•Tính chất vật lý của NO2
Nitrogen dioxide (NO2) là một chất khí độc, màu nâu nhạt hay nâu đỏ. Mùi của NO2 có thể được phát hiện ở 0,12 ppm. NO2 có khối lượng phân tử là 46,055 g/mol, rất dễ hấp thụ bức xạ tử ngoại và dễ hòa tan trong nước. Ở nhiệt độ thường, hơi của NO2 là một hỗn hợp cân bằng gồm NO2 và N2O4. Khi tăng nhiệt độ cao hơn, N2O4 tách ra thành NO2, hàm lượng NO2 trong hỗn hợp sẽ tăng lên.
•Tính chất hóa học của NO2
NO2 cũng là chất khí tham gia phản ứng quang hóa để tạo thành sương mù quang hóa (smog). NO2 có thể phản ứng với nước tạo thành hai loại acid là HNO2 và HNO3. NO2 cũng có thể phản ứng với kiềm tạo thành các muối nitrate và nitrite.
•Nguồn phát thải NO2
NO2 được tạo ra từ các nguồn phát thải chủ yếu sau:
Quá trình đốt nhiên liệu của các loại động cơ đốt trong, các loại lò đốt. Quá trình sản xuất acid HNO3 và các muối nitrate trong công nghiệp hóa chất.
Quá trình hàn điện, cắt sắt thép bằng điện. Nổ mìn tronng hầm mỏ, phá đá.
Các ngành in ấn, dệt (tẩy trắng), thực phẩm, thổi thủy tinh cũng phát sinh một lượng NO2 đáng kể.
•Tác hại của NO2
- Nhiễm độc cấp tính
Trường hợp cấp tính thể nặng: Nạn nhân có thể bị khó chịu ở ngực, nhức đầu, mệt mỏi, khó thở, đau bụng. Sau quá trình nhiễm độc tiềm tàng NO2, nạn nhân sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng phù phổi cấp tính, tím tái, hôn mê và co giật.
Trường hợp cấp tính thể nhẹ: Nạn nhân có thể bị ho nhẹ, mắt và thanh quản bị kích thích, trong một số trường hợp có thể dẫn đến phù phổi và nhiễm trùng phổi.
- Nhiễm độc mãn tính
Nạn nhân có thể gặp phải các triệu chứng sau: Mắt bị kích thích, rối loạn tiêu hóa, viên phế quản, tổn thương răng.