59 – 60 – 61]
•Ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ phục vụ nông nghiệp trở nên phổ biến thì việc ô nhiễm bởi chúng càng thấy rõ. Hầu hết các bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật sau khi dùng bị vứt bừa bãi. Đây chính là nguồn ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, gia súc trong vùng đồng thời gây ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí xung quanh.
Trong nuôi trồng thủy sản, mặc dù ngành đã công báo tiêu chuẩn thức ăn, thuốc, hóa chất và danh mục thuốc, hóa chất cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhưng do nhận thức hạn chế, người nuôi trồng thủy sản chưa quan tâm đúng mức dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã gây ảnh hưởng không ít đến môi trường nước xung quanh khu vực nuôi. Thêm vào đó là lượng thức ăn dư thừa dể dẫn dến nguy cơ phú dưỡng nước làm cho tảo phát triển bùng nổ.
•Ô nhiễm từ các hoạt động chế biến, làm mắm
Hiện nay tại Nha Trang có trên 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm, tập trung chủ yếu tại các phường Vĩnh Trường, Phước Long, Vĩnh Nguyên. Hầu hết các cơ sở sản xuất nước mắm tại đây có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Khí thải và mùi hôi phát sinh từ quá trình sản xuất phát tán vào môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
•Ô nhiễm từ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
Qua thống kê của Chi cục thú y Khánh Hòa, toàn tỉnh Khánh Hòa có 173 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm (heo, bò, dê, gà), trong đó thành phố Nha Trang có số lượng cơ sở giết mổ cao nhất là 46 cơ sở. Đa số các điểm giết mổ đều được xây dựng từ lâu (trước năm 1990) nằm trong khu vực dân cư và không có hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Chất thải rắn thải ra trong quá trình giết mổ, một số có hợp đồng với công ty vệ sinh công cộng xử lý còn lại đều thải ra môi trường. Hoạt động của các cơ sở giết
mổ gia súc gia cầm đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng đặc biệt trên địa bàn thành phố Nha Trang nơi tập trung nhiều điểm gia súc gia cầm so với toàn tỉnh. Các điểm giết mổ nằm trong nội thành, tại khu vực đường Đồng Nai thuộc phường Phước Hải có 7 điểm giết mổ heo gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến môi trường sông do việc xả nước thải trực tiếp ra sông.
2.4.5. Phát triển du lịch và tác động đến môi trường [7, tr. 61 – 62] 2.4.5.1. Khái quát về diễn biến hoạt động và áp lực của ngành
Qua 5 năm thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010, các chỉ tiêu về du lịch Khánh Hòa đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, một số chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân hằng năm khá cao.
Năm 2009, số lượng khách lưu trú là 1.580.080 lượt khách, trong đó có 281.200 lượt khách quốc tế và 1.298.880 lượt khách nội địa; doanh thu du lịch là 1.652,6 tỷ đồng; số phòng tiêu chuẩn 4 – 5 sao là 1.560 phòng.
Công tác lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch ở Khánh Hòa đã hoàn thành về cơ bản, tạo thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên du lịch, các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn theo quy hoạch.
Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: Tổng số cơ sở kinh doanh lưu trú đến cuối năm 2009 là 409 cơ sở (kể cả nhà khách) với 10.200 phòng nghỉ, tăng 1,5 lần so với năm 2005; toàn tỉnh có 61 cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đang hoạt động, trong đó có 15 cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khách quốc tế. Các phương tiện đường thủy phục vụ du lịch ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại, đảm bảo phục vụ du lịch các tuyến đảo cùng mạng lưới taxi, xe bus với hàng trăm đầu xe vận chuyển khách trên bộ.
2.4.5.2. Dự báo tốc độ phát triển ngành du lịch khi thực hiện quy hoạch phát triển ngành
-Đạt 2.500.000 lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế là 880.000.
-Tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Doanh thu từ du lịch đạt 3.400 tỷ đồng. -Đạt 18.000 phòng nghỉ, trong đó có 4.000 phòng tiêu chuẩn 4 – 5 sao.
-Có trên 20.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch.
2.4.5.3. Khái quát tác động của phát triển du lịch đối vối môi trường
•Vấn đề cung cấp nước sạch
Năm 2009 Nha Trang đón nhận 1.580.080 lượt khách du lịch và ước tính kế hoạch năm 2011 đạt 2.000.000 lượt khách. Nếu trung bình 1 du khách lưu trú khoảng 2,09 ngày/người tương đương với số ngày khách là 4.180.000 ngày khách. Như vậy nếu 1 du khách sử dụng 120 lít nước sạch/ngày thì một lượng lớn khoảng 501.600 m3/năm hay 1.374 m3/ngày, đó là chưa kể đến lượng nước ngọt khá lớn cho nhu cầu tưới cây xanh và các dịch vụ kèm theo. Điều này gây áp lực nặng nề lên hệ thống cấp nước hiện tại và từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cư dân địa phương.
•Vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Khả năng gây ô nhiễm môi trường nước tại các khu du lịch sinh thái, các resort…lệ thuộc không chỉ vào việc kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải sinh hoạt tại chỗ mà còn lệ thuộc vào yếu tố khác bên ngoài các hoạt động du lịch.
Với quy môi phục vụ 2.000.000 khách du lịch, nếu tính lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp thì năm 2011 Nha Trang sẽ phải gánh chịu một lượng nước thải bình quân 401.280 m3/năm, trung bình mỗi ngày có khoảng 1099 m3 nước thải sinh hoạt đổ ra môi trường. Nếu không được thu gom và xử lý tốt, lượng nước thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước tại các bãi tắm.
•Vấn đề chất thải rắn
Với qui mô phục vụ khoảng 2.000.000 lượt khách du lịch với số ngày khách là 4.180.000 ngày khách, hoạt động của hệ thống các khu du lịch Nha Trang trung bình
hằng ngày sản sinh ra khoảng 8,02 tấn rác sinh hoạt (mức phát thải rác sinh hoạt trung bình 0,7 kg/ngày). Ngoài ra, còn có thêm một lượng đáng kể các loại cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải, cặn lắng từ các hố gas thoát nước mưa và nước thải. Đây là một khối lượng chất thải rất lớn cần được quản lý tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường khác như: ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nhiễu loạn hệ sinh thái, ảnh hưởng đến phong cảnh…
Chương 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung đề tài
Đề tài thực hiện trên 6 nội dung chính:
•Hiện trạng môi trường không khí tại thành phố Nha Trang. •Khảo sát thực địa tại nơi làm đồ án.
•Thu nhập dữ liệu kinh tế − xã hội thành phố Nha Trang.
•Xây dựng sơ đồ hiện trạng chất lượng không khí tại Nha Trang.
•Đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng không khí với tình hình phát triển của thành phố Nha Trang
•Rút ra nhận định và đề xuất phương hướng giải quyết.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Chỉ số AQI của năm thông số CO, NO2, SO2, NO, O3 phản ánh chất lượng không khí tại thành phố Nha Trang.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu
Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp này sẽ phục vụ cho các công việc sau:
•Khảo sát, ghi nhận hiện trạng CLKK tại khu vực nghiên cứu (KVNC). •Điều tra, thu thập các dữ liệu sau:
Các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Thông tin về đặc điểm kinh tế − xã hội của Nha Trang. Số liệu quan trắc CLKK xung quanh KVNC.
Các báo cáo hiện trạng môi trường, thông tin về hoạt động giao thông…tại KVNC.
Các loại bản đồ, hình ảnh có liên quan tới đề tài.
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu
Dữ liệu được tổng hợp từ một đơn vị phân tích nhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn. Ví dụ, tập hợp tất cả các phỏng vấn cá nhân để xây dựng nên một bức tranh tổng thể hoặc tập hợp các thông tin của thôn bản để phân tích bức tranh của cả huyện; tổng hợp các dữ liệu từ các hội nghị, khảo sát, phiếu hỏi để có thông tin tổng quát của cả quá trình tham vấn.
Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm ra các xu thế trong khi phân tích.
•Phân tích dữ liệu
Từ những dữ liệu đã thu thập được, tác giả sẽ thực hiện phân tích và sàn lọc nguồn dữ liệu thô, rút ra những dữ liệu chủ yếu, cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Với kết quả thu được tác giả sẽ có cơ sở diễn giải ý nghĩa của dữ liệu căn cứ vào mục tiêu bài đồ án đã đưa ra.
3.3.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu sẽ được tác giả thực hiện sau khi thu thập dữ liệu.
Các số liệu cần thống kê và xử lý sau khi thu thập dữ liệu: -Số liệu quan trắc CLKK tại khu vực nghiên cứu.
-Số liệu tình hình kinh tế − xã hội tại khu vực nghiên cứu. Các phương pháp thống kê bao gồm:
- Phương pháp phân tổ. -Phương pháp đồ thị.
-Phương pháp dãy số liệu biến động theo thời gian. -Phương pháp chỉ số.
-Phương pháp cân đối.
Chương 4
4.1. Tính toán chỉ số AQI cho thành phố Nha Trang 4.1.1. Số liệu quan trắc 4.1.1. Số liệu quan trắc
Để hoàn thành đề tài này, việc chọn số liệu để đưa vào tính toán là vô cùng quan trọng. Ở Nha Trang gồm có năm trạm quan trắc môi trường không khí bao gồm bốn trạm quan trắc không khí cố định và một trạm quan trắc không khí cố định tự động liên tục.
- Các trạm quan trắc không khí cố định: KDC Vĩnh Hòa, ngã ba Bình Tân, KCN Đắc Lộc, BR Rù Rì. Số liệu của từng thông số ô nhiễm được thực hiện lấy thủ công theo kế hoạch định kỳ giám sát.
-Trạm quan trắc không khí tự động cố định liên tục đặt tại làng SOS, đường 2/4, Nha Trang (gọi tắt là trạm Đồng Đế).
Bảng số liệu kết quả quan trắc của các thông số được đề cập ở phần Phụ lục 1 và 2. Đơn vị tổ chức thực hiện lấy mẫu và đo dạc các thông số là Phòng quan trắc thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa.
4.1.2. Tính chỉ số AQI từ kết quả quan trắc
Trong bài này, tác giả lựa chọn hình thức dự báo chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các điểm quan trắc của thành phố Nha Trang dựa vào chỉ số AQI theo ngày.
Để tính toán chỉ số AQI cho thành phố Nha Trang, tác giả xây dựng quy trình tính gồm ba bước như sau:
-Bước 1: Từ bảng số liệu quan trắc môi trường không khí mà Phòng Quan trắc Môi trường thuộc Trung tâm Quan trắc Môi trường cung cấp, tiến hành lựa chọn nồng độ trung bình 1 giờ lớn nhất của từng thông số để xác định AQI theo giờ của thông số đó trong một ngày.
-Bước 2: Tính trung bình cộng các giá trị nồng độ 24 giờ trong ngày của từng thông số để xác định giá trị AQI trung bình 24 giờ của các thông số đó. Sau đó, từ các
giá trị AQI theo giờ và AQI trung bình 24 giờ của từng thông số ta đi xác định AQI theo ngày của từng thông số tương ứng.
-Bước 3: Xác định AQI theo ngày dựa vào giá trị AQI theo ngày của từng thông số trong bước 2.
Ứng với mỗi bước đi sẽ có các công thức tính AQI tương ứng. Sau đây là các công thức cần cho việc tính toán AQI theo ngày cho thành phố Nha Trang.
•Tính toán giá trị AQI theo giờ trong bước 1 sẽ có các công thức:
- Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (
Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức (**):
Trong đó:
là giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số x. là giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số x.
là giá trị AQI theo giờ của thông số x, được làm tròn thành số nguyên.
-Giá trị AQI theo giờ
Sau khi đã có gia trị theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của năm thông số trong cùng một thời gian (1 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.
•Trong bước 2, việc tính toán giá trị AQI theo ngày sẽ có các công thức:
Đầu tiên tính toán giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông số theo công thức (***):
là giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số x. là giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số x.
là giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số x, được làm tròn thành số nguyên.
Lưu ý: không tính toán giá trị .
Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn nhất trong số các giá trị AQI theo giờ của thông số đó trong 1 ngày và giá trị AQI trung bình 24 giờ của thông số đó.
Trong đó: là giá trị AQI ngày của thông số x.
Lưu ý:
•Cuối cùng, xác định AQI theo ngày trong bước 3 sẽ là:
Sau khi đã có giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn nhất của các thông số đó được lấy làm giá trị AQI ngày của trạm quan trắc đó.
Trong quá trình tính toán chỉ số AQI cho khu vực nghiên cứu, tác giả có thực hiện hai sự điều chỉnh trong cách tính giá trị AQI so với cách tính trong “Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI)”:
- Sự điều chỉnh thứ nhất là đối với các trạm quan trắc cố định, tác giả chỉ tính giá trị AQI theo giờ ứng với mỗi thông số có được từ đó lấy chính giá trị AQI theo giờ này để dự báo CLKK khu vực xung quanh trong ngày của tháng có quan trắc. Vì đây là trạm quan trắc không khí cố định, việc lấy mẫu mỗi quý chỉ có một lần và theo tài liệu cung cấp của Phòng Quan trắc Môi trường thì mẫu được lấy là dạng mẫu trung bình 1 giờ. Vì vậy, nồng độ mẫu tại thời điểm quan trắc cũng chính là nồng độ mẫu trung bình lớn nhất trong ngày cũng như trong tháng của quý đó.
-Sự điều chỉnh thứ hai là việc tác giả không đưa các thông số NO, O3 và bụi đối với các trạm quan trắc không khí cố định; thông số bụi đối với trạm quan trắc không khí cố định tự động liên tục vào quá trình tính toán giá trị AQI tại KVNC. Lý do tác giả thực hiện sự điều chỉnh này là vì không thu thập đủ dữ liệu phát thải của các thông số nói trên tại khu vực nghiên cứu để làm dữ liệu đầu vào
Tiến hành tính toán AQI theo trình tự đã được vạch sẵn. Kết quả tính toán AQI cho các trạm quan trắc được đề cập ở Phụ lục 3.
4.2. Đánh giá chất lượng không khí tại các khu vực quan trắc
Chất lượng không khí tại các điểm quan trắc theo chỉ số AQI được đánh giá theo