VIẾT THEO HÌNH

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 69)

4 quy tắc phỏng vấn của David Frost

VIẾT THEO HÌNH

Tất cả các cuộc nghiên cứu về thói quen của người xem cho thấy khi hình ảnh trên màn hình nói về một điều, còn người phóng viên nói về một điều khác sẽ tạo ra sự lẫn lộn và xa lánh.

Khi hình ảnh và âm thanh không khớp nhau thì hình ảnh luôn giành phần thắng.Chúng ta thường bị cuốn hút bởi hình ảnh hơn là lời thuyết minh.

Nhưng chúng ta vẫn thường xây dựng phóng sự dựa trên những lời viết. Và như vậy, chúng ta đã nô dịch hóa hình ảnh. Chúng chỉ được dùng để minh họa lời viết của chúng ta hơn là tự thể hiện ý nghĩa của chúng.

Khi chúng ta viết với định hướng như vậy, hình ảnh phải thay đổi khi ý nghĩ (lời) thay đổi, cho dù hình ảnh có ý nghĩa hay không có nghĩa.

Các trường đoạn hành động thích hợp bị bỏ đi. Hình ảnh trở nên thiếu gắn kết, ít sức mạnh và tùy tiện. Trường hợp tồi tệ nhất là khi mỗi danh từ làm chủ ngữ chính là tác nhân khởi sự các hình ảnh kèm theo nó. Hội chứng "như thấy ở đây"!

Các trường đoạn cảnh chỉ là đoạn phim đèn chiếu (slide). Các hình ảnh được sắp đặt một cách ngẫu nhiên với ít hoặc không có sự liên tục.

Cách khớp hình với lời có hiệu quả là trước tiên hãy hỏi “những hình ảnh này nói gì?” Hãy để các hình ảnh tự nói. Rồi dùng lời viết lấp các khoảng trống.

Luôn tự hỏi:

1. Những hình ảnh này nói gì?

2. Những hình ảnh này giúp tôi nói gì? 3. Những hình ảnh này buộc tôi nói gì?

Những dòng trong bài viết phải hỗ trợ hình ảnh, nhấn mạnh, cung cấp bối cảnh, thu hút sự chú ý tới các chi tiết hay báo sự thay đổi hướng hành động. • Hình ảnh trả lời cho câu hỏi "Cái gì?"

Người xem có thể thấy Cái gì đang xảy ra trên màn hình. Người xem muốn biết Tại sao nó lại xảy ra.

Vì vậy ta không viết:

Viên tướng bước ra khỏi máy bay để được đám đông tung hô chào đón.

Hãy cho biết lý do tại sao chuyến thăm lại mang ý nghĩa quan trọng, tại sao đám đông lại tung hô chào đón (chờ đợi viện trợ tài chính từ viên tướng này, hay chỉ là một nhúm những người ủng hộ ông ta).

Hãy để hình ảnh cung cấp phần mô tả. Còn bạn hãy lo phần phát triển.

Phóng viên của một đài truyền hình địa phương của BBC cần nhớ nguyên lý trên:

"Như chúng ta thấy, vợ góa của Hanna, bà Wendy Hanna, đầy nước mắt và than khóc u phiền khi Webster đi khỏi. Webster lên chiếc Ford Escort màu đỏ của mình và đi mất".

Người xem muốn biết thêm các thông tin không thấy trên màn hình. Hãy lấy hình ảnh làm chỗ dựa để tìm bối cảnh, lời giải thích và phân tích phù hợp. Lời bình có vai trò khác nhau: Chúng có thể tạo không khí, tâm trạng; chúng có thể thu hút sự chú ý tới chi tiết mà mắt ta bỏ qua. Nhưng trên hết, lời có thể cho ý nghĩa. Hãy để âm thanh và hình ảnh đưa người xem tới địa điểm, rồi dùng lời chứng minh tại sao người xem lại phải đến địa điểm đó. Lời bình phải giúp người xem hiểu vấn đề.

Charles Kuralt, một nhà báo kỳ cựu của hãng CBS, là hình mẫu của nhiều người cầm bút. Sau đây là nguyên tắc chỉ đạo của ông:

"Tôi cho rằng không bao giờ viết một dòng mà không biết chính xác hình ảnh, nên khi bài viết hoàn thành thì ít nhất câu chuyện đã được dựng trong đầu tôi.

Hãy viết những điều bổ sung vào những kinh nghiệm của người xem khi thấy hình ảnh đó, nhưng khi bạn đủ can đảm giữ im lặng thì hãy để hình ảnh kể câu chuyện. Hãy giành cho khán giả thời gian cảm thấy điều gì đó".

Một trong các nhà sản xuất truyền hình lão luyện trong việc khớp hình với lời là Bob Dotson, nhân viên của hãng truyền hình NBC, Mỹ. Quan hệ của ông với hình ảnh được tổng kết trong lời khuyên dưới đây:

"Hãy viết hình ảnh trước"

Trước khi Bob Dotson bắt đầu viết, hoặc hình ảnh hoặc lời bình, ông dành thời gian đề ra cam kết của mình. Đó là một cách khác để xác định trọng tâm. Dotson xác định cam kết trong chỉ một câu, thể hiện điều tác giả muốn khán giả ghi nhớ qua phóng sự được xem. Dotson nhấn mạnh cam kết đó phải là một câu trọn vẹn, có chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ.

Sau rồi câu chuyện của ông xoay quanh một cấu trúc đơn giản sau: Mở đầu

Hình ảnh mạnh dẫn dắt vào câu chuyện . Giữa

Ba đến năm điểm chính, mỗi điểm đều được hình ảnh làm sáng tỏ. Phần kết

Một kết thúc mạnh mẽ được chuẩn bị từ trong câu chuyện.

"Là một người cầm bút, hãy nghiêm khắc với bản thân mình. Không nói điều gì trong bài viết mà người xem đã biết hay những gì mà hình đã thể hiện một cách hùng hồn".

Trong bài viết của mình, Dotson thường dùng những câu đơn và ngắn. Ông cũng thường dùng các trích đoạn phỏng vấn ngắn.

Lưu ý các hình ảnh mạnh

Một số hình ảnh (trẻ con chết đói, thương vong) mạnh mẽ đến mức cuốn hút toàn bộ sự chú ý của khán giả, mà hoàn toàn không cần đến lời giải thích. Tâm trí con người luôn trở đi trở lại giữa lời nói và hình ảnh.

• Đừng đưa nhiều thông tin cụ thể trên những hình ảnh mạnh… Lời bình viết ở mức tối thiểu và chung chung.

• Dùng nhiều hình ảnh chung chung hơn nếu bạn phải truyền tải khối lượng thông tin lớn.

Nên tránh dùng các tính từ trong khi viết. Nếu chúng ta khảo sát (hiện trường) kỹ lưỡng, và chọn từ chính xác hơn, chúng ta có thể bỏ qua tính từ. Một số phóng viên phải dùng các tính từ chẳng qua là để hâm nóng bài viết nhạt nhẽo tẻ ngắt của mình.

Một phần của tài liệu sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w