Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng oda của hoa kỳ ở việt nam (Trang 26)

Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thƣờng hoá từ năm 1994 đến nay, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có nhiều sự thay đổi. Đó là một trong những điểm mốc căn bản trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hiện đại hoá đất nƣớc. Bên cạnh về sự hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực thì việc hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc là mối quan tâm hàng đầu giữa hai quốc gia. Trƣớc nhu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, một mặt Việt Nam đã thực hiện triệt để chƣơng trình cải cách, đổi mới nền kinh tế... nhằm tạo môi trƣờng phát triển kinh tế thông thoáng hơn. Mặt khác, Việt Nam đã không ngừng mởrộng sự giao lƣu và hợp tác của mình trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong thƣơng mại. Các doanh nhân Hoa Kỳ sẽ tìm thấy ở Việt Nam một thị trƣờng tiềm năng về lực lƣợng lao động dồi dào và khả năng mở rộng các loại hình dịch vụ khác nhau... Ngƣợc lại doanh nhân Việt Nam hy vọng quan hệ thƣơng mại bình thƣờng này sẽ giúp cho hàng hoá nƣớc mình có thể xâm nhập vào thị trƣờng Hoa Kỳ nhiều hơn nữa cũng nhƣ có điều kiện tiếp cận đƣợc với các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, để cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội mở rộng thị trƣờng thì khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam cũng rất lớn. Đó là việc hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hoá của Hoa Kỳ và hàng hoá của các nƣớc khác trên thị trƣờng Hoa Kỳ và thậm chí ngay cả trên thị trƣờng Việt Nam. Để tháo gỡ những khó khăn trên, từ phía nhà nƣớc, bộ và cơ quan chức năng đã có một số biện pháp để khắc phục. Đồng thời từ phía các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tự tìm ra giải pháp cho riêng mình, nên chú trọng tìm hiểu các thủ tục trình tự xuất nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ, nhằm đảm bảo sao cho hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng trƣởng cao và ổn định hơn nữa. Các doanh nghiệp của Việt

21

Nam luôn luôn phải tìm kiếm các đối tác cho mình không chỉ là Hoa Kỳ mà tƣơng lai còn nhiều nƣớc khác trên thế giới.

Mặt khác, với cƣơng vị là cƣờng quốc kinh tế số một trên thế giới, không thể không nhắc đến vai trò của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ các nƣớc đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam về sự trợ giúp dƣới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc vay với điều kiện ƣu đãi thông qua các cuộc trao đổi gặp gỡ song phƣơng, đa phƣơng và qua các tổ chức kinh tế thế giới nhƣ OECD, WB, ADB, USAID… Những nguồn vốn này đã giúp cho Việt Nam phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong vấn đề y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo và viện trợ nhân đạo cho các vùng có điệu kiện khó khăn.

Ngày 11/7/1995, Hoa Kỳ tuyên bố chính thức bình thƣờng hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam1. Cũng lần đầu tiên từ sau năm 1975, Ngoại trƣởng Hoa Kỳ W.Christopher đã đến Việt Nam trong các ngày 5 đến 7 tháng 8 năm 1995 và khai trƣơng Đại Sứ Quán mỗi bên. Một chƣơng mới về quan hệ ngoại giao và thƣơng mại giữa hai nƣớc đƣợc mở ra nhiều cơ hội mới cho hai đất nƣớc cùng hƣớng về một tƣơng lai tốt đẹp hơn và cũng là đi theo xu hƣớng chung không thể đảo ngƣợc đƣợc của nhân loại: xu hƣớng toàn cầu hoá. Tiếp đó Bộ trƣởng thƣơng mại Hoa Kỳ chuyển Việt Nam từ nƣớc Z (nhóm nƣớc không đƣợc hƣởng các ƣu đãi và bị cấm vận hoàn toàn) nhóm này gồm: Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Iran, Iraq lên nhóm Y (nhóm ít bị hạn chế thƣơng mại hơn, đƣợc phép xuất khẩu và tái xuất khẩu hàng hoá, dữ liệu kỹ thuật) nhóm này gồm: Liên Xô, Albani, Lào, Campuchia. BộVận tải và Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ cũng bỏlệnh cấm vận tầu biển và máy bay Hoa Kỳvận chuyển hàng hoá sang Việt Nam. Quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia tiếp tục đƣợc cải thiện hơn nữa trong những năm tiếp theo mà đỉnh cao là ký kết Hiệp định thƣơng mại song phƣơng (BTA) tháng 7 – 2000. Theo BTA, Hoa Kỳ sẽ trao cho Việt Nam Quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng (NTR) tạm thời mà trong Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) gọi là Tối huệ quốc (MFN). Đây là bƣớc chuyển

22

biến mạnh mẽ làm giảm đáng kể mức thuế xuất của Hoa Kỳ đánh vào hầu hết các hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam. Đổi lại, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý tiến hành một loạt các biện pháp tự do hoá thị trƣờng, trong đó có việc mở rộng đối xử theo NTR đối với hàng hoá xuất khẩu của Hoa Kỳ, giảm mức thuế xuất đánh vào hàng hoá và giảm bớt rào cản đối với những dịch vụ của Hoa Kỳ (chẳng hạn nhƣ dịch vụ ngân hàng và bƣu chính viễn thông), cam kết bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ nhất định, cam kết khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài hơn nữa. Ngày 10/12/2001, Hiệp Định Thƣơng Mại song phƣơng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc đã có hiệu lực khi đƣợc phê chuẩn đầy đủ của Quốc hội hai nƣớc Hoa Kỳ và Việt Nam. Việc ký kết Hiệp định thƣơng mại này sẽ giúp hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ đƣợc giảm thuế xuất rất nhiều, đồng thời cũng kích thích buôn bán giữa hai quốc gia và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tƣ vào Việt Nam. Về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc, trong thời gian đầu khi lệnh trừng phạt kinh tế đƣợc bãi bỏ và dù còn phải chịu mức thuế xuất cao nhƣng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên nhanh chóng, tăng hơn 10 lần trong vòng 5 năm, từ 50 triệu USD năm 1994 lên 553,4 triệu USD năm 1998. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, do Việt Nam đƣợc hƣởng ngay NTR của Hoa Kỳ nên kim ngạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên ở mức kỷ lục liên tiếp khoảng 130% trong vòng 2 năm 2002 – 2003. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 5,2 tỷ USD tăng 15% so với năm 2003. Ƣớc tính xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2005 đạt 6,2 tỷ USD. Ngày 11/3/1998, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bốmiễn trừ áp dụng tu chính án JackSon – Vanik cho Việt Nam2, kểtừ đó tới nay năm nào Hoa Kỳ cũng miễn trừ áp dụng tu chính án này đối với Việt Nam và với số phiếu năm sau cũng cao hơn năm trƣớc đặc biệt là năm 2003 Quốc hội Hoa Kỳ đã không còn đƣa tu chính án ra để xem xét đối với Việt Nam nữa. “Mặc

2 Theo Đặng Hƣơng , http://vietbao.vn/Chinh-Tri/TT-Bush-de-nghi-mien-ap-dung-luat-Jackson-Vanik-voi- Viet-Nam/20013939/96/

23

dù tu chính án xem xét chỉ là hình thức chiếu lệ song điều đó cũng chứng tỏ rằng ngay đến những thủ tục nhƣ vậy cũng không còn hợp thời nữa. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã đi vào thực chất và có chiều sâu”.

Cùng với những thay đổi và phát triển về thƣơng mại giữa hai nƣớc thì Hoa Kỳ cũng đã triển khai những gói viện trợ nhân đạo, hỗ trợ cải cách hành chính, khoa học kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo…cho Việt Nam thông qua hình thức ODA song phƣơng, đa phƣơng và qua các tổ chức kinh tế thế giới nhƣ OECD, World Bank, ADB hay USAID…

Mới đây nhất, sự kiện đánh dấu một bƣớc tiến mới của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là việc Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang sang thăm hữu nghị Hoa Kỳ từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 7 năm 2013. Chuyến thăm đã thực sự mở rộng và nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực. Đối với Việt Nam, việc tăng cƣờng quan hệ với Hoa Kỳ nằm trong đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đƣa các mối quan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu và ổn định. Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện. Theo đó, hợp tác giữa hai nƣớc sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực: chính trị - đối ngoại, kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, giáo dục, khoa học – công nghệ và quốc phòng – an ninh.

Chuyến thăm hƣớng tới ba mục tiêu chính :

Thứ nhất, chuyến thăm là một bƣớc quan trọng triển khai đƣờng lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng XI nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác quan trọng, nhất là các nƣớc lớn, trong đó có Hoa Kỳ.

Thứ hai, đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên trong vòng 5 năm qua giữa

hai bên. Chuyến thăm của Chủ tịch nƣớc nhằm xác lập khuôn khổ cho quan hệ song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn mới. Thúc đẩy quan hệ

24

hai nƣớc phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, nhất là trong các lĩnh vực hai nƣớc có chung lợi ích và ta ƣu tiên nhƣ kinh tế, thƣơng mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo để phát triển đất nƣớc, giải quyết hậu quả chiến tranh...

Thứ ba, chuyến thăm thể hiện thiện chí của Việt Nam trong việc sẵn

sàng trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng về các vấn đề hai bên còn có khác biệt về quan điểm, trong đó có vấn đề nhân quyền, qua đó tăng cƣờng hiểu biết, thu hẹp giảm thiểu bất đồng, khác biệt, đồng thời khẳng định đƣờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc bảo đảm và tôn trọng nhân quyền.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, các lãnh đạo Bộ ngành của ta cũng có nhiều cuộc làm việc rất bổ ích, thiết thực với các đối tác Hoa Kỳ, trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, giáo dục đào tạo và an ninh quốc phòng. Trên tinh thần đó, chuyến đi đã đạt đƣợc một số kết quả nổi bật nhƣ :

Về chính trị : kết quả lớn nhất của chuyến thăm là hai bên đã xác lập

quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, định hình khuôn khổ quan hệ song phƣơng cho giai đoạn mới cũng nhƣ hƣớng phát triển của quan hệ trong những năm tới.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung, đề cập toàn diện những nguyên tắc và nội hàm của quan hệ hai nƣớc đƣợc xác lập theo khuôn khổ mới, trong đó có tôn trọng Hiến chƣơng Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Khuôn khổ quan hệ bao gồm các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thƣơng mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trƣờng và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch.

25

Đây là những lĩnh vực hợp tác ta và Hoa Kỳ đã và đang triển khai tƣơng đối hiệu quả, tuy nhiên hai bên đều mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nƣớc theo hƣớng thực chất và bền vững.

Hai bên nhấn mạnh Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ phục vụ lợi ích chung của nhân dân hai nƣớc mà còn góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vƣợng trong khu vực và trên toàn thế giới.

Ngoài ra Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn tăng cƣờng quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ trong quá trình triển khai đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, đóng góp tích cực vào việc xây dựng khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng hòa bình, ổn định và thịnh vƣợng, muốn phát triển quan hệ tốt đẹp với tất cả các nƣớc lớn trong đó có Hoa Kỳ.

Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ mở rộng hợp tác với Châu Á – Thái Bình Dƣơng vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Hai bên cũng đã đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại thƣờng kỳ giữa hai Bộ trƣởng Ngoại giao; đối thoại giữa hai Quốc hội; xem xét trao đổi đoàn của các cơ quan Đảng.

Về kinh tế : hai bên coi đây là trọng tâm, nền tảng và động lực thúc đẩy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan hệ giữa hai nƣớc. Hai bên khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ Hoa Kỳ tiếp tục tới Việt Nam làm ăn kinh doanh, đặc biệt trong những lĩnh vực ƣu tiên của Việt Nam nhƣ công nghệ cao, năng lƣợng, chế tạo, môi trƣờng, công nghệ thông tin, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực...

Chúng ta đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trƣờng đầy đủ của Việt Nam; bỏ các rào cản thƣơng mại đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Việc trên 100 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ cùng Bộ trƣởng Thƣơng mại và Đại diện Thƣơng mại Hoa Kỳ tới dự cuộc gặp và lắng nghe Chủ tịch nƣớc trình bày về

26

triển vọng quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc cũng nhƣ giải đáp mọi thắc mắc cho thấy sự quan tâm cao của chính giới và các doanh nghiệp Hoa Kỳ về tiềm năng hợp tác kinh tế, đầu tƣ với Việt Nam.

Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Đây là Hiệp định của thế kỷ 21, giúp tăng cƣờng hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nƣớc thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện.

Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ song phƣơng trong khuôn khổ Hội đồng hiệp định khung về thƣơng mại và đầu tƣ (TIFA) và các tổ chức, thể chế khu vực và toàn cầu nhƣ ASEAN, APEC, WTO.

Nhân dịp này, doanh nghiệp hai nƣớc đã ký kết một số thỏa thuận nhƣ: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thƣơng mại và đầu tƣ trong lĩnh vực dầu khí và năng lƣợng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trƣơng thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE.

Tại các cuộc gặp gỡ, trao đổi với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chủ tịch nƣớc ta đã đề nghị WB tiếp tục dành cho Việt Nam vốn vay ƣu đãi IDA, hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và đề nghị IMF tăng cƣờng tƣ vấn chính sách, ủng hộ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng ở Việt Nam. Chủ

27

tịch WB và Giám đốc điều hành IMF khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và tin tƣởng với các biện pháp toàn diện hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ vƣợt qua đƣợc các thách thức kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng oda của hoa kỳ ở việt nam (Trang 26)