5. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1.Địa hình
Thái Bình là một tỉnh thuộc hạ lưu châu thổ đồng bằng sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ, cao từ 1 -2 m so với mặt biển. Toàn tỉnh có hướng thấp dần từ bắc xuống nam, nhưng ở từng khu vực có địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung thuận lợi cho tổ chức dân cư và hoạt động sản xuất. Với ưu thế địa hình bằng phẳng, mang lại hiệu quả cao trong việc áp dụng máy móc, khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động.
2.1.2.2.Khí hậu
Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23o
C-24oC (thấp nhất là 4oC, cao nhất là 38oC). Độ ẩm trung bình vào khoảng 85o
C-90oC. Thuận lợi cho phát triển đa dạng hóa Nông – Lâm – Thủy sản, nhất là trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ, phát triển cây vụ đông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lại nằm ở khu vực có đường bờ biển dài, những năm gần đây Thái Bình phải hứng chịu khá nhiều cơn bão gây hậu quả nặng nề cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung.
2.1.2.3.Tài nguyên đất
Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14-15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên.
Trên tổng thể đất có 4 loại, bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng và đất khác. Diện tích đất tự nhiên phân bố tương
28
đối đồng đều giữa các huyện, từ 20-25 ngàn ha/huyện. Thành phố Thái Bình là đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất, khoảng 6.771 ha. Hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy còn có khả năng mở rộng diện tích ra biển, với mức độ bồi đắp hiện nay dự báo đến năm 2015 sẽ có khoảng 10 ha diện tích lấn ra biển, tương đương với 1 xã.
Hiện nay, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh thay đổi rõ rệt. Do quá trình CNH-HĐH gắn liền với đô thị hóa, hầu hết các diện tích đất đã được đưa vào sử dụng và diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng cao. Mặt khác, đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình dù đã thực hiện chính sách dồn điển đổi thửa nhưng hiện nay vẫn còn hiện tượng chia ô nhỏ, manh mún, gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
Trong giai đoạn 2000-2012, diện tích đất nông nghiệp Thái Bình giảm từ 69,1% năm 2000 xuống còn 64,4% năm 2012 chủ yếu do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp sang mục đích công cộng, đất ở, đất sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nhóm đất phi nông nghiệp tăng, do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, hình thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, phát triển hạ tầng giao thông...
Hình 2.1.Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Bình năm 2000 và 2012
29
2.1.2.4.Tài nguyên nước
Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn, trung bình hàng năm là 1.400 mm-1.800 mm. Mặt khác, Thái Bình có 4 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý và 12 con sông nhỏ với tổng chiều dài là 498 km. Nhìn chung, tài nguyên nước ở Thái Bình tương đối dồi dào, đủ đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp và góp phần là cơ sở cho việc đẩy nhanh các hệ thống thủy lợi.
Nguồn nước ngầm trong lòng đất tuy chưa có số liệu điều tra cơ bản, nhưng dự báo trữ lượng khá lớn cho thấy tiềm năng lớn trong việc khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
2.1.2.5.Tài nguyên sinh vật
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên sinh vật của Thái Bình khá phong phú, đa dạng và là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển các loại cây, con vật mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài diện tích cấy lúa, nơi đây còn rất thích hợp cho các loại cây thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất khẩu…), cây CN ngắn ngày (đay, dâu, cói…), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, ổi bo, vải thiều, nhãn, chuối,…), trồng hoa, cây cảnh, v v…
Thái Bình nằm trong vùng biển thuộc ngư trường đánh bắt vịnh Bắc Bộ,có nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng (gồm thuỷ sản nước ngọt, thuỷ sản nước lợ và nước mặn) với trữ lượng hải sản khoảng 50 vạn tấn. Hàng năm Thái Bình đánh bắt bình quân đạt trên 10 ngàn tấn tôm, cá các loại.
Với hơn 50 km bờ biển, 5 cửa sông lớn (cửa sông Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, cửa Lân, cửa Ba Lạt) và hàng chục ngàn km2
vùng lãnh hải, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác tổng hợp nguồn lợi biển. Khu vực cửa sông và ven bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, sò, nghêu....
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 ha ao, hồ nằm xen kẽ trong thổ cư, ven làng và hàng ngàn ha mặt nước của 4 sông lớn chảy qua có thể khai thác cho sản lượng không nhỏ nếu được đầu tư vốn và kỹ thuật cho nông dân.
30