Giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 83)

5. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Giải pháp tổng thể

3.2.1.1. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư

Vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, cần bố trí tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và không đồng bộ, cần ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án đối với từng lĩnh vực cụ thể như sau:

- Nông nghiệp: Ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; các dự án phòng chống sâu bệnh, an toàn vệ sinh, thực phẩm.

- Thủy sản: Tăng mạnh đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (bao gồm cả thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản), đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản; tiếp tục đầu tư các dự án cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão.

- Lâm nghiệp: Ưu tiên đầu tư giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng, tái tạo rừng phòng hộ và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

Ngoài ra cần tăng cường tín dụng cho nông nghiệp: Thực hiện phương châm ”Nhà nước và nhân dân cùng làm” để huy động tối đa các nguồn tài chính trong các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo, giáo dục người dân ý thức hoàn trả nợ vay cho Nhà nước, trong trường hợp bị thiệt hại nên có chính sách giãn nợ cho người dân.

3.2.1.2. Giải pháp về tập trung và tích tụ ruộng đất

Củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Trang trại, HTX, vùng chuyên canh để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung, hình thành các vùng chuyên môn hóa nông sản hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn, dễ dàng áp dụng khoa học – công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

75

3.2.1.3. Giải pháp thị trường

Đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đầu ra cho nông sản như công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới.

Thực hiện tốt chương trình “Liên kết 4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.

Phát triển công nghiệp chế biến theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời giảm bớt thua thiệt do chủ yếu xuất khẩu nông sản thô với giá rẻ và hạn chế bất lợi do biến động giá, ép giá nông sản trong sản xuất.

3.2.1.4. Giải pháp khoa học công nghệ

Một trong những vấn đề then chốt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm là không ngừng đổi mới công nghệ. Do vậy, cần coi trọng, tập trung vào các chương trình phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

Đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, nhất là bảo quản, chế biến trái cây, rau, thịt, thủy sản phục vụ cho xuất khẩu; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; đồng thời phát triển công nghiệp cung cấp vật tư đầu vào cho nông nghiệp.

Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ làm đa dạng các loại giống thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai từng vùng trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, các mô hình tự động hóa, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp sạch nhằm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường.

76

3.2.1.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Tăng cường công tác tuyển chọn, liên kết, đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chuyên môn cấp cơ sở để phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Ban hành nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút nguồn lao động về địa phương làm việc.

Đổi mới phương thức canh tác, đa dạng hóa các loại hình sản xuất: Thực hiện mô hình sản xuất đa canh, xen canh, phát triển các ngành nghề ở nông thôn, nhằm giảm bớt căng thẳng về lao động mang tính thời vụ; đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm trong thời gian rảnh rỗi, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

3.2.1.6. Giải pháp cơ chế chính sách

- Có chính sách cụ thể cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiệu quả theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tránh cấp đất ồ ạt, không theo quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội nói chung và quy hoạch ngành nông nghiệp nói riêng.

- Có các chính sách hỗ trợ tín dụng, thương mại nhằm khuyến khích các hộ gia đình sản xuất tập trung, trang trại quy mô lớn, vùng chuyên môn hóa, chất lượng cao.

- Đưa ra một số chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, nghiên cứu, mở rộng thị trường và chính sách thu hút nguồn nhân lực hiệu quả.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng, chế biến nông sản xuất khẩu.

3.2.1.7. Giải pháp về môi trường

Giải pháp môi trường hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững là yếu tố không thể bỏ qua trong thời kỳ này.

Thái Bình là tỉnh có tỷ trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Chính vì vậy, công nghệ hoá chăn nuôi gia súc để tận

77

dụng, tiết kiệm các nguồn lực, thuận tiện việc xử lý dịch bệnh và chất phế thải theo hệ thống. Trong đó, việc xử lý các chất thải bằng hầm Bioga là phương pháp mang lai hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cần phải xây dựng hệ thống hầm Bioga theo tiêu chuẩn và có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Nâng cao dân trí và ý thức của mọi người về cách sống văn minh và bảo vệ môi trường. Đặc biệt về vấn đề sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cần phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng tiêu chẩn. Các cấp chính quyền có liên quan cần có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao ý thức và tầm hiểu biết cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)