Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên, về xây dựng nền văn hoá mới nói chung và xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên nói riêng. Điêù này được thể hiện rất rõ trong những năm gần đây khi Đảng ban hành những nghị quyết chuyên đề về văn hoá, về thanh niên như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về “công tác thanh niên trong thời kỳ mới” số 04 – NQ/TW ngày 14/1/ 1993; tiếp đó Chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về “công tác thanh niên trong thời kỳ mới” số 66 –CT/TW ngày 20/3/ 1996; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về “ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” số 03 – NQ/TW ngày 16/7/1998; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về “ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” số 25- NQ/TW ngày 25/ 7/2008…vv.
Thông qua các Nghị quyết, chỉ thị có thể nhận thấy Đảng ta đã đánh giá cao vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên. Nghị quyết lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) viết: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”[16, tr.76 ]. Cùng với việc đánh giá cao tầm quan trọng của thanh niên, của công tác thanh niên Đảng ta cũng nhận rõ tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên. Đảng ta luôn luôn chú trọng việc giáo dục, bồi
dưỡng và rèn luyện thanh niên về đạo đức, lối sống nhằm tạo ra một thế hệ thanh niên mới xã hội chủ nghĩa có lối sống văn hoá.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) khẳng định: “ Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước[23, tr. 05].
Đường lối của Đảng là những đường hướng phát triển chung cho cả nước về các lĩnh vực. song mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi miền, mỗi dân tộc lại có trình độ phát triển khác nhau, có phong tục tập quán khác nhau, vì vậy Đảng bộ các tỉnh, các thành
phố phải xây dựng nghị quyết cho phù hợp với những đặc điểm của địa phương mình. Quán triệt tư tưởng đó, để xây dựng một Thủ đô văn minh, thanh lịch trong những
năm qua, Đảng bộ thành phố luôn coi trọng và quan tâm lãnh đạo công tác giáo dục chính trị, đạo đức lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên; đã ban hành những Nghị quyết, chương trình hành động phù hợp với đặc điểm của Thủ đô như Chiến lược phát triển thanh niên Thủ đô giai đoạn 2001 – 2010; Nghị quyết 16-NQ/TU của Thành ủy (khóa V) về “ công tác thanh niên trong trong tình hình mới”, chương trình hành động số 01- CTr/TU ngày 31/10/2008 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về “
Thực hiện Nghị quyết số 25.NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương ( khoá X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Chương trình 08- CT/TU của Thành ủy Hà Nội, về "Phát triển văn hóa, xây xựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội"; Kế hoạch 157- KH/ UBND của UBND thành phố về Phát triển văn hoá- xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011- 2015;…vv. Đây chính là những cơ sở quan trọng để các quận, huyện trên địa bàn Thành phố có những chủ trương, hành động cụ thể nhằm xây dựng thanh niên và lối sống văn hoá trong thanh niên.
Quán triệt quan điểm của Đảng, của Thành uỷ Hà Nội về công tác thanh niên, trong những năm qua Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động để thu hút thanh niên tham gia đó là các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa những ngày lế, ngày kỷ niệm lớn của Đảng; phổ biến giáo dục pháp luật, phổ
biến khoa học kỹ thuật … Ngoài ra Thành đoàn còn triển khai sâu rộng phong
trào lập thân, lập nghiệp đến tất cả các tổ chức đoàn tại các quận huyện. Tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai và Thị xã Sơn Tậy các tổ chức Đoàn đã vận dụng linh hoạt phong trào này với những hình thức rất phong phú đa dạng như phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong đó đối với thanh niên khối nông thôn đoàn chủ trương hỗ trợ thanh niên tích cực tham gia công tác phát triển kinh tế nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đối với thanh niên khu vực thành phố các tổ chức Đoàn đã mạnh dạn tổ chức các mô hình đoàn kết tập hợp thanh niên, giúp nhau lập thân lập nghiệp, động viên thanh niên mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất, mở cửa hàng, xưởng sản xuất kinh doanh, giúp đỡ dạy nghề...
Các cấp chính quyền Thành phố, cũng như các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động phổ biến pháp luật, thu hút thanh niên vào các hoạt động xã hội, thực hiện tốt quản lý hoạt động báo chí, đài phát thanh truyền hình, đã kịp thời phát hiện, tuyên dương những điển hình tốt trong thanh niên; ưu tiên phát hành các chương trình, ấn phẩm văn hóa mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao; những tác phẩm lành mạnh cho thanh niên; tăng cường quản lý, kiểm soát chương trình, nội dung và thông tin quảng cáo không có tác dụng hoặc đi ngược lại quan điểm xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản tổ chức sân chơi lành mạnh, các chương trình văn hóa chất lượng cao trong thanh niên…để định hướng lối sống cho thanh niên.
Các nhà trường trên địa bàn Thành phố nói chung và trên địa bàn ngoại thành ở các huyện Thạch thất, Quốc Oai và Thị xã Sơn tây nói riêng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục, bồi dướng lối sống văn hoá cho thanh niên. Đó là các hoạt động như phong trào“ Học tập – rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp" đã được đông đảo đoàn viên
khối trường THPT, TCCN trong toàn thành phố triển khai có hiệu quả; các hội thi, hội diễn, cắm trại, các hoạt động về nguồn, các hội thi học sinh, sinh viên tài năng thanh lịch, sân chơi vòng quay tri thức, trí tuệ trẻ, rung chuông vàng; tham gia vệ sinh cảnh quan môi trường nhà trường; các phong trào do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động như nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, nhà trường thân thiện học sinh tích cực... đã được diễn ra sôi nổi tạo khí thế thi đua trong tuổi trẻ học đường,
Các gia đình cũng đã có nhiều hình thức để giáo dục, bồi dưỡng lối sống văn hoá trong thanh niên như giáo dục con em biết quý trọng ông bà cha mẹ, biết tương thân tương ái, giữ gìn bản thân, không nói tục, chửi bậy; biết quý trọng sức lao động, tiết kiệm trong chi tiêu, yêu quý thiên nhiên, tham gia bảo vệ môi trường; sắp xếp đồ đạc ngăn nắp gon gàng, học hành chăm chỉ, sống giản dị, khiêm tốn ….
Có thể nhận thấy lĩnh vực văn hoá, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của hoạt động của cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các gia đình, nhà trường ở Thành phố Hà Nội nói chung và các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng. Những giá trị văn hoá ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực về khả năng tác động vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nét mới trong chuẩn mực văn hoá và trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới từng bước hình thành và phát huy tác dụng đối với xây dựng lối sống văn hoá của thanh niên Thành phố Hà Nội nói chung, thanh niên ngoại thành Hà Nội nói riêng.
Những sự thay đổi như vậy cho thấy việc xây dựng lối sống văn hoá trong thanh niên Hà Nội nói chung và thanh niên ngoại thành Hà Nội nói riêng đạt được những thành tựu quan trọng.
Như đã trình bày những đặc điểm cơ bản của lối sống văn hoá( ở chương 1), dưới đây chúng tôi sẽ phân tích quá trình xây dựng lối sống văn hoá của thanh niên ngoại thành Hà Nội dựa vào những đặc điểm đã nêu này:
* Về giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thanh niên ngoại thành Hà Nội
Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Thành phố Hà Nội lần thứ XII (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã xác định những thành tựu nổi bật, trong
đó đã: “Tạo được thế chủ động trong công tác giáo dục, góp phần hình thành lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa”[04, tr. 14]. Đây là một đánh giá khái quát khá đầy đủ những thành tựu về giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên của các cấp bộ Đoàn, trong đó nổi lên là “góp phần hình thành lớp thanh niên giàu lòng yêu nước”.
Để giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, các cấp Chính quyền, Đoàn thể và đặc biệt là Đoàn thanh niên Thành phố Hà Nội và các huyện ngoại thành đã đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng niềm tin vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ngoại thành. Rất nhiều hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng sinh động đã được vận dụng. Một trong những hình thức, tiêu biểu là tổ chức các hoạt động “về nguồn” và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thanh niên ngoại thành... thông qua các hoạt động mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, gặp mặt, nói chuyện truyền thống của các cựu chiến binh, các vị lão thành cách mạng, diễn đàn thanh niên, thăm quan cắm trại, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao... Qua đó phát huy mạnh mẽ sức trẻ trong các phong trào thi đua ái quốc, góp phần nâng cao lòng yêu nước trong thanh niên.
Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ là việc làm được tiến hành thường xuyên ở Thành phố Hà Nội nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng. Thông qua cuộc vận động “Tuổi trẻ Thủ đô học tập và làm theo lời Bác”, tuyên truyền ca khúc cách mạng, hoạt động về với Điện Biên, giáo dục truyền thống Thăng Long - Hà Nội, trách nhiệm của thanh thiếu nhi đối với Thủ đô 1000 năm tuổi…vv. Công tác giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, tư tưởng được thực hịên thông qua các hình thức linh hoạt, có hiệu quả và đi vào chiều sâu như: Giao lưu, “gặp mặt nhân chứng lịch sử”, “Hành trình về với Điên Biên”, “Thăm chiến trường xưa”, “Thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sỹ”… đã tác động lôi cuốn đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, cổ vũ từ cơ sở đến cấp Thành phố; diễn đàn “Nghe thanh niên nói, nói thanh niên nghe” được tổ chức đều khắp các khu vực dân cư.
Có thể nhận thấy, rất nhiều hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống được sử dụng nhằm nuôi dưỡng, bồi đắp tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thanh niên ngoại thành và thanh niên toàn Thành phố.
Báo cáo Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2011 của Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Thạch Thất viết:
“ Công tác giáo dục truyền thống được triển khai sâu rộng đến đông đảo Đoàn viên thanh niên thông qua các hình thức: Mít tinh kỷ niệm, gặp mặt, nói chuyện truyền thống, thăm quan cắm trại, các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao…đã thu hút đông đảo Đoàn viên thanh niên tham gia nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm 3/2, 26/3, 30/4, 7/5, 19/5, 27/7, 2/9…Năm 2009 Ban thường vụ Huyện đoàn phối hợp với Hội cựu Chiến binh Huyện đã tổ chức đươc 148 buổi gặp mặt, nói chuyện truyền thống cho trên 20.000 lượt đoàn viên thanh niên ”[30, tr. 6]. Bên cạnh đó các cấp Chính quyền và Đoàn thanh niên đã tổ chức các cuộc vận động học tập, nghiên cứu tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các hoạt động trò chơi dân gian, ẩm thực dân gian ba miền... đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, qua đó khích lệ lòng yêu nước, tự hào dân tộc gắn với lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Thị xã Sơn tây năm 2010 viết:
“Cuộc vận động “Tuổi trẻ Sơn Tây học tập và làm theo lời Bác” đã được tập trung chỉ đạo, các đơn vị trực thuộc đổi mới nội dung, phương thức thực hiện cuộc vận động, tích cực phát động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các cơ sở Đoàn đã tổ chức 104 cuộc tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2011, có trên 11.283 lượt đoàn viên thanh niên tiếp thu; Tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Sơn Tây học tập và làm theo lời Bác”, tuyên dương 40 mô hình, gương điển hình thanh niên tiên tiến “Làm theo lời Bác”. Tiếp tục triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo lời Bác" theo tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với các hoạt động "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Sơn Tây" , trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên”[28, tr. 6] .
Với những hoạt động như vậy, công tác giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Theo một khảo sát của chúng tôi đối với thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có 52,84% số thanh niên được hỏi tin tưởng vào thành công của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; 54,27% tin vào thành công của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng( xem phụ lục)
Trong điều kiện hiện nay, lẽ sống cao đẹp của thanh niên phải gắn liền với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Lẽ sống cao đẹp là lẽ sống với tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa phải gắn với tinh thần quốc tế trong sáng, phải kiên quyết đấu tranh chống áp bức dân tộc, ủng hộ những cuộc đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới; đấu tranh chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá chủ nghĩa xã hội, đấu tranh chống lại