Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 29)

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, từ 20053 phút đến 21023 phút vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Hưng Yên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Nhờ vị trí này mà Hà Nội là đầu mối giao thông, giao lưu hàng hóa, dịch vụ, thu hút lao động và các mặt hàng hoạt động khác với các tỉnh và hội nhập quốc tế. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, có các sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cầu.

Ngày 25 tháng 5 năm 2009 Quốc hội ra Quyết định mở rộng địa giới hành chính Hà Nội bằng cách sát nhập toàn bộ Tỉnh Hà Tây, Huyện Mê Linh của Tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của Huyện Lương Sơn -Tỉnh Hoà Bình. Theo đó trái tim của cả nước có diện tích 3.344,6 km2, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện (trong đó có 10 quận, 01 thị xã, 18 huyện) và 577 đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn (trong đó có 154 phường, 22 thị trấn, 401 xã, 7 xã nghèo, miền núi, dân tộc, khó khăn). Trong số 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã của Hà Nội thì có tới 18 huyện và 01 thị xã; có thể xác định số huyện, thị xã này thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội. Theo cách hiểu như vậy thì ngoại thành Hà Nội có diện tích là 2.851.96 km² (chiếm tới 85% diện tích tự nhiên toàn Thành Phố). Trong đó Thị xã sơn Tây có diện tích 113,46 km²; Huyện Quốc Oai có diện tích là 147,01 km²; Huyện Thạch Thất có diện tích là 202 km² chiếm khoảng 16,2% diện tích ngoại thành và 13,8% diện tích Thành phố Hà Nội [ 63 ].

Thành phố Hà Nội nói chung và khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng có sắc thái đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-240C, độ ẩm tương đối cao, dao động từ 78 - 87%. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 1600 đến 1800mm.

Chế độ thủy văn của Thành phố Hà Nội và khu vực ngoại thành chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn của sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ… và một số sông nhỏ khác chảy qua khu vực này.

Địa hình ngoại thành Hà Nội và khu vực ngoại thành Hà Nội có độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mực nước biển. Nhìn chung địa hình Hà Nội thấp dần từ Tây sang Đông. Vùng đồi chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn và phía Tây thuộc huyện Ba Vì. Vùng đồng bằng chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên. Trong đó phía Nam của huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, phía Đông của huyện Ba Vì và phía Tây của huyện Thạch Thất là đất bạc màu; Còn lại là đất đai phì nhiêu, màu mỡ.

Trên địa bàn Hà Nội đặc bịêt là khu vực ngoại thành Hà Nội có khoáng sản như than bùn ở huyện Đông Anh, vàng sa khoáng và thiếc sa khoáng ở huyện Sóc Sơn, đặc biệt là khoáng sản như Cao Lanh, sét khó chảy ở Sóc Sơn, sét gạch ngói ở Gia lâm, Sóc Sơn, ngoài ra còn có sét dung dịch, cát xây dựng, đá ong…

Có thể nói, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú là điều kiện cần thiết và quan trọng cho lao động, sản xuất đạt hiệu quả cao của nhân dân Hà Nội nói chung và khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng. Điều này cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để xây dựng lối sống văn hoá đối với nhân dân ngoại thành nói chung và thanh niên ngoại thành Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)