Thói xấu 1:
- Đặt câu hỏi đóng
V/d: "Anh có phải là người phân biệt chủng tộc hay không?", "Anh có giết người bạn đồng hành của mình không?", "Anh có đồng ý…?"
- Hậu quả
Đây là một lỗi tồi tệ nhất. Nó gợi câu trả lời có/ không. Lại rất tuyệt vời với những người tìm cách né tránh câu trả lời. Những câu hỏi giết chết phỏng vấn. Những câu hỏi đặc trưng như: "… phải không? … hay không?" đã trao thế chủ động cho người được phỏng vấn.
- Cách khắc phục
Hãy đặt các câu hỏi có dạng: cái gì? tại sao? như thế nào? …Đơn giản và kỳ diệu.
Thói xấu 2:
- Không phải câu hỏi.
V/d: "Đó là một quyết định cứng rắn" hay "Người ta nói ông là một lãnh đạo khó tính"
- Hậu quả
Một phần tư câu hỏi trong nhiều phỏng vấn hoàn toàn không phải là câu hỏi. Chúng là những câu khẳng định. Lại một lần nữa chúng lại trao thế chủ động cho người được phỏng vấn. Những câu hỏi này không đòi hỏi câu trả lời.
- Cách khắc phục
Hãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm một phỏng vấn. Bạn không dùng kiến thức của mình để gây ấn tượng với người trả lời phỏng vấn. "Hầu hết các nhà báo đều đặt những câu hỏi khủng khiếp, trong đó họ thường khoe khoang với bạn và các nhà báo khác những gì mà họ biết hơn là hỏi bạn nghĩ gì" (John Townsend, tác giả cuốn sách hướng dẫn cách cư xử với báo giới.)
Thói xấu 3:
- Hai-trong-một
V/d: "Anh có quan hệ như thế nào với ngài Bộ trưởng, và theo anh ông ta có làm sai không?"
- Hậu quả
Câu hỏi lựa chọn… hai cho cái giá của một. Chúng ta để cho người trả lời chọn câu hỏi dễ - họ thường làm vậy. Anh hỏi hai câu và hầu hết trong mọi trường hợp chỉ nhận được một câu trả lời.
- Cách khắc phục
Thói xấu 4:
- Kích động. - Hậu quả
Những câu hỏi cho chủ thể cơ hội phản ứng với những từ dùng trong câu hỏi hơn là đáp lại câu hỏi. Đó có thể là những từ ngữ kích động hay ngôn ngữ cường điệu hay hung hăng.
- Cách khắc phục
Hãy dùng ngôn ngữ trực diện. Câu hỏi càng cao giọng, máy móc/ hình thức thì câu trả lời càng chừng mực/ tẻ nhạt.
Thói xấu 5:
- Câu hỏi vô tận (never-ending). - Hậu quả
Những câu hỏi này thường lan man, làm người trả lời phỏng vấn bối rối và cuối cùng đổ vỡ dưới sức nặng của từ ngữ.
- Cách khắc phục
Bạn biết mình đang chờ đợi gì ở người được phỏng vấn. Hãy viết trước câu hỏi để nhận câu trả lời thích hợp. Hỏi những câu ngắn và đơn giản.
Hãy làm cho người trả lời phỏng vấn góp phần vào "nội dung" - đừng cho họ biết nội dung. Đừng dự đoán trước câu trả lời. Khi bạn hỏi: "Anh/ chị có ốm/ vui sướng/ buồn không?", bạn cho họ biết nội dung. Nhưng thay vào đó ta hỏi: "Anh/ chị cảm thấy thế nào?". Câu hỏi này không gợi ý gì.
Quá nhiều phỏng vấn thì chẳng khác những cuộc đi câu cá là bao. Phải có kế họach phỏng vấn. Và giai đoạn đầu của việc lập kế họach là xác định mục đích phỏng vấn. Điều chúng ta tìm là:
• Sự thật
• Cảm xúc
• Phân tích
• Câu chuyện của người làm chứng • Trách nhiệm
Viên sĩ quan cảnh sát có thể biết sự thật nhưng không trả lời những câu hỏi về cảm xúc; gia đình nạn nhân có thể cho biết cảm xúc, nhưng có thể họ không biết chi tiết của vụ việc xảy ra; cả hai đối tượng này không thể cho biết tổng thể hay phân tích.
Đôi khi chúng ta phí phạm thời gian phỏng vấn tìm hiểu những điều mà người trả lời phỏng vấn không thể biết. Nên hãy tính xem ai làm gì… cho mỗi người được phỏng vấn một vai diễn… trong tất cả những người được hỏi ai là người cho biết sự thật, ai nói về cảm xúc... họ có thể phân tích vấn đề.
Rồi bạn có thể xây dựng câu hỏi cho từng mục đích cụ thể.
Đối với các cuộc phỏng vấn tại hiện trường để lấy những đoạn phỏng vấn cho tin, bài, cần nhớ những điểm chính sau:
• Xác định mục đích phỏng vấn. • Biết mình muốn cái gì.
• Đặt những câu hỏi đơn giản để đạt mục đích đó.
• Đặt những câu hỏi kết mở (tại sao, như thế nào và cái gì…)
• Hãy cụ thể. Những câu hỏi mơ hồ sẽ nhận được những câu trả lời mơ hồ.
• Viết ra câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn.
• Hãy lắng nghe câu trả lời (đừng quá bận rộn chuẩn bị câu hỏi tiếp theo mà bỏ lỡ phần bổ sung quan trọng)
Phỏng vấn trường quay thường dài hơn và có nhiều cơ hội để người phỏng vấn bày tỏ tính cách của mình. Hai người phỏng vấn giỏi nhất của Hãng BBC là Jeremy Paxman và David Frost. Họ có phong cách hoàn toàn khác nhau.
Jeremy Paxman chuyên phỏng vấn các chính trị gia. Ông giả bộ ông đang bị các chủ thể lừa bịp. Triết lý cơ bản của ông ta là tại sao người này lại nói dối?
Ông này rất kiên trì. Trong một lần phỏng vấn một cựu bộ trưởng thuộc đảng Bảo thủ, ông đã hỏi một câu hỏi đến lần thứ 14. Ông đã không nhận được câu trả lời thẳng thắn - nhưng sau 14 lần né tránh thì câu trả lời không còn mấy quan trọng.
David Frost có cách tiếp cận mềm dẻo. Ông ví phỏng vấn với câu chuyện ngụ ngôn của Ê-dốp về cuộc tranh cãi giữa gió và mặt trời xem ai có thể làm
người đàn ông cởi áo khoác nhanh hơn. “Gió thổi mạnh… và người đàn ông cuộn mình chặt hơn trong cái áo khoác và kéo cao cổ áo. Mặt trời chiếu những tia nắng ấm và người đàn ông đã cởi bỏ áo ra”.