•Dự báo ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông, xây dựng
Dự báo số lượng xe mô tô và ô tô của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 như sau:
Biểu đồ 4.10: Dự báo số lượng xe mô tô và ô tô đến năm 2015
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm (2006 – 2010))
Ước tính tải lượng khí CO do sự gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới (ô tô, mô tô):
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm (2006 – 2010))
Dự báo ô nhiễm do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
Từ năm 2011 đến năm 2015, các dự án xây dựng giao thông bao gồm các dự án cũ sẽ tiếp tục được triển khai trong năm 2010 và các dự án mới triển khai trong năm 2011 – 2015:
Bảng 4.10: Các dự án giao thông đến năm 2015
STT Tên dự án Quy mô dự án Kế hoạch xây dựng
1 Đường Cao Bá Quát – cầu
Lùng Dài 10 km, rộng 60 m 2011 – 2015
2 Tuyến đường tránh qua thị
xã Cam Ranh Dài 30 km 2010
3 Các tuyến đường dọc ven
biển 2015
(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải Khánh Hòa, 2010)
Trong các dự án giao thông từ năm 2010 – 2015, đáng chú ý có dự án quy mô lớn như đoạn Cao Bá Quát – cầu Lùng (từ năm 2011), tuyến tránh qua thị xã Cam Ranh sẽ tác động đáng kể đến môi trường không khí tại khu vực và vùng lân cận.
Ngoài ra, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như: hệ thống thu gom nước thải, hệ thống xử lý nước thải của Đề án cải thiện vệ sinh môi trường Nha Trang, khu đô thị Phước Long, dự án chỉnh trị sông Tắc…trong quá trình triển khai sẽ tác động đáng kể đến dân cư tại các khu vực, đặc biệt là thành phố Nha Trang.
•Dự báo ô nhiễm không khí từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
Ô nhiễm bụi đặc trưng cho các khu vực khai thác khoáng sản. Dự báo tải lượng ô nhiễm bụi từ các hoạt động khai thác khoáng sản (chủ yếu là khai thác đá) tại mỏ đá Hòn Thị, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang so với các mỏ đá khác:
Biểu đồ 4.12: Dự báo tải lượng bụi tại một số khu vực khai thác đá đến năm 2015
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm (2006 – 2010))
Như vậy, có thể thấy được lượng bụi tại mỏ đá Hòn Thị cao hơn rất nhiều so với các mỏ đá khác hiện đang khai thác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Vì mỏ đá Hòn Thị là mỏ đá lớn của tỉnh đang giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động với mức thu nhập tương đối cao hàng tháng nhưng cũng chính quy mô khai thác lớn mà lượng bụi phát thải ra tại đây ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Người công nhân làm việc trong môi trường bụi nhiều có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm họng, viêm mũi rồi dẫn đến viêm xoang, viêm phổi…Ngoài xâm nhập đường hô hấp, bụi còn văng vào mắt gây xốn, cộm, khó chịu thậm chí còn gây sẹo giác mạc dẫn đến mù mắt. Chính vì những tác hại nghiêm trọng này, đề nghị Công ty Liên doanh khai thác mỏ đá Hòn Thị cũng như các công ty chịu trách nhiệm khai thác các mỏ đá khác phải có biện pháp giảm thiểu lượng bụi phát thải và tăng khả năng bảo vệ sức khỏe người lao động trước sự ô nhiễm bụi. Một điều lưu ý nữa là các công ty phải bảo đảm an toàn lao động tại các mỏ đá tránh gây chết người.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương cuối cùng của đồ án, tác giả sẽ trình bày hai vấn đề sau: Những kết luận rút ra được trong quá trình thực hiện đề tài và những kiến nghị nhằm hoàn thiện, phát triển đề tài.