Sản xuất nông, lâm nghiệp không phải là thế mạnh của thành phố, chủ yếu tập trung tại 6 xã phía Tây. Ngành nông nghiệp đang trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi theo hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp tạo được hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ của dân cư và du khách, đồng thời cải thiện môi trường và trang trí cảnh quan đô thị. Công tác bảo vệ rừng cũng được thực hiện hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện nay là 2.332,7 ha, vào thời điểm cuối năm 2010 độ che phủ rừng của thành phố đạt 9,2%. Thảm thực vật rừng Nha Trang đang được phục hồi xanh trở lại, góp phần tạo phong cảnh Nha Trang xanh sạch đẹp. Đặc biệt là dự án trồng phục hồi cây Dó trầm, loài cây đặc sản của Khánh Hòa.
Ngược lại, khai thác thủy sản có xu hướng rất phát triển nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến và du lịch, ngư dân tập trung chủ yếu ở các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ và 2 xã Phước Đồng, Vĩnh Lương. Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 38.926 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 38.621 tấn, tăng bình quân 6,4% mỗi năm. Khai thác và đánh bắt xa bờ được khuyến khích đầu tư phát triển. Toàn thành phố hiện có 2.893 tàu thuyền với tổng công suất 166.000 CV, trong đó tàu thuyền có công suất lớn (≥ 90CV) đủ điều kiện khai thác xa bờ là 480 chiếc với 85.000 CV. Tuy nhiên tàu nhỏ khai thác ven bờ (≤ 20CV) vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao với gần 1.500 chiếc.
Diện tích nuôi trồng thủy sản có chiều hướng giảm do thực hiện các dự án di dời lồng bè ra khỏi vịnh Nha Trang để tập trung phát triển du lịch. Sản lượng tôm nuôi năm 2012 đạt 295 tấn. Nghề nuôi cá lồng trên biển bước đầu góp phần tăng thu nhập cho ngư dân. Thành phố đã hoàn thành dự án quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vịnh Nha Trang tại 5 khu vực: Bích Đầm (Hòn Tre), Đầm Bấy (Hòn Tre), Vũng Ngán (Hòn Tre), Hòn Một và Hòn Miễu.
2.4. Sức ép của phát triển Kinh tế −−−− Xã hội lên môi trường [7]
2.4.1. Tác động của phát triển kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường [7, tr. 38]
Phát triển kinh tế xã hội sẽ làm gia tăng sức ép lên các nguồn tài nguyên: Đất, nước, không khí, đa dạng sinh học…
-Phát triển kinh tế xã hội sẽ làm gia tăng sức ép về tài nguyên nước do nhu cầu sử dụng cho các hoạt động: Sinh hoạt dân cư, nhu cầu nước phụ vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch…
-Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước biển ven bờ do việc xả rác thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, du lịch; các lồng bè nuôi hải sản; các chất thải vệ sinh từ các tàu thuyền du lịch; dầu thải từ các phương tiện giao thông đường thủy, phương tiện thể thao biển; nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không triệt để từ các khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các nhà máy, các hộ gia đình.
- Nguy cơ suy thoái cảnh quan thiên nhiên do việc thay đổi mục đích sử dụng đất cho hoạt động phát triển: Xây dựng các khu dân cư, đô thị mới, khu du lịch, khai thác khoáng sản. Diện tích rừng ngập mặn, đất tự nhiên bị suy giảm do phá rừng, san lấp đất để xây dựng các công trình.
- Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học biển do khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển, tác động của sự ô nhiễm biển. Lượng khách du lịch gia tăng sẽ gia tăng nhu cầu thực phẩm, sử dụng nước…Hoạt động hàng hải gia tăng kéo theo việc sử dụng xăng dầu sẽ tăng theo, vận chuyển hàng hóa tăng làm tăng nguy cơ ô nhiễm dầu mỡ thải ra từ các tàu thuyền.
2.4.2. Tác động của phát triển công nghiệp đối với môi trường [7, tr. 42 – 43]
Công nghiệp phát triển, hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng lượng chất thải vào môi trường mà nếu không được xử lý tốt sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chính cuộc sống sức khỏe của con người.
Tỉnh Khánh Hòa hiện nay có ba khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động là KCN Suối Dầu, KCN Đắc Lộc (Nha Trang), KCN Diên Phú, tập trung nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước hoạt động nên lượng chất thải và nước thải thải ra môi trường rất lớn. Một số doanh nghiệp tại KCN Suối Dầu đã có hệ thống xử
lý nước thải nhưng thời gian qua không vận hành hoặc vận hành mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng. Vấn đề xử lý ô nhiễm không khí của các nhà máy chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống xử lý còn sơ xài.
Tỉnh Khánh Hòa có bốn cơ sở phải thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các khu dân cư: Nhà máy điện Chụt, bãi chứa than của Xí nghiệp than Nha Trang, bãi rác Rù Rì, kho chứa nix thải của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin.
Đến nay, bãi chứa than của Xí nghiệp than Nha Trang đã tiến hành di dời đến vị trí mới tại xã Phước Đồng (ngoại ô thành phố Nha Trang) và thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm. Nhà máy điện Chụt đã chấm dứt hoạt động từ cuối năm 2007. Đối với bãi rác Rù Rì, từ cuối năm 2008 đã triển khai Dự án cải thiện vệ sinh môi trường với tổng vốn đầu tư 77 triệu USD, trong đó có xây dựng bãi chôn lấp rác thải kiểu mới dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010 và thực hiện đóng cửa bãi rác cũ nhưng đến nay việc đóng cửa bãi rác Rù Rì vẫn chưa thực hiện được. Bãi rác Rù Rì là vấn đề môi trường nhức nhối đối với tỉnh Khánh Hòa và người dân sống cạnh bãi rác.
Chất thải sinh hoạt: Phần lớn chất thải sinh hoạt (kể cả từ các doanh nghiệp) ở Nha Trang do công ty môi trường đô thị Nha Trang thu gom và đẩy ra bãi rác Rù Rì để thiêu hủy làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí khu vực xung quanh.
Chất thải nguy hại: Việc quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề cấp bách hiện nay trong công tác quản lý môi trường ở Khánh Hòa. Hiện nay tỉnh Khánh Hòa kể cả Nha Trang vẫn chưa có đơn vị chức năng nào đứng ra thu gom, vận chuyển, và xử lý chất thải nguy hại. Trên địa bàn thành phố Nha Trang có các bệnh viện lớn như bệnh viện tỉnh, bệnh viện điều dưỡng…cùng với nhiều trạm y tế ở các xã, ngoài ra trong các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp ,đóng tàu…cũng phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại chính vì thế mà lượng rác thải nguy hại trong một ngày là tương đối lớn. Việc
xử lý chúng bằng cách thiêu hủy vừa tốn kém, vừa gây ô nhiễm môi trường. Cần thiết phải có biện pháp hiệu quả hơn trong công tác xử lý chất thải nguy hại.
Khai thác – chế biến khoáng sản là một trong những ngành ưu tiên phát triển của Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Trong quá trình khai thác đá tại mỏ đá Hòn Thị (xã Phước Đồng, Tp Nha Trang) cùng với việc khai thác cát…cũng tác động đến môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái tự nhiên như: Bụi do công tác bốc xúc, vận tải; ảnh hưởng của tiếng ồn…Sau khi khai thác xong các doanh nghiệp vẫn để nguyên hiện trường và chưa có phương án cải tạo, sử dụng mặt bằng có hiệu quả. Khi mưa đến thì nơi đây trở thành những vũng nước chết người.
2.4.3. Phát triển giao thông vận tải và sức ép lên môi trường [7, tr. 49]
Mạng lưới giao thông của Nha Trang bao gồm cả 4 loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không (sân bay Cam Ranh cách Nha Trang 35 km). Đó là lợi thế để Nha Trang phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hoạt động sôi nổi của hệ thống giao thông vận tải thì việc ô nhiễm môi trường kéo theo nó là một kết quả tất yếu. Vận tải biển phát triển với hai cảng chính là cảng Nha Trang và cảng Hải Quân cho phép các tàu vận tải lớn neo đậu đã dẫn đến không ít lượng xăng dầu thải ra làm ô nhiễm nước biển khu vực cảng, thêm vào đó là việc xả rác, chất thải sinh hoạt hay hoạt động xả thải khi súc rửa tàu…càng làm ô nhiễm trầm trọng vùng biển tại cảng.
Hệ thống đường bộ phát triển ngày một thuận tiện cho lưu thông xe cộ trong nội thị thành phố thì việc tăng lên lượng xe ô tô, xe gắn máy trong những năm qua tại Nha Trang là điều dễ dàng thấy rõ (năm 2009 toàn thành phố có 16.651 xe mô tô tăng 1,1 lần so với năm 2006; xe ô tô là 2025 chiếc tăng 2,7 lần so với năm 2006). Ước tính năm 2009 Nha Trang phải gánh chịu khoảng 320 tấn CO từ làn khói thải từ lượng xe mô tô, ô tô và dự kiến trong các năm tới lượng khí CO còn gia tăng nhiều.
2.4.4. Tác động của sự phát triển nông nghiệp đối với môi trường [7, tr. 58 – 59 – 60 – 61] 59 – 60 – 61]
•Ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ phục vụ nông nghiệp trở nên phổ biến thì việc ô nhiễm bởi chúng càng thấy rõ. Hầu hết các bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật sau khi dùng bị vứt bừa bãi. Đây chính là nguồn ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, gia súc trong vùng đồng thời gây ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí xung quanh.
Trong nuôi trồng thủy sản, mặc dù ngành đã công báo tiêu chuẩn thức ăn, thuốc, hóa chất và danh mục thuốc, hóa chất cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhưng do nhận thức hạn chế, người nuôi trồng thủy sản chưa quan tâm đúng mức dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã gây ảnh hưởng không ít đến môi trường nước xung quanh khu vực nuôi. Thêm vào đó là lượng thức ăn dư thừa dể dẫn dến nguy cơ phú dưỡng nước làm cho tảo phát triển bùng nổ.
•Ô nhiễm từ các hoạt động chế biến, làm mắm
Hiện nay tại Nha Trang có trên 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm, tập trung chủ yếu tại các phường Vĩnh Trường, Phước Long, Vĩnh Nguyên. Hầu hết các cơ sở sản xuất nước mắm tại đây có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Khí thải và mùi hôi phát sinh từ quá trình sản xuất phát tán vào môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
•Ô nhiễm từ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
Qua thống kê của Chi cục thú y Khánh Hòa, toàn tỉnh Khánh Hòa có 173 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm (heo, bò, dê, gà), trong đó thành phố Nha Trang có số lượng cơ sở giết mổ cao nhất là 46 cơ sở. Đa số các điểm giết mổ đều được xây dựng từ lâu (trước năm 1990) nằm trong khu vực dân cư và không có hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Chất thải rắn thải ra trong quá trình giết mổ, một số có hợp đồng với công ty vệ sinh công cộng xử lý còn lại đều thải ra môi trường. Hoạt động của các cơ sở giết
mổ gia súc gia cầm đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng đặc biệt trên địa bàn thành phố Nha Trang nơi tập trung nhiều điểm gia súc gia cầm so với toàn tỉnh. Các điểm giết mổ nằm trong nội thành, tại khu vực đường Đồng Nai thuộc phường Phước Hải có 7 điểm giết mổ heo gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến môi trường sông do việc xả nước thải trực tiếp ra sông.
2.4.5. Phát triển du lịch và tác động đến môi trường [7, tr. 61 – 62] 2.4.5.1. Khái quát về diễn biến hoạt động và áp lực của ngành
Qua 5 năm thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010, các chỉ tiêu về du lịch Khánh Hòa đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, một số chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân hằng năm khá cao.
Năm 2009, số lượng khách lưu trú là 1.580.080 lượt khách, trong đó có 281.200 lượt khách quốc tế và 1.298.880 lượt khách nội địa; doanh thu du lịch là 1.652,6 tỷ đồng; số phòng tiêu chuẩn 4 – 5 sao là 1.560 phòng.
Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch ở Khánh Hòa đã hoàn thành về cơ bản, tạo thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên du lịch, các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn theo quy hoạch.
Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: Tổng số cơ sở kinh doanh lưu trú đến cuối năm 2009 là 409 cơ sở (kể cả nhà khách) với 10.200 phòng nghỉ, tăng 1,5 lần so với năm 2005; toàn tỉnh có 61 cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đang hoạt động, trong đó có 15 cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khách quốc tế. Các phương tiện đường thủy phục vụ du lịch ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại, đảm bảo phục vụ du lịch các tuyến đảo cùng mạng lưới taxi, xe bus với hàng trăm đầu xe vận chuyển khách trên bộ.
2.4.5.2. Dự báo tốc độ phát triển ngành du lịch khi thực hiện quy hoạch phát triển ngành
-Đạt 2.500.000 lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế là 880.000.
-Tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Doanh thu từ du lịch đạt 3.400 tỷ đồng. -Đạt 18.000 phòng nghỉ, trong đó có 4.000 phòng tiêu chuẩn 4 – 5 sao.
-Có trên 20.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch.
2.4.5.3. Khái quát tác động của phát triển du lịch đối vối môi trường
•Vấn đề cung cấp nước sạch
Năm 2009 Nha Trang đón nhận 1.580.080 lượt khách du lịch và ước tính kế hoạch năm 2011 đạt 2.000.000 lượt khách. Nếu trung bình 1 du khách lưu trú khoảng 2,09 ngày/người tương đương với số ngày khách là 4.180.000 ngày khách. Như vậy nếu 1 du khách sử dụng 120 lít nước sạch/ngày thì một lượng lớn khoảng 501.600 m3/năm hay 1.374 m3/ngày, đó là chưa kể đến lượng nước ngọt khá lớn cho nhu cầu tưới cây xanh và các dịch vụ kèm theo. Điều này gây áp lực nặng nề lên hệ thống cấp nước hiện tại và từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cư dân địa phương.
•Vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Khả năng gây ô nhiễm môi trường nước tại các khu du lịch sinh thái, các resort…lệ thuộc không chỉ vào việc kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải sinh hoạt tại chỗ mà còn lệ thuộc vào yếu tố khác bên ngoài các hoạt động du lịch.
Với quy môi phục vụ 2.000.000 khách du lịch, nếu tính lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp thì năm 2011 Nha Trang sẽ phải gánh chịu một lượng nước thải bình quân 401.280 m3/năm, trung bình mỗi ngày có khoảng 1099 m3 nước thải sinh hoạt đổ ra môi trường. Nếu không được thu gom và xử lý tốt, lượng nước thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước tại các bãi tắm.
•Vấn đề chất thải rắn
Với qui mô phục vụ khoảng 2.000.000 lượt khách du lịch với số ngày khách là 4.180.000 ngày khách, hoạt động của hệ thống các khu du lịch Nha Trang trung bình
hằng ngày sản sinh ra khoảng 8,02 tấn rác sinh hoạt (mức phát thải rác sinh hoạt trung bình 0,7 kg/ngày). Ngoài ra, còn có thêm một lượng đáng kể các loại cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải, cặn lắng từ các hố gas thoát nước mưa và nước thải. Đây là một khối lượng chất thải rất lớn cần được quản lý tốt để tránh gây ô nhiễm môi