CÔNG VIỆC CẦN LÀM LÚC RỖI RÃ

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 84)

1. Trước khi viết

CÔNG VIỆC CẦN LÀM LÚC RỖI RÃ

• Trả lại các tài liệu đã mượn.

• Gửi băng chương trình (copy of tape) mà bạn đã hứa với cơ sở. • Ghi tên và số điện thọai trong sổ liên lạc với cơ sở.

• Cất giữ ghi chép của mình cẩn thận để có dịp dùng đến.

TÁC GIẢ

Neil Everton là đạo diễn (producer) thời sự truyền hình từng làm việc tại Đông Nam Á, Afghanistan, châu Phi và Bangladesh. Trong thời gian xảy ra chiến tranh vùng Vịnh, ông đã có mặt tại Iraq, Israel và Jordani, và đã nhiều lần tới Liên Xô; một trong những lần đó, ông đã đưa tin về cuộc đảo chính lật đổ Gorbachev.

Ông bắt đầu học nghề làm báo với tư cách là phóng viên các tờ báo tuần và báo buổi tối ở Anh. Ông làm phóng viên của hãng BBC tại một đài phát thanh địa phương, và sau đó làm đạo diễn phát thanh. Sau 3 năm làm biên tập bản tin thời sự của đài phát thanh, ông chuyển sang làm truyền hình - đầu tiên làm chuyên đề và sau sang làm tin.

Hiện nay, ông làm công tác tư vấn và giảng dạy về truyền hình và phát thanh và nhà báo tự do ở Nova Scotia, Canada. Ông chú trọng vào việc dạy viết tin tức và sản xuất video. Ông cũng giúp hãng CBS phát triển các chương trình đào tạo đa năng, và ông còn là giảng viên cao cấp của Ban Đào tạo báo chí của hãng BBC. Ông làm việc cho hãng CBC ở Canada, BBC và Quỹ Reuters ở Vương quốc Anh.

PHỤ LỤC

(* Phần phụ lục là ghi chép tại lớp học Kỹ thuật truyền hình do Quỹ Reuters tổ chức tại Hà Nội, 19 - 23/11/2001. Người dịch)

Viết lời dẫn - Writing intros

1. Summary (brief): tóm tắt (ngắn)

2. Preparation: chuẩn bị cho người nghe (background) 3. Context (sometimes): bối cảnh(thỉnh thoảng)

4. Tease: gợi mở, khiến người nghe muốn biết thêm. 5. Sell: thuyết phục người xem bài của bạn đáng xem. 6. Link: nối các phần của một chương trình thời sự dài.

7. Accommodation: điều chỉnh, thích nghi (con số, dữ liệu… có thể thay đổi).

Xác định trọng tâm của câu chuyện - Focus

Trọng tâm phải trả lời được các câu hỏi: 1. Ai? Who?

2. Làm gì? What? 3. Tại sao? Why?

Không nên có quá nhiều trọng tâm (focus) trong 1 câu chuyện.

Dựng

"Dựng là công việc sáng tạo nhất trong sản xuất truyền hình" (Bart Noonan, lớp Kỹ thuật Truyền hình của Reuters, Hà Nội, 19 - 23/11/2001)

Có ba phương pháp dựng:

1. Say Dog, See Dog(đọc trước, dựng sau) 2. See Dog, Say Dog (dựng trước, đọc sau)

3. Brick by Brick (Dựng lần lượt theo logic của câu chuyện kể bằng hình ảnh)

"Dựng được định nghĩa đơn giản là quá trình chọn lọc, sắp xếp, định thời gian và trình bày".

Chọn lọc

• Hình ảnh "biết nói", âm thanh. • Thời sự • Trường đoạn • Phỏng vấn mạnh Sắp xếp • Trình tự logic • Mở bài mạnh

• Thân bài có ý nghĩa • Kết ấn tượng

Định thời gian (Timing)

• Tạo nhịp phù hợp cho câu chuyện

• Điều chỉnh hình ảnh và âm thanh để tạo ảnh hưởng tối đa.

• Giữ độ dài thích hợp cho hình ảnh, âm thanh và phỏng vấn trên màn hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình bày

• Hình ảnh và âm thanh hiệu quả về mặt "cơ học" (không nhảy hình, v.v. . .)

• Tiếng và hình không đối chọi nhau. • Tạm ngưng (pauses) để người xem hiểu

Chuẩn bị trước khi dựng

• Băng, hộp đã dán nhãn

• Danh mục cảnh đã ghi mã thời gian TC • Tư liệu

• Đồ họa, âm nhạc • Nắm được câu chuyện • Số lần lên bảng chữ

• Trao đổi trọng tâm câu chuyện với người dựng.

"Mội khi dựng hai hình ảnh với nhau, ta tạo ra trong tâm trí người xem một hình ảnh thứ ba"

"Dựng tốt có thể cứu một thước phim xấu nhưng dựng dở sẽ làm hỏng những thước phim tuyệt vời".

Khi dựng hình, không:

• Dùng hình xấu

• Dùng cảnh đệm vô nghĩa

• Dùng các cảnh không giúp câu chuyện tiến triển.

• Dùng các cảnh mô tả quá trình ("process shots") khi bạn có thể kể câu chuyện.

• Dựng theo số (giây)

• Chọn cảnh tình cờ, hãy lấy phần tinh túy của cảnh. • Dựng nhảy hình

• Cắt vào & ra chuyển động của máy • Căt trước lúc hành động kết thúc. • Dựng cảnh máy lấy lại khuôn hình.

Khi dựng tiếng (âm thanh), không:

• Dùng âm thanh kém chất lượng. • Để các kênh tiếng im lặng.

• Để âm thanh tự nhiên to hơn lời bình. • Để mức âm thanh dao động hỗn loạn. • Kích tiếng nền (ambient sound).

• Dựng âm thanh vào ra đột ngột (cần vuốt tiếng vào, ra) • Lấp đầy tin, bài bằng lời bình, hãy ngưng nghỉ (Pause)

Muốn có tiết tấu nhanh, ta dựng:

• Chuyển động vào khuôn hình • Chuyển động ra khỏi khuôn hình • Chuyển động trong khuôn hình

• Với tiếng động tự nhiên ngắn, sắc ở đầu và cuối cảnh. • Nhịp của âm thanh tự nhiên và cắt hình theo âm thanh. • Cảnh ngắn.

Muốn có tiết tấu chậm, ta dựng:

• Trước lúc bắt đầu hànhđộng (rất hiệu quả khi chuyển cảnh.)

• Sau lúc hành động hoàn thành (không cắt trước lúc hành động hoàn thành)

• Cảnh không có chuyển động (pause - tạm ngưng để người xem hiểu) • Các cảnh dài.

1. Không dựng các hình ngắn dưới 3 giây. Lý do: Người xem chưa kịp hiểu đó là cái gì thì hình đã biến mất. Và cái "gợn" đó sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của tin/ps của chúng ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Không dựng các hình có chuyển động (mouvement) cạnh nhau, đặc biệt là nếu các chuyển động đó ngược chiều nhau. Lý do: Người xem sẽ thấy nó hơi "chướng" mắt, và sự khó chịu đó sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin. Các chuyển động ngược chiều để cạnh nhau khiến người xem "mất phương hướng".

3. Không cắt giữa các hình có chuyển động. Chỉ cắt khi chuyển động dừng

lại. VD: cắt giữa các cú zoom, lia, hay travelling của máy quay. Lý do: các cú cắt sớm này tạo cảm giác ngắt đột ngột cho người xem. Khó chịu.

4. Không dựng các hình có cùng cỡ cạnh nhau. Lý do: Trông như là bị "nhảy" hình.

5. Sử dụng chủ yếu là các hình tĩnh (fix), hình cận và trung. Đây là đặc trưng của truyền hình. Lý do: màn ảnh nhỏ.

http://www.main-vision.com/richard/montage.shtml http://www.tvrundown.com/0328.htm

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 84)