và thành phố Thái Bình. Đây là vùng phát triển mạnh các ngành trồng trọt như cây lương thực (lúa, ngô, khoai), cây CN hàng năm (mía, cói, lạc, đậu tương), rau đậu và chăn nuôi trang trại (bò, lợn, gia cầm).
Trong cơ cấu GTSX N-L-TS của tiểu vùng, ngành NN luôn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm đến 73,9% tổng GTSX cả tỉnh năm 2012) và khá ổn định. Bên cạnh đó, sản xuất NN có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hình thành nên vùng trọng điểm thâm canh lúa chất lượng cao, phát triển chăn nuôi trang trại gia súc, gia cầm. Nổi bật nhất của tiểu vùng đồng bằng là diện tích trồng lúa, ngô, đậu tương lần lượt chiếm 72,5%; 81,1% và 91,1% tổng diện tích trồng trọt của tỉnh. Mặt khác, nơi đây còn phát triển mạnh các cây CN ngắn ngày như cói, mía, thuốc lá… phục vụ nhu cầu thị trường hiện nay.
Tại đây, hình thành nên các vùng trọng điểm thâm canh lúa chất lượng cao như ở các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Hưng Hà và Đông Hưng. Vùng chuyên canh cói ở Quỳnh Phụ (chiếm trên 60% diện tích trồng cói của cả tỉnh). Vùng chuyên canh ngô, khoai tập trung ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ. Vùng chuyên canh mía ở Hưng Hà và các vùng chăn nuôi gia cầm tập trung theo mô hình trang trại ở các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng và Kiến Xương.
69 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Thà nh tựu C D C C KT n g à nh Nông nghiệp
Tổng GTSX ngành nông nghiệp hiện nay liên tục tăng với xu hướng chủ đạo chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
- Ngành trồng trọt: Các loại cây trồng có giá trị thương phẩm thấp, kém hiệu quả (khoai lang, mía, cói) được thay thế bằng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn (lúa chất lượng cao, ngô lai, đậu tương và một số cây rau đậu). Kết hợp với quá trình dồn điền đổi thửa đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, chất lượng cao, quy mô lớn.
- Ngành chăn nuôi: Cũng đã chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng những sản phẩm có giá trị thương phẩm cao, chú trọng và đẩy mạnh hình thức chăn nuôi trang trại, quy mô lớn.
- Dịch vụ NN: hiện nay đang có xu hướng tăng lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành nông nghiệp.
Thủy sản
Vừa chuyển dịch theo hướng tăng dần tăng tỷ trọng nuôi trồng các sản phẩm có giá trị thương phẩm cao (tôm, cua, ghẹ, ngao) vừa khai thác hợp lý tiềm năng thế mạnh của vùng dựa trên quan điểm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
Lâm nghiệp
Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng những năm gần đây cũng đã bước đầu được quan tâm, chú trọng trong công tác trồng và tái tạo rừng, nhất là trồng rừng phòng hộ ở các vùng giáp biển như Tiền Hải và Thái Thụy.
C D C C KT lã nh thổ
Đang chuyển dịch ngày càng hợp lý, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa, chất lượng cao, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng thế mạnh của vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCNN của tỉnh.
- Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong đó cơ cấu trồng trọt chiếm ưu thế song quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, lạc hậu, chưa ứng dụng nhiều KHKT vào sản xuất.
70 Hạ n chế C D C C KT n g à nh
Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho lưu trữ, sân phơi, bến bãi còn kém phát triển.
- Ngành chăn nuôi phát triển thiếu bền vững, quy mô nhỏ thiếu đồng bộ, phương thức sản xuất lạc hậu, còn theo xu hướng tự cung tự cấp.
- Ngành thủy sản còn nuôi trồng theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, nhiều hộ nuôi với mật độ dày, khi gặp thời tiết bất lợi xảy ra tình trạng chết hàng loạt không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng bãi triều ven biển.
-Ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh do chưa thực sự được chú trọng đầu tư, chưa có nhiều chính sách thúc đẩy trồng