2.2.2.1. Cácmục tiêu viện trợ nƣớc ngoài của Hoa Kỳ
Các mục tiêu viện trợ nƣớc ngoài của Hoa Kỳ nằm trong những lý do cơ bản. Mục tiêu viện trợ bao gồm : thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; cải thiện quản trị; giải quyết gia tăng dân số; mở rộng tiếp cận giáo dục cơ bản và chăm sóc sức khỏe; bảo vệ môi trƣờng; thúc đẩy sự ổn định xung đột trong khu vực; bảo vệ nhân quyền; thúc đẩy thƣơng mại; kiềm chế sự gia tăng vũ khí; củng cố đồng minh và giải quyết vấn đề sản xuất và buôn bán ma túy. Kỳ vọng rằng bằng cách đáp ứng những mục tiêu và viện trợ khác nhau, Hoa Kỳ sẽ đạt đƣợc mục tiêu an ninh quốc gia cũng nhƣ đảm bảo một môi trƣờng kinh tế toàn cầu tích cực cho sản phẩm hàng hóa của Hoa Kỳ và chứng minh bản chất nhân đạo của ngƣời dân Hoa Kỳ. Nói chung, các loại hình hỗ trợ viện trợ nƣớc ngoài có những mục tiêu khác nhau. Nhƣng cũng có sự chồng chéo giữa các loại viện trợ. Viện trợ đa phƣơng phục vụ nhiều mục tiêu nhƣ hỗ trợ phát triển song phƣơng, mặc dù hai hình thức trên đƣợc hỗ trợ thông qua các kênh khác nhau. Viện trợ quân sự; viện trợan ninh kinh tế bao gồm cả quy định pháp luật và các chƣơng trình hỗ trợ đào tạo cảnh sát và các chƣơng trình phát triển hỗ trợ các mục tiêu chính trị của Hoa Kỳ ở Trung Đông, Afghanistan và Pakistan. Viện trợ quân sự và các chƣơng trình phát
31
triển luân phiênlà những yếu tố tổng hợp trong chƣơng trình chống ma túy của Hoa Kỳ ở châu Mỹ La tinh và các nơi khác.
Tùy thuộc vào từng thiết kế của mỗi dự án, những dự án hỗ trợ cá nhân cũng có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Một dự án y tế bề ngoài là hƣớng vào việc giảm tác động của HIV/AIDS bằng cách chăm sóc trẻ em mồ côi cũng có thể kích thích các cơ sở tƣnhân và dân chúng trong xã hộivà những hỗ trợ của các NGOs bản địa thông qua các cuộc gặp gỡvì mục tiêu nhân đạo của Hoa Kỳ. Các chƣơng trình tín dụng vi mô có thể giúp phát triển kinh tế địa phƣơng trong khi đồng thời tạo điều nâng cao đời sống ngƣời dân. Cải thiện nƣớc và vệ sinh cả hai đều giảm thiểu các mối đe dọa cho sức khỏe từ đó kích thích tăng trƣởng kinh tế bằng cách tiết kiệm thời gian trƣớc đây dành cho việc kiếm nƣớc, nâng cao cơ hội đi học cho các em gái,tạo thuận lợi cho du lịch và rất nhiều các hiệu ứng khác.Những mục tiêu trong viện trợ nƣớc ngoài của Hoa Kỳ bao gồm :
An ninh và hòa bình
Mục tiêu an ninh và hòa bình gồm sáu lĩnh vực : chống khủng bố; đấu tranh chống vũ khí hủy diệt hàng loạt; hoạt động ổn định và cải cách khu vực an ninh; chống buôn lậu; tội phạm xuyên quốc gia; và giảm thiểu xung đột và hòa giải. Các chƣơng trình trên đã đƣợc đƣa ra bởi cả Chính quyền tổng thống Geogre W.Bush và Barack Obama nhƣ là một vấn đề thiết yếu đối với cuộc chiến chống khủng bố và nỗ lực cung cấp hỗ trợ quân sự cho các đồng minh.
Đầu tƣ vào con ngƣời
Đầu tƣ vào con ngƣời gồm có ba lĩnh vực : y tế, giáo dục, các dịch vụ xã hội và bảo vệ cho những ngƣời dễ bị tổn thƣơng. Hầu hết các nguồn tài trợ, 86% rơi vào khu vực chƣơng trình y tế, đặc biệt là những chƣơng trình về HIV/AIDS. Các chƣơng trình y tế cũng bao gồm kinh phí cho việc chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lao và sốt rét. Một phần đáng kể của các quỹ y tế đƣợc cung cấp cho các chƣơng trình về chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và
32
sức khỏe trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, và mục tiêu đầu tƣ vào con ngƣời cũng bao gồm hầu hết các nỗ lực trong việc hỗ trợ cung cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng phi nông nghiệp. Mụctiêu bao gồm thêm các chƣơng trình giáo dục với phần lớn các quỹ tập trung vào nhu cầu giáo dục cơ bản, đặc biệt là ở châu Phi, nhƣng càng ngày càng tăng ở khu vực phía nam Châu Á, trung tâm Châu Á và Trung Đông.
Quản lý công bằng và dân chủ
Mục tiêu này bao gồm một số lĩnh vực chƣơng trình liên quan đến việc thúc đẩy phát triển pháp quyền và bảo vệ nhân quyền, quản lý nhà nƣớc tốt, cạnh tranh chính trị và các vấn đề xã hội. Hai phần chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất là thúc đẩy phát triển pháp quyền và quản lý nhà nƣớc. Mục tiêu của chƣơng trình bao gồm tăng cƣờng hiệu suất và trách nhiệm của các cơ quan chính phủnhƣ bộ máy tƣ pháp và cảnh sát; chống tham nhũng và hỗ trợ các cuộc bầu cử.
Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và khối thịnh vƣợng chung
Bao gồm một loạt các lĩnh vực chƣơng trình đƣợc tin rằng sẽ góp phần vào sự tăng trƣởng cho nền kinh tế đang phát triển. Các chƣơng trình nông nghiệp tập trung vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng cơ hội xúc tiến thƣơng mại cho nông dân, và quản lý môi trƣờng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Chƣơng trình phát triển khu vực tƣ nhân bao gồm hỗ trợ cho các hiệp hội doanh nghiệp và các dịch vụ tài chính vi mô. Chƣơng trình quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng toàn cầu tập vào việc bảo tồn đa dạng sinh học; cải thiện năng lực quản lý tài nguyên đất, nƣớc và rừng; thúc đẩy mô hình đô thị phát triển thân thiện môi trƣờng; khuyến khích sản xuất và sử dụng năng lƣợng sạch và hiệu quả và giảm mối đe dọa của biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với tăng cƣờng phát triển kinh tế bền vững.
33
Viện trợ nhân đạo nhằm đối phó với cả thảm họa tự nhiên và thảm họa nhân tạo cũng nhƣ các vấn đề do cuộc xung đột giữa các phe phái trong các quốc gia trên thế giới. Việc đối phó với những vấn đề trên bao gồm bảo vệ và hỗ trợ cho ngƣời tị nạn, ngƣời di tản và cung cấp viện trợ lƣơng thực khẩn cấp. Nói chung chƣơng trình giải quyết các tình huống bất ngờ, đột xuất và không đƣợc thích hợp trong các chƣơng trình chiến lƣợc phát triển lâu dài.
2.2.2.2. Các hạng mục chính trong viện trợ nƣớc ngoài của Hoa Kỳ
Viện trợ nhằm phục vụ phát triển và các mục đích nhân đạo
Gồm rất nhiều danh mục chƣơng trình viện trợ giải quyết các vấn đề phát triển và nhân đạo. Những danh mục chƣơng trình đó đều đƣợc cung cấp thông qua cả hai hình thức viện trợ song phƣơng và đa phƣơng.
Hỗ trợ phát triển song phƣơng
Các chƣơng trình viện trợ phát triển chủ yếu đƣợc thiết kế để thúc đẩy phát triển bền vững và ổn định xã hội trên diện rộng ở các nƣớc đang phát triển. Viện trợ đƣợc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) quản lý và điều hành, chúng đƣợc sử dụng cho các dự án dài hạn trong các lĩnh vực nhƣ : cải cách kinh tế và phát triển khu vực tƣ nhân; thúc đẩy dân chủ; bảo vệ môi trƣờng; kiểm soát dân số và cải thiện sức khỏe con ngƣời. Các hoạt động phát triển nổi bật trong những năm gần đây bao gồm giáo dục cơ bản, nƣớc và vệ sinh, và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Hỗ trợ phát triển đa phƣơng
Là một phần trong nguồn vốn viện trợ nƣớc ngoài của Hoa Kỳ kết hợp với những sự đóng góp của các quốc gia tài trợ khác cho các dự án phát triển đa phƣơng. Viện trợ đa phƣơng đƣợc tài trợ chủ yếu thông qua kênh Các chƣơng trình và các tổ chức quốc tế (IO&P), kênh Ngân hàng phát triển đa phƣơng (MDBs) và các kênh dành cho Quỹ môi trƣờng toàn cầu.
34
Không giống nhƣ các chƣơng trình viện trợ phát triển thƣờng đƣợc xem nhƣ là những nỗ lực dài hạn có thể có hiệu quả trong việc phòng chống những khủng khoảng trong tƣơng lai, các chƣơng trình viện trợ nhân đạo đƣợc dành phần lớn để giảm ngay lập tức các vấn đề nhân đạo trong tình trạng khẩn cấp. Một phần lớn của viện trợ nhân đạo đƣợc dành cho các chƣơng trình dƣới sự quản lý của Bộ ngoại giao và đƣợc viện trợ qua kênh Tổ chức quốc tế giúp đỡ dân di cƣ (MRA) và kênh Tổ chức quốc tế giúp đỡ dân di cƣ khẩn cấp (EMRA) nhằm giải quyết các nhu cầu của ngƣời dân tị nạn và các dòng ngƣời di cƣ.
Hỗ trợ phục vụ cả phát triển và mục đích chính trị chiến lƣợc
Hai kênh viện trợ đặc biệt với mục đích chính của họ là để nâng cao vị thế của nền kinh tế chính trị và lợi ích an ninh của Hoa Kỳ. Các chƣơng trình đƣợc tài trợ thông qua hai kênh Quỹ Hỗ trợ Kinh tế (ESF) và Hỗ trợ Đông Âu và Trung Á (AEECA) nhằm thúc đẩy sự ổn định chính trị và kinh tế, thƣờng là thông qua các hoạt động từ những ngƣời cung cấp mà khó có thể phân biệt dƣới những chƣơng trình hỗ trợ phát triển bình thƣờng. Phần lớn quỹ dành cho hoạt đọng này đƣợc cung cấp thông qua ESF (khoảng 90%). Hầu hết các quỹ ESF đƣợc dùng để hỗ trợ Tiến trình hòa bình Trung Đông. Một số lƣợng đáng kể kinh phí còn đƣợc dùng cho Ai Cập và Jordan. Kể từ khi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, tuy nhiên phần lớn ESF cũng đƣợc dùng để hỗ trợ các nƣớc có tầm quan trọng trong chiến lƣợc chống khủng bố của Hoa Kỳ thì trong năm tài khóa 2012 gần một nửa số quỹ trích từ ESF là hƣớng vào Afghanistan và Pakistan. Kênh AEECA kết hợp hai chƣơng trình viện trợ đã đƣợc thành lập vào lúc đế chế Xô Viết sụp đổ để đáp ứng lợi ích chính trị chiến lƣợc cụ thể. SEED (Hỗ trợ cho Đạo Luật Dân chủ Đông Âu năm 1989) và Đạo luật Hỗ trợ tự do (Tự do Nga, Nền độc lập dân chủ Á – Âuvà Đạo luật Hỗ trợ mở cửa thị trƣờng năm 1992) những chƣơng trình đƣợc thiết kế để giúp Trung tâm châu Âu và các quốc gia mới độc lập từ sự tan rã của Liên Xô cũ (FSA) tiến đến nền dân chủ và nền kinh tế thị trƣờng
35
tự do. Trong những năm qua, kinh phí tài trợ cho khu vực này đã giảm đáng kể khi các nƣớc trong khu vực đã hoàn thành mục tiêu từsự hỗ trợ của Hoa Kỳ, nhiều quốc gia đã gia nhập Liên minh châu Âu.
Hỗ trợ phục vụ những mục đích về an ninh
Số lƣợng các chƣơng trình viện trợ về các khí tài quân sự và dân sự đã nói nên những mối quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối với vấn đề này, hầu hết các chƣơng trình trên đều có mục đích củng cố và tăng cƣờng kỹ năng quân sự, tăng cƣờng tính dân chủ cho các quốc gia đồng minh cũng nhƣ các quốc gia đang phát triển hợp tác với Hoa Kỳ.
Hỗ trợ về quân sự
Hoa Kỳ cung cấp viện trợ quân sự cho các nƣớc bạn bè và đồng minh của mình để giúp họ có các thiết bị mà quân đội Hoa Kỳ đang sử dụng cùng với đó là liên kết đào tạo nhân sự để sử dụng các thiết bị đó. Có ba chƣơng trình chính với các kênh phân bổ tƣơng ứng dƣới sự quản lý của Bộ Ngoại giao nhƣng đƣợc thực hiện bởi Bộ Quốc Phòng. Tài chính quân sự nƣớc ngoài (FMF) là một chƣơng trình tài trợ cho phép các chính phủ nhận đƣợc thiết bị và đào tạo liên kết từ chính phủ Hoa Kỳ. Hầu hết kênh FMF hỗ trợ cho nhu cầu an ninh của Israel, Ai Cập, và Iraq. Chƣơng trình đào tạo và giáo dục quân sự quốc tế (IMET) cung cấp các khóa huấn luyện quân sự trên cơ sở tài trợ cho các nhân viên và các sĩ quan quân sự nƣớc ngoài. Quỹ gìn giữ hòa bình đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động tự nguyện phi Chính phủ nhƣ đào tạo lực lƣợng phản ứng khủng hoảng tại châu Phi.