Hiện trạng sử dụng đất nôngnghiệp Thái Bình giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 50)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nôngnghiệp Thái Bình giai đoạn 2000-

Thái Bình là tỉnh được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp toàn diện với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Năm 2012, tổng diện tích đất nông nghiệp là 106,1 nghìn ha; chỉ tăng khoảng 400 ha so với năm 2000. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm 2,7 nghìn ha; đất lâm nghiệp có rừng giảm 1,1 nghìn ha và đất nuôi trồng thủy sản tăng 10,4 nghìn ha do thực hiện chính sách đào ao, nuôi cá, mở rộng diện tích lấn ra biển.

42

- Đất sản xuất nông nghiệp: Trong giai đoạn 2000-2012 giảm 2,7 nghìn ha chủ yếu là do việc thu hẹp diện tích trồng cây hàng năm (cây rau, đậu...) và diện tích trồng cây lâu năm ( cây ăn quả, cây công nghiệp)... Trong đó:

+ Đất trồng lúa: Tỷ trọng đất trồng lúa giảm mạnh, năm 2012 giảm 11,6 nghìn ha so với năm 2012 do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dành cho xây dựng khu công nghiệp, các công trình công cộng hoặc một số vùng ruộng trũng được chuyển sang nuôi trồng thủy sản như huyện Vũ Thư, Thái Thụy, Quỳnh Phụ...

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: có diện tích không đáng kể, hiện nay đang có xu hướng giảm do chuyển sang đất cây hàng năm khác (đất trồng màu, trồng hoa, cây cảnh) như ở vùng ven thành phố Thái Bình. Đồng thời, hiện nay đàn gia súc, gia cầm giảm mạnh, đất trồng cỏ không còn được sử dụng nhiều cho chăn nuôi mà chuyển sang mục đích phi nông nghiệp (xây dựng giao thông, các công trình công cộng, nghĩa trang...).

+ Đất trồng cây lâu năm: có diện tích 5,8 nghìn ha năm 2012; tăng 5,5 ha so với năm 2000 chủ yếu là do sự phát triển nhanh chóng trồng cây hoa, cây cảnh, cây ăn quả (cam, quýt, nhãn, bưởi, xoài, hồng xiêm...). Đất trồng cây lâu năm tập trung chủ yếu tại một số huyện như: huyện Quỳnh Phụ (1,1 nghìn ha), huyện Hưng Hà (1,4 nghìn ha), huyện Vũ Thư (1,3 nghìn ha)...

- Đất lâm nghiệp có rừng: Toàn bộ diện tích là rừng trồng (rừng phòng hộ) hầu hết tập trung ở hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy, hiện nay đang có xu hướng giảm dần chủ yếu là do người dân xâm lấn các vùng đất ngập nước để lấy chỗ nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch và một phần là do tác động từ quá trình biển xâm thực.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2012 có diện tích hơn 11 nghìn ha; tăng 4,3 nghìn ha so với năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu là do được chuyển từ các loại đất lúa vùng úng, trũng, có năng suất thấp, mặt nước chưa sử dụng ven sông để đào ao nuôi cá, cải tạo ao hồ theo hướng trang trại để nuôi tôm cá và chuyển một số diện tích đất lâm nghiệp có rừng sang nuôi trồng thủy hải sản tập trung quy mô lớn với các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cá vược, cua xanh, tôm he chân trắng…

43

- Đất làm muối:Năm 2012 diện tích đất làm muối của Thái Bình chỉ đạt 50,0 ha (chiếm 0,03 diện tích đất nông nghiệp). Do nhiệt độ trung bình năm ở đây không cao, số ngày nắng ít (chỉ khoảng 120 ngày nắng trong năm) và nguyên nhân quan trọng nhất là độ mặn của muối ở đây rất thấp, thua xa so với bình quân các vùng làm muối của cả nước, dẫn đến thu nhập bình quân từ muối không cao. Tính đến nay, làng Tam Đông xã Thụy Hải huyện Thái Thụy là địa phương duy nhất của Thái Bình hiện còn duy trì nghề làm muối.

Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2012

Chỉ tiêu

Năm 2000 Năm 2012 Biến động

Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu 1000 ha (%) 1000 ha (%) 1000 ha (%) Tổng diện tích đất nôngnghiệp 105,7 100,0 106,1 100,0 0,4

1. Đất sản xuất nông nghiệp 96,2 91,0 93,5 88,1 -2,7 -2,9

- Đất trồng cây hàng năm 95,9 99,7 87,7 93,8 -8,2 -5,9

+ Đất trồng lúa 93,9 97,9 82,3 93,8 -11,6 -4,1

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,2 0,10 0,0 0,0 -0,2 -0,1

+Đất trồng cây hàng năm khác 1,8 2,0 5,4 6,2 3,6 4,2

- Đất trồng cây lâu năm 0,3 0,3 5,8 6,2 5,5 5,9

2. Đất lâm nghiệp có rừng 2,5 2,4 1,4 1,3 -1,1 -1,1 3. Đất nuôi trồng thủy sản 6,7 6,3 11,0 10,4 4,3 4,1

4. Đất làm muối 0,0 0,0 0,05 0,05 0,05 0,05

5. Đất khác 0,3 0,3 0,22 0,2 -0,1- -0,1 -0,08

44

Như vậy, xu hướng biến động đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2012 là giảm diện tích đất canh tác lúa, các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp, tăng diện tích canh tác cây công nghiệp (cây lâu năm), cây hoa màu và các loại cây trồng khác. Đặc biệt đẩy mạnh phát huy tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, hải sản có giá trị kinh tế cao.

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu N-L-TS theo ngành

2.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Trong cơ cấu nội bộ ngành, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, đồng thời giảm tỷ trọng ngành trồng trọt song tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu GTSX ngành.

Hình 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2000 và 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2000 và 2012)

Điều này dễ dàng nhận thấy trong nội bộ cơ cấu ngành nông nghiệp: Năm 2000 tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt chiếm 75,6% nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 50,6%. Mặt khác, tổng GTSX trồng trọt mặc dù liên tục tăng từ 11160 tỷ đồng năm 2000 lên 19236,4 tỷ đồng năm 2012 nhưng tốc độ tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân lại có xu hướng giảm mạnh (giai đoạn 2000- 2006 đạt 5,2%/năm và giai đoạn 2008-2012 chỉ còn là 1,3%/năm.

45

Bảng 2.6.Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2012 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ tăng trƣởng bình quân 2000-2006 (%) Tốc độ tăng trƣởng bình quân 2008-2012 (%) Tổng GTSX (tỷ đồng – giá 2010) 11160 15519,7 19236,4 4,8 4,4 Trồng trọt 8497,5 10120 10769,9 5,2 1,3 Chăn nuôi 2287,9 4826 7610,4 11,3 9,5 Dịch vụ NN 374,6 573,7 865,1 6,2 8,3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2000, 2006 và 2012)

Tổng GTSX ngành chăn nuôi tuy có sự phát triển vượt bậc nhưng độ dịch chuyển hiện nay lại đang có xu hướng chậm dần, tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2000-2006 đạt 11,3%/năm và giai đoạn 2008-2012 chỉ còn là 9,5%/năm.

Tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhưng còn chậm và mới chỉ đóng góp một phần nhỏ trong cơ cấu GTSX ngành.

a) Ngành trồng trọt

Trong giai đoạn 2000-2012, tuy tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 75,6% năm 2000 xuống còn 50,6 % năm 2012 nhưng nhờ chú trọng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, năng suất – sản lượng không ngừng tăng, làm cho ngành vẫn chiếm ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, rau củ quả và tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. GTSX của ngành liên tục tăng, năm 2000 đạt 2856,6 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt mức 11802,11 tỷ đồng đồng, gấp 4 lần năm 2000.

46 Bảng 2.7. Chuyển dịch CCKT ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2012 Năm GTSX (giá thực tế) Tỷ đồng Cơ cấu(%)

Cây hàng năm Cây lâu năm Lƣơng thực Rau đậu Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm Cây ăn quả 2000 2 856,6 67,3 23,8 3,5 0,01 5,3 2006 4 636,4 67,8 22,7 4,1 0,01 5,4 2012 11 802,11 56,6 29,5 5,3 0,02 5,4 Mức độ dịch chuyển 2000-2012 -10,7 +5,7 +1,8 +0,01 +0,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2000, 2006 và 2012) - Cơ cấu diện tích gieo trồng biến động theo hướng tăng nhanh diện tích gieo trồng các loại cây có lợi thế và thị trường tiêu thụ mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao như các loại cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng giảm dần các loại cây có hiệu quả thấp, giá trị kinh tế không cao như cây lương thực: lúa mùa, khoai lang, cây công nghiệp (như đay, cói, thuốc lá…). Đồng thời tăng GTSX các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau đậu. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt còn diễn ra khá chậm so với tiềm năng thế mạnh của tỉnh: Sau hơn 10 năm chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cây rau đậu mới chỉ tăng được 5,7 điểm phần trăm, cây hằng năm cũng chỉ dịch chuyển được 1,8 điểm phần trăm.

* Cây lương thực: Diện tích canh tác cây lương thực hiện nay có xu hướng giảm dần, tuy nhiên GTSX cây lương thực lại không ngừng tăng lên từ 2 456,4 tỷ đồng năm 2000, tăng lên 6 677,8 tỷ đồng năm 2012 (theo giá so sánh 2010). Trong những năm gần đây, đã có sự thay đổi theo hướng sử dụng các giống mới, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các biện pháp thâm canh, đổi mới trong công tác quản lý, đẩy mạnh tiến bộ KH-CN vào các khâu từ sản xuất đến chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ, do đó năng suất tăng lên đáng kể.

47

- Cây lúa: Với lợi thế về khí hậu, đất đai và con người Thái Bình là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc (năm 1966) đạt năng suất lúa 5 tấn/ha/năm. Từ đó đến nay việc sản xuất lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đây cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong việc đưa nhanh các giống mới vào sản xuất và thâm canh tăng năng suất lúa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-CN nên mặc dù diện tích trồng lúa hiện nay đang có xu hướng giảm từ 178 nghìn ha (năm 2000) xuống 162,8 nghìn ha (năm 2012) do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, song tổng sản lượng vẫn tăng ổn định qua các năm từ 994 tấn (năm 2000) lên tới 1091,3 nghìn tấn năm 2012, tạo điều kiện để tỉnh hình thành những vùng sản xuất tập trung với quy mô vài chục đến hàng trăm ha có hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu hoạch lúa đạt 80-90 triệu đồng/ha/năm, năng suất lúa đạt 66,4 tạ/ha, hiện nay đang là tỉnh dẫn đầu vùng ĐBSH.

Về cơ cấu mùa vụ, Thái Bình có 2 vụ chính là vụ đông xuân và vụ mùa. Tuy diện tích vụ đông xuân thấp hơn vụ mùa khoảng 90-100 ha/năm do chuyển dịch một phần diện tích sang trồng cây vụ đông, nhưng năng suất, sản lượng vụ đông xuân lại cao hơn vụ mùa (72,6 tạ/ha so với 58,55 tạ/ha), do giống lúa trồng vụ đông xuân chủ yếu là giống lúa dài ngày, lúa năng suất cao và thời tiết vụ đông xuân thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển hơn vụ mùa).

Về phân bố, cây lúa được trồng ở tất cả các huyện, thành phố với quy mô tương đối đồng đều, trung bình khoảng 23 nghìn ha/huyện.

- Cây ngô: Là cây hoa màu được trồng nhiều nhất ở Thái Bình, ngô giữ vai trò chỉ sau cây lúa. Khác với các vùng khác, vai trò của cây ngô ở đây nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi. Nhìn chung, trong những năm gần đây diện tích trồng ngô khá ổn định, trung bình khoảng 9,2 nghìn ha; tăng 5,2 nghìn ha so với năm 2000 và cho sản lượng ngày càng cao đạt 50,6 nghìn tấn năm 2012. Nhờ đưa vào sản xuất một số giống ngô lai, đã góp phần tăng năng suất từ 45 tạ/ha lên 54,12 tạ/ha (năm 2012).

48

Cây ngô được trồng ở khắp các địa phương trong tỉnh, nhưng trồng chủ yếu nhất là ở các huyện: Quỳnh Phụ, Hưng Hà và Vũ Thư, với quy mô lên đến 7,4 nghìn ha; tương ứng chiếm trên 81% sản lượng ngô toàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường và cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến các sản phẩm khác; hiện nay diện tích ngô ngày càng được mở rộng thêm, sản xuất ngô vụ đông dần trờ thành vụ sản xuất của dân địa phương.

- Cây khoai lang: Là cây trồng được trồng tập trung trên các vùng đất màu, đất bãi, đất xen canh lúa. Trước kia khoai lang là cây trồng góp phần đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho nhân dân, hiện nay khoai lang còn là cây trồng phục vụ cho phát triển chăn nuôi và một phần đưa vào chế biến công nghiệp thực phẩm khác. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa của cây khoai lang rất thấp, vì vậy trong giai đoạn vừa qua diện tích của cây giảm mạnh; từ 8,92 nghìn ha năm 2000 xuống còn 4,00 nghìn ha năm 2012 để nhường chỗ cho những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, mang lại giá trị thương phẩm lớn hơn. Do diện tích có xu hướng thu hẹp nên sản lượng của khoai lang cũng giảm mạnh từ 85,2 nghìn tấn năm 2000, đến nay chỉ còn 51,3 nghìn tấn.

Hiện nay, nơi trồng khoai lang nhiều nhất là huyện Tiền Hải và Hưng Hà, cho sản lượng chiếm đến 40% tổng sản lượng của cả tỉnh nhưng chủ yếu là trồng xen canh đất lúa.

* Cây rau đậu: Cây rau đậu không chỉ góp phần đảm bảo nhu cầu hàng ngày cho người dân trong vùng mà còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cây rau đậu được gieo trồng chủ yếu ở một số vùng đồng bằng, bãi ven sông, ven đô thị và khu công nghiệp. GTSX của cây rau đậu ngày càng tăng (năm 2012 đạt 3477,7 tỷ đồng, cao hơn năm 2000 là 1819 tỷ đồng). Đồng thời, chỉ số tăng trưởng hiện nay lại có xu hướng tăng dần tuy nhiên không ổn định, năm 2000 đạt 3,2%/năm đến năm 2012 mới chỉ tăng lên 5,8%/năm. Mặc dù hiện nay do quá trình sản xuất lương thực của tỉnh gặp nhiều khó khăn: đất canh tác rau đậu bị thu hẹp chuyển dịch sang mục đích sử dụng khác như xây dựng các KCN, các công trình công cộng, trồng các loại

49

cây công nghiệp cho giá trị thương phẩm cao hơn, thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh phát triển nhanh. Nhưng nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời trú trọng sản xuất các loại cây rau đậu có hiệu quả kinh tế cao nên giá trị sản xuất cây rau đậu vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu ngành trồng trọt, năm 2012 vẫn chiếm 29,47%.

* Cây công nghiệp hàng năm: Là những cây trồng có giá trị thương phẩm cao, được xác định là cây trồng lợi thế, chuyển dịch cơ cấu chủ lực trong ngành trồng trọt của tỉnh. Cây CN hàng năm bao gồm: Cây đậu tương, lạc, đay, cói, thuốc lá… Giai đoạn 2000-2012 diện tích cây CN hàng năm tăng 11 nghìn ha, tỷ trọng GTSX tăng từ 3,47% năm 2000 lên 5,18% năm 2012.

Bảng 2.8. Biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2012

Năm

Diện tích gieo trồng (ha) Cây đậu tƣơng Cây mía Cây đay Cây cói Cây lạc Cây thuốc lào 2000 3000 100 500 200 2600 447 2006 7227 131 236 254 2350 492 2012 13911 103 39 72 2269 400 Mức độ biến động 2000-2012 +10911 +3 -461 -128 -331 -47

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2000, 2006 và 2012) - Cây cói: là cây trồng đặc trưng của tỉnh Thái Bình, sản phẩm từ cói rất đa dạng bao gồm sản phẩm cói thô (quạt cói) đến các mặt hàng thủ công như: chiếu, thảm, túi sách... Nơi đây đã hình thành vùng sản xuất cói tập trung cung cấp nguyên liệu cho chế biến tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy phát triển ngành nghề trong nông thôn, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thủ công

50

nghiệp. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, các sản phẩm từ cói không còn được ưa chuộng nhiều như trước, do đó diện tích trồng cói ngày càng giảm từ 200 ha (năm 2000) đến nay chỉ còn 72 ha; đồng thời sản lượng cói cũng giảm từ 3940 tấn xuống còn 2091 tấn (năm 2012).

Diện tích cói nay được trồng nhiều nhất ở huyện Quỳnh Phụ, chiếm tới 60% diện tích trồng cói của tỉnh Thái Bình. Do nơi đây vùng đất trũng, ít dinh dưỡng, chỉ trồng được cói.

- Cây đậu tương: Là cây trồng quan trọng trong cơ cấu các loại cây

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình giai đoạn 2000 - 2012 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)