Giải pháp đối với các ngành cụ thể

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 86)

5. Cấu trúc đề tài

3.2.2. Giải pháp đối với các ngành cụ thể

3.2.2.1. Trồng trọt

Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao, bao gồm: Vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, sản xuất giống lúa, cây hoa màu, cây vụ đông...

Thực hiện đầu tư thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống cây và quy trình sản xuất mới, có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất; hiện đại hóa công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản.

Về giống: Đẩy mạnh việc tiếp thu chọn lọc ứng dụng các tiến bộ khoa học về các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, thường xuyên khảo sát, tuyển chọn nhằm bổ sung hoàn thiện cơ cấu giống tối ưu theo từng vùng sinh thái và từng mùa vụ.

Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc: Áp dụng các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật tiên tiến, hiện đại, hiệu quả để không ngừng tăng năng suất cây trồng.

Tập trung đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn: giao thông, điện, đê điều, trạm bơm, kênh mương, trại giống, khu bảo vệ thực vật, thú y... đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

78

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh, chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung. Ưu tiên sản xuất và nâng cao tỷ trọng nông sản hàng hóa chất lượng cao, an toàn, phù hợp với thị trường. Phát huy lợi thế các cây trồng chủ lực, mùa vụ, các vùng truyền thống với quy mô thích hợp, đảm bảo phát triển ổn định bền vững.

Sản phẩm nông nghiệp có tính mùa vụ cao, do đó nếu công nghệ sau thu hoạch không hiệu quả thì rất khó cạnh tranh trên thị trường, giá nông sản thấp. Những năm gần đây, nhiều nông sản của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn cho đầu ra, thì việc đầu tư công nghệ, nhất là công nghệ chế biến sau thu hoạch là hết sức quan trọng nhằm bảo quản được nông sản trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ chế biến phải đảm bảo các yếu tố về môi trường. Ngoài ra, cần xây dựng thương hiệu, lựa chọn mẫu mã và chiến lược quảng bá sản phẩm như để tăng khả năng cạnh tranh với các nông sản cùng loại và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông sản còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt là hệ thống thủy lợi, trong những năm tới cần hoàn thiện quy hoạch thủy lợi trong dài hạn để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống trên từng địa bàn, đồng thời đảm bảo cân bằng nước để sử dụng bền vững nguồn nước, đảm bảo môi trường sinh thái. Tiếp tục thực hiện kiên cố hóa kênh mương và đầu tư có trọng điểm vào xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa, nhất là vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao.Cần củng cố, nâng cấp và xây mới một số trạm bơm tưới hiện nay, tiếp tục bê tông hoá hệ thống kênh mương tưới tiêu, hiện tại còn khoảng 35% kênh mương trong tỉnh chưa được bê tông hoá.

Để thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04 tháng 06 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, tỉnh đã và đang tiếp tục phát triển hệ thống giao thông nội đồng, giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc

79

vận chuyển vật tư, phân bón và gần vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến, góp phần nâng cao chất lượng nông sản và giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tăng cường đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu giống, trạm bơm và các cơ sở bảo vệ thực vật để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các giống mới, các loại vật tư, phân bón phục vụ sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, nhất là đối với các loại nông sản hàng hóa chất lượng cao.

Công tác khuyến nông của tỉnh hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, cần tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông cho các cơ sở, đẩy mạnh tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác tiến bộ, nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, tạo niềm tin trong nhân dân vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản chất lượng cao.

3.2.2.2. Chăn nuôi

Coi trọng công tác giống gia súc, gia cầm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Phát triển đàn lợn, đàn gia cầm theo mô hình sản xuất, chế biến tập trung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa các loại giống tốt, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô trang trại và khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình xây dựng trang trại ở xa khu dân cư để đảm bảo hợp vệ sinh môi trường sinh thái.

Xây dựng mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao và ổn định, để tuyên truyền vận động các hộ nông dân phát triển chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân.

Chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, củng cố mạng lưới thú y giữa các huyện và các xã trong huyện với nhau.

Tạo điều kiện cho thuận lợi cho các hộ chăn nuôi vay vốn, đa dạng các hình thức cho vay và đơn giản hoá thủ tục vay nhằm giúp người chăn nuôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.

80

3.2.2.3. Thủy sản

Trong những năm tới, cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thủy sản nói chung và quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nói riêng. Đồng thời, nâng cao tỷ trọng cơ cấu đầu tư, tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Coi trọng phát triển dịch vụ, nuôi trồng, chế biến; phấn đấu để ngành thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là một trung tâm thủy sản về giống, thức ăn, khoa học – công nghệ, chế biến, xuất khẩu và dịch vụ hậu cần nghề cá vùng ĐBSH.

Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản, khuyến khích hỗ trợ vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đẩy mạnh nuôi trồng các giống thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là giống con đặc sản: Tôm (sú, càng xanh), ghẹ…

Triển khai nhanh chóng các dịch vụ giống và phòng trừ dịch bệnh nhằm phát triển nhanh diện tích nuôi trồng thủy sản. Tập trung xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá và phát triển các phương tiện đánh bắt, chế biến. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng ven biển gắn với việc hình thành cảng thương mại ở Diêm Điền, gắn với dịch vụ nghề cá ở cửa Trà, cửa Ba Lạt, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản chế biến.

3.2.2.4. Đối với lâm nghiệp

Ban hành chính sách tác động, hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích trồng rừng phòng hộ, khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ, làm giàu có thêm vốn của rừng. Tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trồng, rừng phòng hộ.

81

KẾT LUẬN

Quá trình CDCKTNN là một tất yếu của nền kinh tế CNH-HĐH và là mục tiêu chiến lược của từng quốc gia, từng địa phương. Bắt kịp xu thế đó, trong những năm qua tỉnh Thái Bình cũng đã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển tương đối ổn định và đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các địa phương với tốc độ tăng khá. Với đường lối đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền địa phương về phát triển nông nghiệp nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng trong quá trình phát triển. Nền ngành nông nghiệp của tỉnh đã đạt và vượt hầu hết các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi được tăng cường tạo điều kiện cho phát triển vùng chuyên canh, vùng chất lượng cao quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng GTSX ngành thủy sản tăng mạnh, đồng thời tỷ trọng GTSX ngành nông – lâm nghiệp giảm; trong đó tỷ trọng GTSX trồng trọt giảm dần và tỷ trọng GTSX chăn nuôi tăng và đã có sự quan tâm phát triển dịch vụ nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Tuy nhiên, so với cả nước và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng thì nền kinh tế của Thái Bình tăng trưởng còn ở mức thấp do thực chất cơ cấu nền kinh tế quyết định, Sản xuất nông nghiệp chưa chú trọng đầu tư công nghệ cao để tạo sức bật và khả năng cạnh tranh, tỷ trọng GPD do nông nghiệp đóng góp còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng – thế mạnh của tỉnh và chưa thực sự là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh. Nhìn chung, CDCCKT còn chậm, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, công nghiệp chế biến còn lạc hậu, thị trường tiêu thụ nông sản kém linh hoạt, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa yếu, đôi khi sản xuất ồ ạt không theo quy hoạch vùng sản xuất, mới chỉ quan tâm nhiều về số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chế biến bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đang xuống cấp trầm trọng, khiến việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng gặp nhiều hạn chế.

82

Chính vì vậy, yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng trong các năm tới là bức thiết, nhưng cũng rất khó khăn đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn mới có thể tạo ra được bước phát triển quan trọng của tỉnh. Đồng thời phải chú ý đến các lĩnh vực xã hội nhằm góp phần xây dựng Thái Bình trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng nâng cao, phải có các chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, gia tăng thu nhập cho nông dân là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Bình.

Từ những vấn đề kết luận trên, tác giả đưa ra những kiến nghị sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh phát triển mới của đất nước. Mặt khác,trong quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, cần ưu tiên đầu tư phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đối với những vấn đề về CCKT nông nghiệp, nông thôn để có cái nhìn tổng thể, kịp thời điều chỉnh đối với quá trình chuyến dịch CCKT sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, tăng cường chỉ đạo các Sở và ban, ngành tỉnh trong các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tạo cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn một cách đồng bộ, hiệu quả, mang tính lâu dài. Trong đó khâu đột phá là đầu tư phát triển giáo dục để nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân nhằm tạo tiền đề cho quá trình CDCCKT một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao.

Thứ ba, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các công trình thủy lợi, bến bãi và các kho chứa nông sản hàng hóa ở các trung tâm tiểu vùng cũng như các nhà máy chế biến nông sản có quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

Thứ tư, trong công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, cần tập trung đầu tư hơn nữa cho công tác giống, cơ giới hóa, phòng chống dịch bệnh và ứng dụng quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản hàng hóa.

83

Thứ năm, cần chú trọng đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng, nhất là tiểu vùng ven biển nhằm khai thác tối đa hiệu quả từ chăm sóc, nuôi trồng thủy sản mang lại trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Thứ sáu, tạo cơ chế chính sách phát triển đối với nông nghiệp, nông thôn một cách đồng bộ, hiệu quả, mang tính đột phá. Đặc biệt các cơ chế chính sách trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triền nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí... để làm tiền đề cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hướng đến một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thế Anh (chủ biên), “Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam”. NXB Chính trị Quốc gia.

2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2001-2005 và nhiệm kỳ 2006-2012.

3. Bản tin ISG: “Nông nghiệp Việt Nam 2010 và định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015”. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4. Vũ Hải Bình (1994), “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn các nƣớc

Châu Á”. Tạp chí Thông tin kinh tế kế hoạch, số 9.

5. Bộ chính trị. Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.

6. Lê Kim Chi (2009), “Thực trạng và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu nông

nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa”.Tạp chí kinh tế và dự báo, số 23/2009.

7. Lê Kim Chi (2013), “Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa thời kỳ đổi mới”. Luận văn

tiến sỹ Địa lý học.

8. Cục thống kê tỉnh Thái Bình, Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình các

năm 2000, 2006, 2007, 2010, 2012. NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng tăng giá trị gia tăng

và phát triển bền vững”. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

10. Vũ Trọng Khải (2010), “Phát triển nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta hiện nay: Những bức xúc và trăn trở”. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

11. Phan Công Nghĩa (chủ biên) (2006), “ Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế”. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Ngô Thúy Quỳnh (chủ biên) (2010), “Giáo trình tổ chức lãnh thổ kinh tế”. NXB Chính trị Quốc gia.

13. Nhâm Đức Riềm, “Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn

85

14. Phạm Thị Minh Tân (2009), “Ảnh hƣởng của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tới thu nhập của hộ nông dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp.

15. Bùi Tất Thắng – Nguyễn Ngọc Quang (1997), “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay”. NXB Chính trị Quốc gia.

16. Nguyễn Viết Thịnh – Đỗ Thị Minh Đức (2002), “Giáo trình địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam”. NXB Giáo dục.

17. Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ (2001), “Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam”. NXB Đại học Sư phạm.

18. Tổng cục thống kê (2011), Tình hình kinh tế – xã hội năm 2010,

www.gso.gov.vn

19. Nguyễn Minh Tuệ – Lê Thông (2012),“Địa lý nông – lâm – thủy sản

Việt Nam”. NXB Đại học Sư phạm.

20. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)