1. Trước khi viết
KẾT NỐI VỚI KHÁN GIẢ
"Cách duy nhất để có cảm giác từ chiếc vô tuyến nhà bạn là bạn chạm vào nó khi tay ướt".
(Larry Gelbart).
Danh sách các sự kiện bản thân nó chẳng có mấy ý nghĩa - chúng ta phải liên hệ chúng với kinh nghiệm của người xem để họ hiểu.
Để người xem kết nối với câu chuyện, họ cần có ý thức chia sẻ kinh nghiệm. Các sự kiện không tác động đến con người cho đến khi họ có thể diễn giải chúng và liên hệ chúng với kinh nghiệm cá nhân.
• Mưa 150mm một đêm là một sự kiện.
• Nước đổ ào ào vào nhà và phá hỏng những tấm thảm và đồ gỗ trị giá hàng ngàn đô la là một kinh nghiệm chúng ta có thể liên hệ.
Nhiều tin, bài truyền hình không tác động đến chúng ta và không làm cho chúng ta phải đáp lại vì chúng xa vời, bị bớt xén.
Chúng đưa đến cho chúng ta những sự thật nhưng không lôi kéo sự chú ý của chúng ta.
• Truyền hình có khả năng cho người xem cảm giác là họ có mặt ở đó, họ được trải qua sự kiện đó.
• Chúng ta rất thường xuyên phủ nhận khả năng đó. Cách chúng ta trình bày, viết và đọc câu chuyện, trên thực tế, đã làm người xem xa lánh những sự kiện xảy ra.
• Chúng ta làm tin theo công thức và đôi khi tất cả các tin, bài nghe na ná như nhau. Đừng ngại làm người xem ngạc nhiên với cách dùng từ của bạn - giống như Bob Dotson đã làm với câu sau trong phóng sự của anh: "Bạn có thể ngửi thấy đường đi của bÃo trước khi trông thấy nó".
Ray Farkas đã giành nhiều giải thưởng quốc tế về văn phong kể chuyện. Ông lo rằng truyền hình đang thất bại trong việc truyền tải cảm xúc và bối cảnh - một mặt vô cùng mạnh của phương tiện truyền thông này.
"Nó trở thành 1 công thức: rộng, trung, cận, cảnh quay ngập lụt từ máy bay trực thăng, zoom vào bà mẹ đang khóc. Bám chặt những con số và sự minh họa mà quên đi những hình ảnh cùng cuộc sống trong nó".
Ray Farkas đã phát triển lập luận này tại một lớp học ở Oklahoma, Mỹ năm 1977 do Hiệp hội báo ảnh quốc gia NPPA tổ chức.
"Chúng ta cần đặt lòng tin vào khán giả, đừng chiếu cố họ. Chúng ta thuyết phục làm họ ngẩn ngơ, rồi thông tin khiến họ đứng tim. Beethoven và ban nhạc BeeGees và Brinkley cho ngưòi xem cơ hội được tưởng tượng. Còn chúng ta chẳng hề đặt lòng tin vào họ.
Chúng ta bảo họ mọi thứ - vâng, mọi thứ. Nhưng chúng ta không bao giờ để họ nghe thấy, cảm thấy. Chúng ta vẫn sợ khoảng trống, sợ sự im lặng, sợ tiếng sột soạt của tờ giấy và tiếng động nền của căn phòng.
Chúng ta sợ những hình ảnh buộc ta phải nhìn, phải nheo mắt và nói: Tôi có thấy những gì tôi cho là tôi đã nhìn thấy, có nghe thấy những gì tôi nghĩ là tôi đã nghe thấy? Chúng ta sống trong sự sợ hãi rằng chúng ta đã bỏ sót lời nói của ông thị trưởng, của O.J. *. Và kết quả là chúng ta đánh mất cái mà truyền hình và chỉ có truyền hình mới có thể truyền tải: Đó là cảm giác, là cảm xúc và cuối cùng, là sự hiểu biết. Chỉ có truyền hình mới đưa chúng ta đến nơi mà từ ngữ không thể nào làm được".
(* O.J. Simpson - cầu thủ bóng chày nổi tiếng của Mỹ, bị buộc tội giết vợ, nhưng sau đó được tha bổng vì không đủ bằng chứng)
HIỆU ĐÍNH
Bạn đừng sợ bài bạn bị hiệu đính (duyệt). Hầu như phóng viên nào cũng phải như vậy, ngay cả ở hãng truyền hình CBC và các đài truyền hình ở Mỹ. Đây là một công việc mang tính xây dựng, và sau hiệu đính, bài của bạn sẽ hay hơn, giành một chỗ lý tưởng hơn trong chương trình.
Một vài gợi ý nhỏ để công việc hiệu đính không gây "đau đớn":
• Chuẩn bị sẵn lời dẫn nháp (Nếu bạn không có, họ sẽ bắt bạn nhồi nhiều thứ hơn vào chương trình của bạn).
• Đừng tỏ ra ta là chủ nhân; câu chuyện chưa xong và vẫn có thể viết hay hơn.
• Đừng cảm thấy bị xúc phạm: Có thể vẫn cần thay đổi để phù hợp với văn phong của đài.
• Đưa nguyên văn các trích đoạn phỏng vấn.
• Đánh dấu rõ ràng những chỗ có tiếng động tự nhiên tốt. • Mang theo những ghi chép của bạn.
• Cố gắng đưa người hiệu đính vào phòng dựng để xem/ nghe tại sao lại cần bỏ đi những từ ngữ bị thêm vào.