Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 69)

2.1.2.1.Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu vừa nêu, thực trạng xây dựng lối sống văn hoá của thanh niên ngoại thành Hà Nội trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, biểu hiện rõ ở hầu hết những hoạt động nhằm xây dựng những giá trị, những “ chuẩn mực” mà chúng tôi đã phân tích.

* Về giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thanh niên

Về giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục lý tưởng cộng sản cho thanh niên Thành phố nói chung và thanh niên ngoại thành Thành phố Hà Nội nói

riêng mà các cấp Chính quyền và các tổ chức Đoàn thanh niên thực hiện trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Đó là, việc tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục chưa đồng đều, chưa toàn diện tại từng đơn vị và từng cấp độ, chưa tác động nhiều đến thanh niên trung bình và thanh niên chậm tiến. Các nội dung giáo dục lý tưởng cộng sản, giáo dục ý thức giai cấp công nhân, ý thức cảnh giác cách mạng trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch…chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Có lúc, có nơi việc tổ chức các hoạt động giáo dục còn mang nặng tính hình thức, nội dung hời hợt; chưa tìm ra được những hình thức thật sinh động để nâng cao hiệu quả giáo dục…

Trong giai đoạn hiện nay, chủ đề yêu nước trong tuyên truyền, giáo dục thanh niên không thể chung chung, trừu tượng mà yêu nước phải gắn với yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hiện nay, phải gắn liền với giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên.

Lý tưởng phai nhạt đã khiến nhiều thanh niên quay lưng với các giá trị truyền thống của dân tộc. Hiểu biết của thanh niên về những vấn đề lịch sử, văn hoá của dân tộc là rất đáng báo động. Không hiểu được cội nguồn tổ tiên thì những điều này cũng xem như, không có ý thức tự hào về cội nguồn dân tộc là nền tảng của lý tưởng sống. Vì vậy, việc lãng quên quá khứ, tổ tiên đồng nghĩa với việc thiếu lý tưởng sống đúng đắn, suy giảm tình yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc.

Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Thị xã Sơn Tây năm 2011 viết: “ Ở một bộ phận không nhỏ chi đoàn chưa thực hiện thường xuyên công tác tư tưởng của Đoàn, chưa xem đó là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ - đoàn viên (…). Bản lĩnh chính trị của một bộ phận đoàn viên vẫn chưa được khẳng định rõ rệt”[31, tr. 03 ].

Hoạt động giáo dục và xây dựng tư tưởng chính trị chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, nhiều thanh niên thiếu một lý tưởng sống cao đẹp. Điều này đã dẫn đến nhiều hiện tượng thiếu lành mạnh trong lối sống của một bộ phận thanh niên nói chung và thanh , niên ngoại thành nói riêng. Trong đó có cả những hiện tượng phai nhạt lý tưởng, niềm tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa.

* Về giáo dục tình yêu lao động và lao động sáng tạo cho thanh niên

Bên cạnh việc tổ chức các phong trào tình nguyện, các công trình thanh niên, mà các cấp Chính quyền và tổ chức Đoàn thanh niên thực hiện đã góp phần khích lệ, phát huy tình yêu lao động, lao động sáng tạo trong thanh niên ngoại thành. Tuy nhiên, hiện nay Thành phố Hà Nội nói chung và khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng đang chịu một sức ép lớn về tạo việc làm cho lao động trẻ, đặc biệt là khu vực ngoại thành. Nếu không có việc làm thì không thể nói đến tình yêu lao động và lao động sáng tạo được. Đây là vấn đề lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ, khả năng của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản.

Theo khảo sát, điều tra ban đầu của Đoàn thanh niên Thành phố trong tổng số 68.000 thanh niên ngoại thành ở 30 xã trên 18 huyện thì có tới trên 80 % thanh niên trong số đó thiếu việc làm [64]. Số thanh niên thiếu việc làm này thường ở các dạng sau:

Thứ nhât, hiện nay yêu cầu nhiều công việc ở trình độ cao nên số thanh niên này không đáp ứng được

Thứ hai, nhiều thanh niên trình độ thấp nhưng lại không muốn làm những việc nặng nhọc, thu nhập thấp, đặc biệt là những người trong các gia đình có tiền bán đất.

Những con số trên đây phần nào phản ánh tình trạng lao động và việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành thành phố. Trong khi phần lớn thanh niên hăng say lao động thì vẫn còn một bộ phận chây lười, biếng nhác, sống bám vào cha mẹ, chỉ biết ăn chơi. Để có tiền cho những cuộc chơi họ trở thành những kẻ cắp, thậm chí kẻ cướp. Trong số những người phải ra trước vành móng ngựa vì những hành vi vi phạm pháp luật, có không ít người đang ở độ tuổi thanh niên.

Trong vài năm gần đây, do quá trình đô thị hoá, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các huyện ngoại thành bị thu hẹp, một số đông thanh niên không muốn làm nông nghiệp. Làn sóng chuyển dịch lao động trẻ vào nội thành làm nghề lao động giản đơn ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng thiếu lao động chính nông thôn lúc mùa vụ. Mặc dù khi được hỏi có 68% trong số 3000 thanh niên không muốn phải xa quê, tất cả họ đều mong muốn có việc làm ổn định tại địa phương [64]. Số thanh niên nông thôn khi thay đổi nghề nghiệp, do học vấn thấp, không có tay nghề và vốn liếng để sản xuất kinh doanh nên phần đông cuộc sống bấp bênh. Cùng với đó, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đi cùng với những tệ

nạn xã hội, tệ nạn ma tuý, mại dâm, tình trạng phạm pháp đang ngày càng gia tăng và tác động xấu tới thanh niên.

Thực trạng này đang đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm thiết thực đến việc làm cho lao động trẻ, cho thanh niên thì mới có môi trường, có thực tiễn cho việc giáo dục tình yêu lao động và lao động sáng tạo cho thanh niên.

* Về giáo dục đạo đức cách mạng, sống có nghĩa tình, trung thực, tiết kiệm

Trong những phẩm chất mà Thành đoàn Hà Nội đặt ra như là tiêu chí để giáo dục, rèn luyện thanh niên( Yêu nước, hiếu thảo, kính thầy, thương người, hiếu học, trung thực, kỷ luật, tiết kiệm…) đã phản ánh những tiêu chuẩn cần thiết của đạo đức cách mạng. Tuy nhiên, sức hấp dẫn lôi cuốn của các hình thức giáo dục hiện nay còn nghèo nàn, mới chỉ dừng lại ở các cuộc thi tìm hiểu, biểu dương người tốt, việc tốt ( mà không phải đã tiến hành thường xuyên ở các tổ chức đoàn cơ sở).

Nhận thức về đạo đức cách mạng của thanh niên còn nhiều bất cập. Kết quả điều tra phiếu hỏi đã cho thấy nhận thức còn mơ hồ trong thanh niên về đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

Về tiêu chuẩn sống có đạo đức thì chỉ có 17,94 % có ý kiến cho là cần có đạo đức cách mạng, 36,7% cho là cần có đạo đức theo gương Bác Hồ, chỉ có 15,57% ý kiến cho rằng cần có đạo đức cộng sản chủ nghĩa( xem phụ lục).

Về các tiêu chí sống có nghĩa tình, trung thực, tiết kiệm cũng đã được tuyên truyền giáo dục và xây dựng trong thanh niên. Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường với những mặt trái của nó, những lệch lạc trong nhân cách vẫn còn tồn tại ở một bộ phận thanh niên. Thói lười biếng, dối trá, ăn chơi xa hoa, chạy theo những thị hiếu thấp hèn vẫn còn tồn tại trong không ít thanh niên ngoại thành.

Do việc giáo dục đạo đức, lối sống còn hạn chế, hiện tượng thanh niên nghiện hút còn nhiều.

Theo số liệu của Công an Thị xã Sơn Tây cho thấy, số người nghiện ma tuý hàng năm đều tăng. Nếu năm 2002, con số này là 213 người thì đến năm 2005 là 612 người. Song, số liệu này vẫn thấp so với thực tế. Số người nghiện tính đến năm 2010 ước tính là trên 800 người. Trong đó, số người nghiện chủ yếu là nam, chiếm 96,9%, nữ 3,04%. Số người nghiện tập trung ở độ tuổi còn trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 46,5%; từ 30 đến dưới 40

tuổi chiếm 39,73%. Điều đặc biệt, có khoảng 1/3 trong số những người nghiện đã học hết cấp III; 1,95% đã học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và 1,66% học đại học. ( nguồn Công an Thị xã Sơn Tây).

Từ tình hình trên, bài trừ ma tuý là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chính quyền và nhân dân Thành phố nói chung và ở các huyện ngoại thành nói riêng. Không thể có một môi trường văn hoá lành mạnh nếu như tội phạm ma tuý vẫn lén lút hoạt động, cướp đi tuổi trẻ của biết bao thanh niên, cướp đi hạnh phúc của bao gia đình. Nếu không ngăn chặn và xoá bỏ tệ nạn ma tuý thì việc giáo dục đạo đức cách mạng, sống có nghĩa tình, tiết kiệm v.v…sẽ rất khó thực hiện trong nhiều đối tượng thanh niên ngoại thành.

* Về giáo dục tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật cho thanh niên

Cùng với phong trào thanh niên tình nguyện, các công trình thanh niên, các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, việc giáo dục tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật, tôn trọng kỷ cương, quy ước của cộng đồng cũng đã được đặt ra trong xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, ở phương diện này cũng vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Do những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, do phương thức hoạt động và cả công tác giáo dục, tuyên truyền của tổ chức Đoàn các loại hình cơ sở chưa chuyển kịp với yêu cầu mới cho nên việc giáo dục về tinh thần tập thể, chủ nghĩa tập thể, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống thói lười biếng, ỷ lại, trông chờ ở thanh niên ngoại thành còn nhiều hạn chế.

Việc giáo dục và xây dựng nếp sống theo kỷ cương pháp luật dù đã được quan tâm song vẫn chưa đạt được yêu cầu mong muốn.

Ý thức tổ chức, kỷ luật, văn hoá pháp luật còn thấp ở một bộ phận thanh niên, kể cả thanh niên nội thành và thanh niên ngoại thành, cả thanh niên ở các khu vực hành chính, sự nghiệp trường học cũng như ở các khu vực sản xuất, kinh doanh.

Thực tế cho thấy rằng, việc sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thực hiện đầy đủ các quy chế, quy ước của cộng đồng còn rất hạn chế ở thanh niên ngoại thành. Thời gian qua có nhiều loại hình cơ sở của Thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy vậy, lực lượng thanh niên nhất là thanh niên ngoại thành tham gia vào xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước …còn rất ít. Tính tự do, vô kỷ luật vẫn tồn tại ở một bộ

phận không ít thanh niên…Đây cũng là một thực trạng đưa đến hệ quả là một bộ phận thanh niên sa ngã, tội phạm và phải chịu vào vòng lao lý.

* Về giáo dục ý thức không ngừng học tập, nâng cao trình độ cho thanh niên

Ở phương diện này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc giáo dục và xây dựng ý thức ham học hỏi, hiếu học ở thanh niên ngoại thành. Ngay cả đối tượng thanh niên ở các trường đại học, cao đẳng nhiều vấn đề về ý thức học tập, động cơ học tập cũng còn hạn chế

Nổi lên trong những hạn chế ở lĩnh vực này là động cơ học tập. Nhiều thanh niên cố gắng học tập thật giỏi chỉ để có công ăn việc làm, lo cho gia đình( quan điểm này có phần mang tính thực dụng, khó chấp nhận đối với những trí thức tương lai)…Do không xây dựng được một động cơ học tập đúng đắn nên không ít thanh niên học để đối phó, học vì gia đình ép buộc điều đó dẫn đến những hiện tượng mua điểm, chạy điểm, quay cóp ở một bộ phận không nhỏ học sinh còn tồn tại…Nhiều thanh niên không có ý thức học tập rõ ràng nên không có sự cố gắng cao nhất để nâng cao trình độ.

* Về giáo dục ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

Nhiều cấp Chính quyền và tổ chức Đoàn thanh niên ở ngoại thành chưa chú ý đúng mức tới công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trong thanh niên. Diện tác động và lôi cuốn của những hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa sâu rộng, chưa thường xuyên mà chỉ mang tính chất “ thời vụ”.

Các hoạt động “ xanh - sạch - đẹp” chưa trở thành phong trào lôi cuốn các đối tượng tham gia ở ngoại thành.

Quy hoạch Thành phố Hà Nội ở khu vực ngoại thành đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết về vệ sinh, hệ thống cấp thoái nước, không gian xanh…Đây cũng là những hạn chế khách quan, ảnh hưởng xấu đến việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trong thanh niên ngoại thành.

Một phần của tài liệu Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)