Triển vọng ODA của Hoa Kỳ trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng oda của hoa kỳ ở việt nam (Trang 60)

3.1.1. Các yếu tố tác động tới hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong lĩnh vực ODA thời gian tới

Bƣớc vào thời kỳ 2015 – 2020 và giai đoạn tới năm 2025, việc thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam có những thuận lợi rất cơ bản :

Trước hết, tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam ổn định, an ninh bảo

đảm trong bối cảnh ở nhiều nƣớc đang phát triển khác hệ thống chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai dẫn tới những cuộc xung đột vũ trang đã và đang ảnh hƣởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó hỗ trợ phát triển quốc tế rất khó triển khai, ngoại trừ viện trợ nhân đạo. Tiếp tục duy trì ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh là lợi thế so sánh của Việt Nam để tranh thủ nguồn ODA trong giai đoạn tới.

Thứ hai, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, đƣợc sự đồng

tình và ủng hộ của toàn xã hội, công cuộc đổi mới tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và đẩy mạnh cả chiều rộng lẫn bề sâu là cơ sở vững chắc để nhà tài trợ cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam.

Thứ ba, nền kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao và duy trì liên tục trong

một thời gian dài tạo ra những đầu vào cần thiết để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả ODA cũng nhƣ làm cho nhà tài trợ an tâm về khả năng trả nợ ODA vốn vay của ta.

Thứ tư, công cuộc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của

Việt Nam đang diễn ra sôi động, Việt Nam đã thành viên WTO và đƣợc công nhận là nền kinh tế thị trƣờng, hệ thống thể chế và văn bản pháp quy sẽ đƣợc hoàn thiện và đồng bộ hơn, góp phần tạo ra một môi trƣờng thông thoáng và

55

hài hoà hơn với thông lệ và tập quán quốc tế, nhờ vậy các hoạt động thu hút và sử dụng ODA sẽ thuận lợi hơn.

Thứ năm, năng lực cán bộ ở các cấp sẽ đƣợc nâng cao, góp phần thúc

đẩy quá trình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả nguồn lực này.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong giai đoạn mới cũng có những khó khăn và thách thức, đó là :

Về nguồn ODA của thế giới, do tình hình chính trị căng thẳng ở một số khu vực nóng trên thế giới nhƣ Trung Đông, Đông Âu cũng nhƣ việc nền kinh tế nội tại của Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn sẽ làm Hoa Kỳ tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn cho các chiến lƣợc của mình nên ODA dành cho các nƣớc khác sẽ giảm đi trong đó có Việt Nam.

Một thách thức khác là trong nhiều thập kỷ qua một nguồn vốn ODA lớn đổ vào châu Phi. Nhƣ đã trình bày ở trên, xu hƣớng dòng vốn viện trợ nhân đạo của Hoa Kỳ hiện nay tập trung rất nhiều vào khu vực Châu Phi. Tại Hội nghị G8 các nƣớc thuộc Tổ chức OECD đã cam kết tăng thêm mỗi năm 60 tỷ USD viện trợ đến năm 2015 cho tất cả các nƣớc nghèo, trong đó ít nhất 30 tỷ USD dành cho châu Phi9. Nhu cầu viện trợ cho châu Phi vẫn tiếp tục tăng sẽ vẫn là khởi đầu cho cuộc cạnh tranh viện trợ giữa các nƣớc đang phát triển trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu ngƣời thuộc mức trung bình nên sẽ không còn thuộc khối các nƣớc đƣợc ƣu tiên nhận viện trợ từ nƣớc ngoài.

Năng lực thể chế (Quy định pháp luật và cơ cấu tổ chức quản lý ODA) và năng lực con ngƣời còn nhiều bất cập trƣớc khối lƣợng nguồn vốn ODA

9 Theo Đánh giá và dự báo nguồn vốn ODA cam kết và giải ngân thời kỳ 2010 – 2015 của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia.

56

gia tăng nhanh, tính chất phức tạp của các điều kiện tài trợ và sự đa dạng của các mô hình viện trợ.

Mặc dù có những khó khăn và thách thức nhƣ trình bày ở trên, song những thuận lợi cho việc thu hút ODA Hoa Kỳ của Việt Nam trong 5 năm tới vẫn là cơ bản và do vậy có thể nhận định rằng nguồn vốn ODA Hoa Kỳ cam kết dành cho Việt Nam trong thời kỳ 2015 - 2020 sẽ giữ ở mức ổn định.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng oda của hoa kỳ ở việt nam (Trang 60)