Chỉ số AQI của Quyết định 878/QĐ – TCMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số chất lượng không khí (AQI) với tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Thành phố Nha Trang (Trang 40)

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm.

Theo sổ tay hướng dẫn tính toán, AQI được áp dụng tính cho hai loại: -Chỉ số chất lượng không khí theo ngày.

-Chỉ số chất lượng không khí theo giờ.

AQI thông số là giá trị tính toán AQI cho từng thông số quan trắc.

AQI theo ngày (AQId) là giá trị tính toán cho AQI áp dụng cho 1 ngày.

AQI tính theo trung bình 24 giờ (AQI24h) là giá trị tính toán AQI sử dụng số liệu quan trắc trung bình 24 giờ.

AQI theo giờ (AQIh) là giá trị tính toán AQI áp dụng cho 1 giờ.

Trạm quan trắc không khí tự động cố định liên tục là trạm quan trắc cố định có khả năng đo tự động liên tục các thông số về chất lượng không khí.

2.2.6.2. Các nguyên tắc xây dựng chỉ số AQI

- Bảo đảm tính phù hợp. -Bảo đảm tính chính xác. -Bảo đảm tính nhất quán. -Bảo đảm tính liên tục. - Bảo đảm tính sẵn có. -Bảo đảm tính có thể so sánh.

2.2.6.3. Mục đích của việc sử dụng chỉ số AQI

-Đánh giá nhanh chất lượng không khí một cách tổng quát.

- Có thể sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng không khí.

-Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan.

2.2.6.4. Các yêu cầu chung

Các yêu cầu đối với việc tính toán chỉ số AQI

-Chỉ số AQI được tính riêng cho số liệu của từng trạm quan trắc không khí tự động cố định liên tục đối với môi trường không khí xung quanh.

-AQI được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định được một giá trị AQI cụ thể, giá trị AQI cuối cùng là giá trị lớn nhất trong các giá trị AQI của mỗi thông số.

-Thang đo giá trị AQI được chia thành các khoảng nhất định. Khi giá trị AQI nằm trong một khoảng nào đó thì thông điệp cảnh báo cho cộng đồng ứng với khoảng giá trị đó sẽ được đưa ra.

Quy trình tính toán và sử dụng AQI trong đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh

1. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định liên tục (số liệu đã qua xử lý).

2. Tính toán các chỉ số AQI đối với từng thông số theo công thức. 3. Tính toán chỉ số AQI theo giờ/theo ngày.

4. So sánh chỉ số AQI với bảng xác định các mức cảnh báo ô nhiễm môi trường không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc

Số liệu quan trắc thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Số liệu quan trắc sử dụng để tính AQI là số liệu quan trắc của trạm quan trắc không khí cố định, tự động, liên tục. Số liệu quan trắc bán tự động không sử dụng trong việc tính AQI.

-Các thông số thường được sử dụng để tính toán AQI là các thông số được quy định trong QCVN 05 – 2009/BTNMT bao gồm: SO2, CO, NOX, O3, PM10, TSP. Trong bài này tác giả nghiên cứu năm thông số được giới thiệu ở chương 1.

-Số liệu quan trắc đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch.

2.2.6.5. Thang đo chỉ số AQI theo Quyết định 878/QĐ – TCMT

Chỉ số AQI theo Quyết định 878/QĐ – TCMT có thang đo từ giá trị thấp nhất là 0, không quy định giá trị cao nhất, chỉ lấy giá trị 300 làm mốc so sánh cao nhất. Cũng như chỉ số AQI theo U.S.EPA, ở chỉ số AQI theo Quyết định 878/QĐ – TCMT có giá trị AQI càng cao mức độ ô nhiễm không khí càng lớn và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng tăng lên theo giá trị của thang đo. Thang đo chỉ số AQI được chia làm năm mức, với mức đầu tiên có giá trị AQI từ 0 – 50 ứng với CLKK tốt và ở mức cuối cùng có giá trị AQI lớn hơn 300 ứng với CLKK nguy hại.

2.2.6.6. Cách tính chỉ số AQI theo Quyết định 878/QĐ – TCMT a. Tính toán giá trị AQI theo giờ a. Tính toán giá trị AQI theo giờ

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức (**):

Trong đó:

là giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số x. là giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số x.

là giá trị AQI theo giờ của thông số x, được làm tròn thành số nguyên.

Lưu ý: Đối với thông số PM10 do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ vì vậy lấy quy chuẩn của TSP trung bình 1 giờ thay thế cho PM10.

Sau khi đã có giá trị theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của năm thông số trong cùng một thời gian (1 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.

Trong một ngày, mỗi thông số có 24 giá trị trung bình 1 giờ, vì vậy đối với mỗi thông số sẽ tính toán được 24 giá trị giờ, tương ứng sẽ tính toán được 24 giá trị AQI theo giờ để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo giờ.

b. Tính toán giá trị AQI theo ngày

Giá trị AQI theo ngày của từng thông số

Đầu tiên tính toán giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông số theo công thức (***):

Trong đó:

là giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số x. là giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số x.

là giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số x, được làm tròn thành số nguyên.

Lưu ý: không tính toán giá trị .

Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn nhất trong số các giá trị AQI theo giờ của thông số đó trong 1 ngày và giá trị AQI trung bình 24 giờ của thông số đó.

Trong đó: là giá trị AQI ngày của thông số x.

Lưu ý:

Sau khi đã có giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn nhất của các thông số đó được lấy làm giá trị AQI ngày của trạm quan trắc đó.

Bảng 2.7: Các giá trị QCx được lấy ra từ QCVN 05 – 2009/BTNMT

Đơn vị tính: µg/m3 TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 − 125 50 2 CO 30.000 10.000 5000 − 3 NOX 200 − 100 40 4 O3 180 120 80 − 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 − 200 140 6 Bụi £ 10 mm (PM10) − − 150 50

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, 2009) Ghi chú: Dấu () là không quy định

2.3. Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế −−−− Xã hội thành phố Nha Trang [5] 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 2.3.1. Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km2, dân số 392.279 người (năm 2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp biển Đông.

Hình 2.2: Vị trí địa lý Nha Trang

(Nguồn: http://gis.chinhphu.vn/)

2.3.1.2. Địa hình

Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mực nước biển được chia thành ba vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3 km2, chiếm 32,33% diện tích thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 30 đến 150 chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích; vùng núi có địa hình dốc trên 150 phân bố ở hai đầu Bắc Nam của thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố.

Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở hai hệ thống sông chính sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường.

Sông Cái Nha Trang có chiều dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn. Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km. Sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công – nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, sinh hoạt dân cư cho thành phố và các huyện phụ cận.

Sông Quán Trường là một hệ thống sông nhỏ có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và ba phường Phước Long, Phước Hải và Vĩnh Trường rồi ra Cửa Bé. Sông chia làm hai nhánh: Nhánh phía Đông có chiều dài 9 km và nhánh phía Tây (còn gọi là sông Tắc) dài 6 km.

Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều đều, biên độ trung bình lớn từ 1,4 – 3,4 m. Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 – 3,6 ‰

2.3.1.4. Khí hậu

Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% của cả năm (1.025 mm). So với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển du lịch quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang: Nhiệt độ ôn hòa quanh năm (250C – 260C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít chịu ảnh hưởng của bão.

Bảng 2.8: Nhiệt độ các năm tại trạm Nha Trang

Nhiệt độ (0C) 2006 2007 2008

Trung bình năm 27,2 26,7 26,6

Tháng thấp nhất 24,2 (tháng1) 24,6 (tháng 1,2) 23,8 (tháng 2)

Biên độ nhiệt 5,2 4,1 4,8

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm (2006 – 2010)

2.3.2. Dân cư

Theo điều tra dân số năm 2009 thì dân số toàn thành phố có 392.279 người trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Về tỉ lệ giới tính, nam chiếm 48,5% và nữ chiếm 51,5%. Tuy nhiên theo cách tính quy mô dân số trong phân loại đô thị (bao gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú) thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000 – 490.000 người bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…nhưng không tính khách du lịch.

Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.562 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành. Khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập có mật độ dân cư rất cao khoảng gần 30.000 người/km2. Tuy nhiên một số xã như Vĩnh Lương, Phước Đồng với địa hình chủ yếu là núi cao có mật độ dân số thấp, chỉ vào khoảng 320 – 320 người/km2.

2.3.3. Hành chính

Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chính, gồm có:

-19 phường nội thành: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002).

-8 xã ngoại thành: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng.

Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Nha Trang được đặt nền móng từ thời Pháp thuộc với việc hình thành hai cơ sở khoa học thực nghiệm là viện Pasteur Nha Trang vào năm 1891 chuyên nghiên cứu về vệ sinh dịch tể và sở Ngư nghiệp Đông Dương (tiền thân của Viện Hải dương học Nha Trang) chuyên nghiên cứu về biển và động vật biển. Lĩnh vực khoa học từ đó dần dần mở rộng sang các ngành khoa học ứng dụng.

Giáo dục đại học tại Nha Trang bắt đầu phát triển từ năm 1971 với cơ sở đào tạo bậc đại học đầu tiên là Đại Học Cộng Đồng Duyên Hải. Sau ngày thống nhất đất nước, trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang được chuyển từ Hải Phòng vào cùng với một số trường quân sự như Trường Sĩ quan không quân và trường Sĩ quan Hải quân II (tiền thân của Học Viện Hải quân) chuyển vào từ Quảng Ninh. Hiện nay Nha Trang có nhiều trường đại học quân sự và dân sự, cao đẳng đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần nâng cao đội ngũ lao động có tay nghề trong cả nước.

Về giáo dục phổ thông, toàn thành phố có 116 trường vói gần 86.000 học sinh trong đó có 41 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở, 12 trường trung học phổ thông.

2.3.5. Giao thông 2.3.5.1. Đường bộ

Đến năm 2012, thành phố có trên 898 tuyến đường, trong đó 280 tuyến đường do thành phố quản lý với tổng chiều dài 115,64 km gồm 7 tuyến đường tỉnh, 11 tuyến đường liên xã và 619 đường hẻm nội thành. Để kết nối với các địa phương khác Nha Trang có quốc lộ 1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc – Nam đoạn qua địa bàn thành phố dài 14,91 km và quốc lộ 1C nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A có chiều dài 15,08 km. Ngoài ra còn có đại lộ Nguyễn Tất Thành nối thành phố Nha Trang với sân bay Cam Ranh và đường 723 nối lên thành phố Đà Lạt.

Về giao thông nội thị, mạng lưới đường trong trung tâm thành phố có hình nan quạt bao gồm các tuyến đường hướng tâm, đường vành đai bao quanh trung tâm và khu vực của thành phố. Các tuyến đường vành đai chính là đường Lê Hồng Phong, đường

2/4. Trục xuyên tâm thành phố là Thái Nguyên – Lê Thánh Tôn. Trục ven biển là Trần Phú – Phạm Văn Đồng.

Về giao thông tĩnh, Nha Trang có hai bến xe liên tỉnh đang hoạt động: Bến xe phía Bắc và bến xe phía Nam, phục vụ cho các chuyến xe liên tỉnh và nội tỉnh. Hệ thống giao thông tĩnh phục vụ vận tải công cộng còn bao gồm 6 tuyến xe buýt nội thành với 150 điểm dừng dọc đường phục vụ cho nhu cầu đi lại trong thành phố và huyện Diên Khánh.

2.3.5.2. Đường hàng không

Trước đây các chuyến bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trangtuy nhiên do nằm trong trung tâm thành phố, gây nhiều khó khăn trong hoạt động, nên sân bay đã được chuyển mục đích sử dụng để phục vụ phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ và du lịch. Hoạt động bay thương mại được chuyển đến sân bay quốc tế Cam Ranh cách trung tâm Nha Trang 35 km về phía Nam. Phương tiện đi lại giữa Nha Trang và sân bay Cam Ranh là xe buýt hoặc taxi.

2.3.5.3. Đường sắt

Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam với tổng chiều dài đường sắt đi ngang qua thành phố là 25 km thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SNT1−2, SNT3−4, SQN1−2 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn − Nha Trang. Ngoài ga Nha Trang thành phố còn có 1 ga phụ là Ga Lương Sơn, nhưng ga này ít khi đón khách.

2.3.5.4. Đường thủy

Thành phố có nhiều bến cảng phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng đường thủy. Trong đó cảng Nha trang là một cảng biển tương đối lớn nằm trong vịnh Nha Trang với độ

sâu trước bến là 11,8m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lớn đến 20.000 tấn và tàu khách du lịch cỡ lớn. Cảng được sử dụng như một cảng đa chức năng phục vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số chất lượng không khí (AQI) với tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Thành phố Nha Trang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)