CÁCH ĐỌC TIN, BÀ

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 81)

1. Trước khi viết

CÁCH ĐỌC TIN, BÀ

"Khi viết cho phát thanh, truyền hình, bạn viết để nói với người nghe, chứ không phải đọc cho họ".

(Brad Wooodward, Viết tin cho phát thanh, 1986)

"Người xem thường quen với hai thứ: đọc ngôn ngữ viết và nghe ngôn ngữ nói. Nhưng người xem không quen nghe phóng viên nói ngôn ngữ viết. Thế nhưng đó lại là cái chuẩn mà chúng ta rất thường gặp trong báo nói".

(James Bamber, Đài phát thanh Canada. Khóa học về cách kể chuyện tại Montreal, năm 1991)

Lời bình được nói ra như thế nào cũng quan trọng như nói cái gì.

Khi bạn vào phòng đọc hay phòng dựng, hãy tưởng tượng xem bạn sẽ trình diễn bài viết của bạn như thế nào. Vâng, đúng là vậy và phải là một màn trình diễn.

Ai cũng có thể đọc to những trang in.

Ở đây đòi hỏi một tài năng hiếm có để thấm nhuần ý nghĩa và cấu trúc của những câu nói và trình bày một cách sinh động cho người nghe. Nó được truyền đạt như thể chia sẻ ý nghĩ với họ, hơn là đọc lên những lời bình đó. Màn biểu diễn bắt đầu ngay từ khi ngón tay bạn đánh những từ đầu tiên. Cho nên hãy tập cho mình thói quen đọc to những lời mà bạn nghĩ và viết. Phòng tin không thể giống như phòng đọc trong các thư viện công cộng. Các phóng viên nói họ không muốn làm phiền các đồng nghiệp khi phải thử đọc to những từ viết ra. Hay có thể là họ hơi nhút nhát.

Nhưng có lẽ là rồ dại nếu đợi đến khi đèn đỏ được bật lên, giờ lên hình đã đến, và người dựng băng bực mình phát hiện thấy lời bình đọc không trôi chảy như bạn nghĩ.

Joe Schlesinger của hãng truyền hình CBC là một ví dụ điển hình của việc tập đọc trước những tin, bài của mình. Và người ta thường bình luận về

Một vài điểm lưu ý khi trình diễn tin, bài: • Luôn nhấn mạnh những thông tin mới. • Hít thở ở cuối mỗi câu.

• Không chỉ đọc trơn tru mà hãy tìm cảm xúc và ý nghĩa. • Đánh dấu những đoạn cần nhấn mạnh trong văn bản.

Đặc quyền của người viết

• Dùng động từ ở thể chủ động cho bài viết mạnh mẽ (và ngắn hơn). • Tránh tình trạng thừa thãi từ/ cụm từ: 20% số từ trong vài bài viết không đáng giữ.

• Nói chung, viết câu ngắn (nhớ ngưỡng 20 từ trong một câu: (lời khuyên này áp dụng với cách viết bằng tiếng Anh! Còn tiếng Việt??người dịch).

• Độc đáo. Câu nói rập khuôn = đồ cũ; cliché = second-hand)

• Các từ ngữ có trôi chảy không? Lời bài viết có thể đọc to được không? Viết khẩu ngữ, không viết văn viết.

• Khi viết, lưu ý các đoạn ngưng nghỉ (pauses) - giúp người xem hiểu câu chuyện.

• Không dùng biệt ngữ (phương ngữ). • Trình bày các ý đơn giản.

• Viết câu ngắn.

• Tạo tầng, lớp thông tin. • Các ý nghĩ tiến triển logic.

• Kể chi tiết tạo ảnh hưởng, kết cấu.

• Văn phong phù hợp/tạo dựng tâm trạng/ không khí bản tin. • Không đảo trật tự của từ: gây khó hiểu.

Bản liệt kê (checklist)

• Có cảm thấy thích hợp không? • Có dễ đọc không?

• Nghe có thích hợp không? • Các động từ đã đủ mạnh chưa? • Câu nhìn chung đã ngắn chưa? • Có từ nào thừa không?

• Có đủ dấu chấm và phẩy chưa? • Có thể bỏ đi chỗ (phần) nào?

• Tôi hiểu rồi, nhưng còn người xem chỉ nghe/xem câu chuyện lần đầu và một lần duy nhất thì sao nhỉ?

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 81)