Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 81)

* Nhóm giải pháp về nhận thức

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa viết: “Nhận thức của một bộ phận không ít cấp uỷ Đảng, cán bộ, đảng viên về thanh niên và công tác thanh niên chưa đầy đủ, nhiều mặt còn khoán trắng cho Đoàn; tổ chức chỉ đạo thiếu tập trung; đánh giá thanh niên còn theo kinh nghiệm, cảm tính, gia trưởng, thiếu tin tưởng thanh niên; một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá,

biến chất không là tấm gương để thanh niên học tập và noi theo. Một bộ phận gia đình ít quan tâm, thiếu giáo dục và nêu guơng đối với con cháu”[ 23, tr.04].

Có thể nhận thấy ở độ tuổi thanh niên, con người sinh lý phát triển và hoàn chỉnh sớm hơn con người xã hội. con người sinh lý là con người của đam mê, nhiệt huyết, giàu cảm tính. Con người xã hội là con người của chuẩn mực, của lý trí. Khi cảm tính vượt quá lý tính tức là vượt qua hệ chuẩn mực, một bộ phận thanh niên có thể có những nhược điểm. Thanh niên là những con người trẻ trung, năng động, dễ tiếp xúc với cái mới nhưng lại xốc nổi, bồng bột, thiếu suy nghĩ, thiếu kinh nghiệm. Ngọn lửa nhiệt tình dễ bùng phát nhưng cũng dễ vụt tắt. Sự nhạy cảm của lứa tuổi đang lớn có thể khiến họ dễ tiêm nhiễm những thói xấu, những ảnh hưởng không lành mạnh từ văn hóa và lối sống ngoại lai.

Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên là giúp họ tự định vị mình trong không gian văn hóa của cộng đồng, đặt họ vào một môi trường văn hóa lành mạnh, từ đó mà định hướng đúng cho sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của thanh niên.

Xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các đoàn thể, của gia đình, nhà trường và của chính bản thân thanh niên. Do vậy, trước mắt phải nâng cao nhận thức cho thanh niên, gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, xã hội trong việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên.

Trước hết, phải nâng cao nhận thức trong chính bản thân thanh niên. Đây là một trong những giải pháp quan trọng đến việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên. Thanh niên toàn Thành phố Hà Nội nói chung và thanh niên ngoại thành nói riêng cần nhận thức được vị trí, vai trò của lối sống đẹp, lối sống văn hoá; về sự cần thiết phải xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên; từ đó ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng lối sống văn hoá.

Không thể xây dựng được lối sống văn hoá trong thanh niên nếu chính bản thân thanh niên không chủ động, tích cực xây dựng. Do vậy, Bản thân thanh niên ngoại thành Hà Nội phải tự giác, tự nguyện và tích cực làm thay đổi lối sống của mình, trong nhận thức và hành động.

Thanh niên ngoại thành Hà Nội phải nhận thức được vị trí, vai trò chủ nhân tương lai của mình, bổn phận và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng Thủ đô Hà Nội văn

minh, hiện đại; xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Phải loại bỏ trong thanh niên tư tưởng thờ ơ, bàng quang, vô trách nhiệm với chính mình; phải tạo ra những điều kiện tốt, môi trường sống lành mạnh để thanh niên có cơ hội tham gia từ đó hình thành lối sống văn hoá trong thanh niên.

Thứ hai, phải nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về sự cần thiết phải xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên.

Để tạo ra lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục trong việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên.

Đây là quan điểm cơ bản, là nguyên tắc của nền giáo dục tiến bộ nói chung và công tác xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên nói riêng. Song thời gian qua, các chủ thể xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên chưa nhận thức đầy đủ và thực hiện không nhất quán.

Gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái, hình thành nhân cách ban đầu cho các thành viên. Ngoài chức năng tái sản xuất ra con người thì việc nuôi dưỡng con người trưởng thành về mọi mặt cả thể chất lẫn tinh thần là chức năng chủ yếu. Cho dù gia đình hiện nay có những biến động do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhưng nó vẫn giữ vai trò là hạt nhân, xây dựng nền móng xã hội, là nơi nuôi dưỡng và hình thành nên lối sống văn hoá của thanh niên.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng viết: “ Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách[ 24, tr.77].

Gia đình có vị trí quan trọng trong việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên. Trong thực tế, do sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều gia đình mải chạy theo lợi ích kinh tế nên đã có sự sao nhãng trong việc giáo dục con em mình, để các em sống buông thả, phó mặc cho nhà trường và xã hội từ đó không quản lý chặt chẽ các em dẫn đến nhiều thanh thiếu niên sa vào các tệ nạn xã hội, hư hỏng mà không biết, hoặc khi biết thì đã quá muộn. Do vây, phải làm cho gia đình, các thành viên trong gia đình thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc hình thành nên những nhân cách đẹp, những con người có lối sống văn hoá. Các gia đình phải nhận thức được xây dựng được

các thành viên có lối sống văn hoá là hạnh phúc của gia đình và các thành viên trong gia đình. Các bậc cha mẹ trong gia đình là người giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục con cái phải nhận thức được rằng việc hình thành ở các con lối sống văn hoá là thành đạt của cha mẹ, là niềm vui, là niềm tự hào của bản thân và gia đình.

Bên cạnh gia đình, hệ thống nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lối sống văn hoá cho thanh niên. Bởi vì, Nhà trường là thiết chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục – đào tạo, có người dạy và người học, có các công cụ( chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dậy học…) với hình thức tồn tại là lớp học, hình thức hoạt động là giờ lên lớp, bài học, bài kiểm tra, thi…

Môi trường văn hóa- sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học. Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục, xã hội hóa cá nhân. Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa cá nhân.

Có thể khẳng định nhà trường có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách của thanh, thiếu niên. Điều này đòi hỏi các nhà trường phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, phải có những chương trình, hành động cụ thể góp phần hình thành lối sống văn hoá trong chính nhà trường và trong thanh thiếu niên. Điều đó sẽ tạo ra điều kiện tích cực để hình thành lối sống văn hoá ở mỗi người, góp phần cùng với gia đình và xã hội tạo ra lớp người có ích cho xã hội, có lối sống đẹp.

Ngoài gia đình, nhà trường các cấp chính quyền, đoàn thể của Thành phố trong đó nòng cốt là Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên thành phố cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên Hà Nội nói chung và đối với thanh niên ngoại thành nói riêng, từ đó có những chủ trương, chính sách, định hướng, hành động thiết thực tạo ra những điều kiện thuận lợi góp phần để thanh niên hình thành nên lối sống văn hoá.

Các cấp chính quyền, đoàn thể của Thành phố phải tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, nhiều hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Đền ơn đáp nghĩa”, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều hoạt động lao động sản xuất tạo ra bầu không khí tích

cực để thanh niên được tham gia. Phải ban hành, xây dựng những thiết chế văn hóa phù hợp với mỗi địa phương, phải ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội .v.v…Nói cách khác, việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên là trách nhiệm chung của toàn xã hội, từ đó có trách nhiệm cao đối với thanh niên tránh những nhận thức không đúng, những thái độ vô cảm, phó mặc cho gia đình, cho thanh niên. Các cấp chính quyền Thành phố phải nhận thức được rằng việc hình thành nên một lớp thanh niên mới có lối sống văn hoá là một thành công, là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, người thủ đô văn minh, lịch sự.

* Nhóm giải pháp về giáo dục tư tưởng, công tác tổ chức thực hiện

+ Về công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên ngoại thành Hà Nội.

Văn kiện Đại hội Đoàn Toàn quốc lần thứ IX viết: “ Trước hết, các đồng chí phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới và mở rộng các hình thức sinh hoạt, học tập, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, lý luận, quán triệt đường lối nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ thanh niên, xây dựng bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin, xác định rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu và nhiệm vụ của đất nước, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí chiến thắng đói nghèo, lạc hậu và xây dựng lối sống mới có kỷ cương, có văn hóa trong thanh niên và trong toàn xã hội ”[03, tr.04].

Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên ngoại thành Hà Nội bao gồm những nội dung cơ bản như: Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lý tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cùng đạo đức và nếp sống mới.

Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giúp cho thanh niên nhận thức rõ bản chất ưu việt của chế độ xã hội ta, hiểu được con đường phát triển của đất nước, những lợi ích cơ bản của giai cấp, dân tộc..., qua đó hình thành niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên. Nó tạo nên sức mạnh và nguồn lực tinh thần to lớn thúc đẩy thanh niên tham gia tích cực vào các phong trào chính trị thực tiễn phù hợp với lý tưởng cách mạng của dân tộc.

Giáo dục cho thanh niên đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đường lối, chính sách đó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể nước ta hiện nay. Qua đó nâng cao nhận thức về Đảng, về vai trò của Đảng đối với vận mệnh và sự phát triển tương lai dân tộc. Khi thanh niên có nhận thức đầy đủ và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng Đảng, thì mới có hành động đúng để tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng và lợi ích của dân tộc.

Giáo dục pháp luật để thanh niên nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của một công dân, sống đúng chuẩn mực và hành xử trong khuôn khổ của pháp luật, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật trong thanh niên. Qua đó, thanh niên có niềm tin, tình cảm trong sáng, thái độ tích cực trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật và hành xử đúng hướng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giáodục cho thanh niên nhận thức sâu sắc về lý tưởng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Đây là mục tiêu cơ bản, lâu dài, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Đồng thời đó cũng là lợi ích cơ bản của cả dân tộc Việt Nam. Qua đó củng cố niềm tin, kiên định mục tiêu, lý tưởng đúng đắn của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn trong thanh niên. Khơi dậy trong thanh niên ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời khắc phục những tư tưởng dao động, hoài nghi, mong đợi trong thanh niên, rèn luyện ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bên cạnh đó việc giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương cho thanh niên ngoại thành cũng là điều hết sức cần thiết. Qua giáo dục truyền thống cách mạng nhằm truyền lại cho thế hệ trẻ tinh thần, khí thế hào hùng của ông cha, các thế hệ thanh niên đi trước trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Được tiếp thêm sức mạnh truyền thống, lớp thanh niên hôm nay sẽ nhân lên sức mạnh của mình lên tầm cao mới hướng vào mục tiêu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước cũng như của Hà Nội.

Giáo dục đạo đức, nếp sống mới cho thanh niên là yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay, cần giáo dục cho thanh niên có lối sống lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa dân tộc. Giáo dục cho thanh niên có được ý thức, vai trò, trách nhiệm

trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh, xây dựng đời sống cộng đồng lành mạnh. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, giúp đỡ người già không nơi nương tựa, những người tàn tật, trẻ em mồ côi, tật nguyền, tham gia hiến máu nhân đạo… Nâng cao tinh thần đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, chống văn hóa phẩm độc hại… Tham gia, thực hiện tốt các hoạt động trên, thanh niên góp phần to lớn vào việc xây dựng và phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương.

Để giáo dục có hiệu quả những nội dung trên cho thanh niên ngoại thành đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, nhà trường… trên địa bàn ngoại thành Hà Nội cần phải sử dụng đa dạng các hình thức như: mít tinh, họp mặt, nói chuyện truyền thống, tổ chức hội trại, về nguồn, hội thi, hội diễn, thi tìm hiểu, phát thanh, phát sóng truyền hình, áp phích, tờ rơi, panô, biểu ngữ, các phong trào hành động cách mạng; tổ chức học tập các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Đoàn… Qua đó nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị cho thanh niên ngoại thành. Thông qua những hình thức giáo dục này sẽ hình thành trong thanh niên ngoại thành lối sống lành mạnh, lối sống văn hoá.

+ Về công tác tổ chức thực hiện

Về phía gia đình: Phải thường xuyên quan tâm tạo dựng lối sống văn hóa cho các thành viên đặc biệt là thanh, thiếu niên.

Gia đình, trước hết là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành nhân cách cho thanh niên.Trong gia đình phải làm cho các thành viên hình thành thái độ tôn trọng, giữ gìn tôn ti, trật tự trong gia đình, lắng nghe và dân chủ. Hiếu kính với tổ tiên, ông bà cha mẹ, thể hiện sự trân trọng cội nguồn, người sinh thành. Phân công hợp lý việc nhà, giáo dục phận sự xây dựng gia đình cho mọi thành viên. phải giáo dục các thành viên hình thành tình yêu thương giữa các thành viên. Tình thương yêu giữa các thành viên sẽ là cơ sở hình thành đức hy sinh, tấm lòng thủy chung, trái tim nhân hậu, con người nhờ đó mà sống có tâm, có nghĩa, có tình để thấu

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)