Thực trạng ODA Hoa Kỳ dành cho Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng oda của hoa kỳ ở việt nam (Trang 50)

Trong vòng 5 năm trở lại đây, ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam đƣợc giữ ở mức ổn định và luôn thuộc nhóm các quốc gia có viện trợ ODA lớn cho Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua Biểu đồ 2.4 dƣới đây :

Biểu đồ 2.4 : ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (Đơn vị tính : Triệu USD)

Nguồn : Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, ForeignAssistance.gov. Năm 2013

Tổng viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam năm 2009 là 103,764 triệu USD (36,73 tỷ USD Hoa Kỳ viện trợ toàn cầu), năm 2010 là 134,078 triệu

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2009 2010 2011 2012 2013

45

USD (trong 39,39 tỷ USD Hoa Kỳ viện trợ toàn cầu), năm 2011 là 127,885 triệu USD (trong 34,72 tỷ), năm 2012 là 108,135 triệu USD (trong 39,39 tỷ USD Hoa Kỳ viện trợ toàn cầu), năm 2013 là 112,281 triệu USD (trong 36,49) tỷ USD Hoa Kỳ viện trợ toàn cầu).

ODA Hoa Kỳ dành cho Việt Nam tập trung chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số viện trợ nƣớc ngoài của Hoa Kỳ. Do Hoa Kỳ chỉ tập trung viện trợ cho Việt Nam vào các chƣơng trình về môi trƣờng, chính sách, giáo dục và đặc biệt là y tế với các dự án về phòng chống HIV/AIDS thông qua các cơ quan, tổ chức phi chính phủ. Trong khi đó, ODA của Hoa Kỳ dành cho thế giới rất lớn vì Hoa Kỳ tập trung cho khu vực Trung Đông và Nam Phi vì các khu vực trên có những điểm nóng về chính trị, khủng bố và nền kinh tế có thu nhập thấp, bên cạnh đó Hoa Kỳ còn có các chính sách đối ngoại chiến lƣợc với hai khu vực trên.

Biểu đồ 2.5 : Tỷ trọng ngân sách ODA dành cho Sức khỏe và Y tế trong tổng số ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (Đơn vị tính : triệu USD)

Nguồn : USAID, ForeignAssistance.gov. Năm 2013 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng nguồn vốn ODA Ngân sách dành cho Sức khỏe và Y tế

46

Tại Việt Nam, các dự án ODA của Hoa Kỳ tập trung cho 06 lĩnh vực chính bao gồm : mục đích hòa bình;nhân quyền và năng lực quản lý; sức khỏe y tế; giáo dục và các dịch vụ công cộng; phát triển kinh tế và vấn đề môi trƣờng. Thông qua Biểu đồ 2.5 ta có thể thấy lĩnh vực sức khỏe và y tế chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Năm tàikhóa 2009 chiếm 86,1 triệu USD trong tổng số 103,7 triệu USD viện trợ cho Việt Nam tƣơng đƣơng 83% ngân sách viện trợ; năm 2010 chiếm 95 triệu USD trong 134,1 triệu USD tƣơng đƣơng 70,8%; năm 2011 chiếm 82 triệu USD trong tổng số 127,9 triệu USD tƣơng đƣơng 64,1%; năm 2012 chiếm 67 triệu USD trong tổng số 108,1 triệu USD tƣơng đƣơng 61,97%; năm 2013 chiếm 65,7 triệu USD trong tổng số 113,3 triệu USD tƣơng đƣơng 57,9% trong tổng số ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam6. Mặc dù xu hƣớng tỷ trọng nguồn vốn dành cho Sức khỏe và Y tế có chiều đi xuống nhƣng lĩnh vực này vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam. Bên cạnh chiều hƣớng đi xuống của lĩnh vực Sức khỏe và Y tế thì các vấn đề môi trƣờng lại có xu hƣớng đi lên. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của Chính Phủ Hoa Kỳ trong vấn đề môi trƣờng toàn cầu trong đó có Việt Nam. Biểu đồ 2.6 dƣới đây thể hiện rõ xu hƣớng này :

6

Theo Thống kê của Bộ Ngoại Giao và Cơ quan USAID Hoa Kỳ.

http://www.foreignassistance.gov/web/OU.aspx?OUID=199&FY=2010&AgencyID=0&budTab=tab_Bud_P lanned

47

Biểu đồ 2.6 : Tỷ lệ % nguồn vốn ODA các lĩnh vực viện trợ của Hoa Kỳ tại Việt Nam năm tài khóa 2013 (Đơn vị tính : %)

Nguồn : Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, USAID, ForeignAssistance.gov. Năm 2013 Trong năm tài khóa 2013, lĩnh vực Sức khỏe và Y tế chiếm 57,9% trong tổng số ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam; Các vấn đề về môi trƣờng chiếm 19,5%; Mục đích hòa bình chiếm 14,2%; Giáo dục và các dịch vụ công chiếm 3,7%; Phát triển kinh tế chiếm 2,6% và Dân chủ, nhân quyền và sự quản lý nhà nƣớc chiếm 2,1% trong tổng số ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam.

Sức khỏe và Y tế

Đây là lĩnh vực đƣợc Hoa Kỳ viện trợ ODA nhiều nhất ở nƣớc ta. Với dân số hơn 90 triệu dân, vấn đề chăm sóc sức khỏe đƣợc nhà nƣớc cũng nhƣ xã hội rất quan tâm. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực cũng nhƣ trình độ y học kỹ thuật Việt Nam phải đối mặt với một thách thức lớn về việc đáp ứng nhu cầu sức khỏe của xã hội. Với việc tận dụng ODA của Hoa Kỳ dành cho lĩnh vực này, nƣớc ta đã phần nào giải quyết đƣợc rất nhiều vấn đề về sức khỏe con ngƣời trong đó đặc biệt là vấn đề HIV/AIDS, bệnh lao và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bị di chứng chất độc màu da cam từ thời chiến tranh để lại. Trong các chƣơng trình về y tế tại Việt Nam, ODA của Hoa Kỳ tập trung

Sức khỏe và Y tế

Các vấn đề về môi trƣờng Mục đích hòa bình

Giáo dục và các dịch vụ công Phát triển kinh tế

Dân chủ, quyền con ngƣời và sự quản lý nhà nƣớc

48

vào việc nâng cao năng lực giải quyết các tác hại của HIV/AIDS, phòng chống bệnh Lao, bệnh sốt rét, dịch cúm và các mối nguy hại khẩn cấp, chăm sóc sức khỏe cho bà đẻ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao sức khỏe và tăng cƣờng dinh dƣỡng cho trẻ em. Đến nay, rất nhiều các chƣơng trình về Y tế đã, đang và sẽ đƣợc thực hiện ở Việt Nam thông qua các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận với ngân sách từ nguồn vốn ODA của Hoa Kỳ. Tiêu biểu có thể kể đến các chƣơng tình HIV/AIDS tại Việt Nam do USAID hỗ trợ từ giữa những năm 90. Tháng 6/2004, ngân sách phòng chống HIV/AIDS dành cho Việt Nam tăng lên đáng kể nhờ Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống AIDS (PEPFAR). Các chƣơng trình điều trị methadone thí điểm do PEPFAR hỗ trợ để điều trị ngƣời nghiện heroin tại 06 cơ sở ở 03 tỉnh thành trong cả nƣớc đã mang lại những kết quả tích cực, Chính phủViệt Nam đang mở rộng điều trị methadone một cách bền vững ra thêm 10 tỉnh khác. Bên cạnh đó còn rất nhiều đã chƣơng trình đã hỗ trợ rất tích cực cho việc phòng chống và chữa trị HIV/AIDS nhƣ Chƣơng trình 100% bao cao su (tháng 11/2011) do USAID tài trợ, Dự án phòng chống HIV do Hoa Kỳ tài trợ giúp đẩy mạnh công tác phòng chống của doanh nghiệp để cải thiện sinh kế (tháng 8/2013)7….

Cùng với các dự án về HIV/AIDS thì Hoa Kỳ còn hỗ trợ về các trang thiết bị chẩn đoán bệnh lao thông qua chƣơng trình Tài trợ thiết bị chẩn đoán bệnh lao nhanh (tháng 11/2012) do USAID tài trợ hay Hoa Kỳ hỗ trợ hệ thống làm sạch ô nhiễm Dioxin tại Đà Nẵng….

Các vấn đề môi trƣờng

Vài năm trở lại đây, Chính Phủ Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn cho việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng, biến đổi khí hậu trên toàn cầu nên ODA của Hoa Kỳ dành cho các nƣớc trên thế giới nói chung và dành cho Việt Nam đã có chiều hƣớng tăng qua các năm. Việc tăng nhanh dân số, kinh tế phát triển

7 Theo Richard Nyberg/USAID, “Chƣơng trình hỗ trợ điều trị HIV cho Việt Nam của USAID”. http://www.usaid.gov/vi/vietnam/hiv-aids

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo chiều hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa đã ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng khí hậu ở nƣớc ta chính vì thế việc xử lý các tác hại và mặt trái của việc phát triển kinh tế đã đƣợc nhắc đến trong nhiều văn kiện của Chính Phủ, trên tinh thần đó, Chính Phủ và các cơ quan tổ chức xã hội đã tập trung các nguồn lực trong và ngoài nƣớc để giải quyết hậu quả của việc tăng trƣởng kinh tế. Một trong số các nguồn lực đó đƣợc lấy từ ngân sách ODA của Hoa Kỳ. Các chƣơng trình ODA của Hoa Kỳ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững và vệ sinh môi trƣờng, đảm bảo cho môi trƣờng và các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho sản xuất và cuộc sống của con ngƣời đƣợc quản lý theo cách sử dụng và sản xuất bền vững, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân. Bảo tồn hệ sinh thái và duy trì việc quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả theo định hƣớng dài hạn phù hợp với nhu cầu của hiện tại và tƣơng lai. Bên cạnh đó các chƣơng trình chống lại những hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu cũng đƣợc các cơ quan, tổ chức phi chính phủ sử dụng vốn ODA của Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm. Ở Việt Namcác chƣơng trình chống biến dổi khí hậu toàn cầu cũng nhƣ Chƣơng trình phát triển khả năng hồi phục sau biến đổi khí hậu tại Huế8

, chƣơng trình Hỗ trợ công cụ - Giải quyết tác động của biến đổi khí hậu của USAID đã có những tác động tích cực trong cộng đồng.

Mục đích hòa bình

Hiện nay, viện trợ dành cho mục đích hòa bình đã đƣợc Hoa Kỳ ƣu tiên trong các danh mục tài trợ nƣớc ngoài tập trung của yếu vào các chƣơng trình chống khủng bố và chống buôn bán thuốc phiện, heroin. Ở Việt Nam khi mà không tồn tại chủ nghĩa chống khủng bố thì danh mục tài trợ trên tập trung chủ yếu vào việc chống buôn lậu và buôn bán thuốc phiện với mục tiêu hòa bình ổn định xã hội.

Giáo dục và các dịch vụ công

8 Theo Spencer Reader và Nora Ferm thuộc Tổ chức tƣ vấn Casadia, “Chƣơng trình Xây dựng Hệ thống chống biến đổi khí hậu thông minh ở Việt Nam” tháng 11/2012.

50

Các chƣơng trình thuộc danh mục này đƣợc hỗ trợ ODA nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống giáo dục công và tƣ. Giúp công dân ý thức đƣợc rủi ro và nhận đƣợc nhữngcơ hội đầy đủ trong công việc cũng nhƣ giúp những ngƣời thuộc diện nghèo khó thoát khỏi cảnh khó khăn tạm thời và trong dài hạn. Tại Việt Nam, rất nhiều các chƣơng trình về giáo dục đã đƣợc ODA Hoa Kỳ tài trợ. Tiêu biểu nhƣ các chƣơng trình liên kết đào tạo sau đại học, hỗ trợ các trang thiết bị, các gói viện trợ nhân đạo dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi đi học, các chƣơng trình vệ sinh dinh dƣỡng học đƣờng, hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn phổ cập cấp một, chƣơng trình Hỗ trợ thực hiện pháp luật lao động và thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa ở Việt Nam….đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho ngành giáo dục và cộng đồng mặc dù lĩnh vực này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số ODA của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam.

Phát triển kinh tế

ODA Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực này nhằm đóng góp tạo nên một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và trên diện rộng. Với tinh thần Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã có những chƣơng trình hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam đặc biệt là ở khu vực nông thôn và giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các chƣơng trình hỗ trợ về xây dựng, đổi mới chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh, hải quan một cửa quốc gia đã phần nào giúp cho bộ máy hành chính của Việt Nam hoạt động tốt hơn và mang lại những hiệu ứng lan tỏa cho khu vực kinh tế tƣ nhân.

Dân chủ, nhân quyền và sự quản lý nhà nƣớc

Danh mục ODA nhằm hỗ trợ và cải cách thể chế ở Việt Nam do Hoa Kỳ viện trợ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số ngân sách ODA mà Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam, các chƣơng trình này chủ yếu là củng cố và cải cách

51

thể chế trong kinh tế - xã hội thông qua các chƣơng trình hội nghị đƣợc tổ chức ở địa phƣơng.

So với Nhật Bản, quốc gia có nguồn vốn ODA lớn nhất dành cho Việt Nam thì các dự án về ODA của Hoa Kỳ có mức vốn khiêm tốn hơn. Mặt khác, các dự án của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sức khỏe y tế và hỗ trợ về mặt kỹ thuật là chủ yếu không nhƣ các dự án của Nhật Bản tập trung vào phát triển hạ tầng phát triển kinh tế nhƣ năng lƣợng và giao thông nên ngân sách dành cho các dự án ODA của Hoa Kỳ thấp so với các dự án của Nhật Bản. Tuy nhiên ODA của Hoa Kỳ luôn có mức giải ngân cao hơn so với ODA của Nhật Bản vì cơ chế cấp ngân sách của ODA Hoa Kỳ thông qua các tổ chức phi chính phủ và trực tiếp qua ngân sách địa phƣơng nơi các chƣơng trình, dự án nhắm tới mà không qua cơ chế giải ngân từ ngân sách nhà nƣớc nhƣ các dự án của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng oda của hoa kỳ ở việt nam (Trang 50)