SỰ HÙNG BIỆN CỦA IM LẶNG

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 73)

4 quy tắc phỏng vấn của David Frost

SỰ HÙNG BIỆN CỦA IM LẶNG

"Khó nhất là nghệ thuật tạo khoảng lặng" (Martin Bell, BBC)

"Người xem thường chú ý tới các trường đoạn im lặng hơn là tới các đoạn có đối thoại" (Edward Dymtryk).

Tạm ngưng (pause) là một trong những vũ khí mạnh nhất của chúng ta. Nhưng chúng ta lại dùng chúng quá ít.

Tạm ngưng để:

• Hiểu

• Làm sáng tỏ • Biểu diễn

(Có một nguyên tắc cơ bản: Anh không thể biểu diễn nếu anh không hít thở.) • Tạm ngưng (dấu chấm, phẩy) cho phép bạn trình bày bài viết chứ không phải nín thở lướt nhanh qua nó để tìm bình thở ôxy.

• Tạm ngưng giúp chúng ta thấy những nơi cần nhấn mạnh.

• Tạm ngưng là những chỗ được nhấn mạnh: lưỡng lự trước hoặc sau những từ chính. Đó là một công cụ thể hiện mạnh mẽ.

Không ai hiểu nhịp đi và ngưng nghỉ hơn các diễn viên và những người thầy của họ. Patsy Rodenburg là người hướng dẫn luyện giọng và biểu diễn. Bà làm việc ở Anh, Mỹ và nhà hát Stratford Festival ở Ontario:

"Tạm ngưng (pause) và im lặng cho từ ngữ một khoảng trống cần thiết để vọng lại. Và ý nghĩa của chúng ở chính trong tiếng vọng đó".

Tạo khoảng lặng

Có lúc nào tránh khỏi phải viết không? Hãy hỏi xem ai là người kể chuyện hay hơn:

• Người phóng viên?

• Hình ảnh thực/phỏng vấn?

Bob Dotson của hãng truyền hình NBC biện hộ cho những khoảng lặng như sau:

"Thỉnh thoảng hãy ngừng viết và để hai ba giây hay nhiều hành động hấp dẫn diễn ra mà không có lời thuyết minh. Đối với một nhà văn, không gì khó hơn việc tạo khoảng lặng. Đối với người xem, đôi khi không gì hùng biện hơn khoảng lặng".

Phóng viên BBC Kate Adie bắt đầu phóng sự từ Liên bang Nam Tư cũ như sau:

"Đây là Srebrenica sáng sớm nay…"

Sau đó chị để khán giả xem 21 giây - hấp thụ và hiểu - nỗi sợ hãi khủng khiếp của những người phụ nữ và trẻ em chen chúc giành nhau một chỗ trên đoàn xe rời khỏi thành phố đang bị bao vây. Bài viết tiếp tục:

"Đói khát… bệnh tật… thương vong… sợ bị trúng pháo và bị bắn lần nữa. Các quan chức Liên Hiệp Quốc không ngăn cản nổi những người đang cố chạy khỏi đây"

VĂN PHONG

"Người ta nghĩ rằng tôi có thể dạy họ về văn phong. Nó là cái gì. Có điều gì muốn nói: hãy nói ra một cách rõ ràng. Đó là bí quyết duy nhất của văn phong" (Mathew Arnold)

Phát triển văn phong riêng không phải là chuyện lớn. Bạn không cần phải làm gì nhiều nhặn. Thực tế, tất cả điều bạn cần làm là trung thực với bản thân mình.

Có nghĩa là thực sự quan tâm đến những gì bạn viết và thực sự muốn chia sẻ những phát hiện của bạn với những người khác. Charles Kuralt của hãng CBS đã tổng kết như sau:

"Viết giỏi xuất phát từ sự tò mò quá đỗi (consummate) và sự quan sát tinh tế… và từ sự đồng cảm bẩm sinh với con người và điều kiện của con người".

Và Marten Bell, nhà báo kỳ cựu của BBC, đã làm nổ ra một cuộc tranh luận khi ông tóm tắt quan điểm của mình:

"Trong công việc làm tin tức, không phải sự dính líu mà chính sự thờ ơ tạo ra những thói quen xấu. Làm báo giỏi là làm báo với sự gắn bó. Không chỉ hiểu mà còn phải quan tâm".

John DeTarsio, một nhà báo ảnh đoạt giải, thường giảng dạy về báo hình tại hãng truyền hình CBC. Ông đưa ra công thức 10 điểm trong nghệ thuật kể chuyện - có văn phong.

Sau đây là 2 trong số đó:

"Hãy làm với lòng say mê. Bạn hãy gắn những từ ngữ được dùng vào trái tim mình. Lòng say mê là sự khác biệt giữa Michael Jordan và các cầu thủ còn lại trong giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA.

Hãy kể cho chúng tôi nghe câu chuyện. Đó là công việc của các bạn… Nhưng đừng quên tạo cho chúng tôi một cảm giác - hạnh phúc, phát điên, buồn, vui sướng, thích thú. Các bạn có thể kể tất cả sự thực, nhưng nếu

Nhưng khi các bạn tìm kiếm văn phong riêng, những gợi ý sau đây sẽ có ích nếu bạn:

• Tìm trọng tâm trong những suy nghĩ của bạn và định hướng phát triển (cấu trúc).

• Viết sạch và đơn giản - không rườm rà.

• Loại bỏ các câu nói rập khuôn, biệt ngữ và các cụm từ quen thuộc. • Nhấn mạnh bằng các động từ chứ không dùng tính từ.

• Thư giãn; cởi bỏ nghi thức.

• Nghĩ tới một người bạn - nghĩ cách chia sẻ với anh ta, chứ không bảo. • Viết cho tai nghe. Thử nói ra những từ ngữ từ miệng bạn trước khi viết chúng ra giấy.

Trước tiên, hãy tiến hành thử nghiệm "Tôi có nói điều này với bạn bè không?". Trong một lớp học, một phóng viên (rất có kinh nghiệm) được yêu cầu viết một bài ngắn. Rồi người ta hỏi anh ta có dùng những lời lẽ như anh đã viết khi nói với ai đó mà anh ta yêu mến không. Câu trả lời của anh ta là "Tất nhiên là không…"

Nếu chúng ta không muốn nói điều gì với một người bạn thì đừng nói điều đó với người xem.

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w