Cách đối xử và thái độ của cấp trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên tại khách sạn Yasaka Sài Gòn - Nha Trang (Trang 69)

6 Cấu trúc bài khóa luận

4.2.2 Cách đối xử và thái độ của cấp trên

Cấp trên gồm có: lãnh đạo cấp cao (ban tổng giám đốc), lãnh đạo cấp trung (trưởng và phó các bộ phận), lãnh đạo cấp thấp ( ca trưởng, ca phó). Lãnh đạo luôn quan tâm tới nhân viên, khi nhân viên gặp phải chuyện gì đó thì luôn có ý hỏi thăm, động viên và giúp đở. Các nhà lãnh đạo hầu như đều có năng lực. Luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp từ nhân viên. Bên cạnh đó có một số đặc điểm ở một số người lãnh đạo mà nhân viên không đồng ý như: Cách nói chuyện của người lãnh đạo với nhân viên, nhiều lúc dùng những từ ngữ không được hoa mỹ cho lắm, cách xưng hô không được hợp lý. Một vài lãnh đạo cấp trung không thực hiện việc phân ca theo quy định cho nhân viên (phân theo tuần), mà ngày nào phân ca ngày đó gây khó khăn cho nhân viên. Đôi lúc lãnh đạo tỏ thái độ xem thường nhân viên, mỗi khi

nhân viên làm sai dù là việc nhỏ thì lãnh đạo không nhắc nhở mà quát mắng nhân viên trước mặt mọi người.

Cấp trên là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh đến sự gắn kết của nhân viên. Dưới đây là những đề xuất và kiến nghị, nó giúp cho các nhà lãnh đạo thấy được tầm quan trọng của họ trong việc giữ chân nhân viên giỏi.

Phong cách lãnh đạo: Lãnh đạo công ty phải luôn giữ được phẩm chất đạo đức cá nhân, thể hiện phong cách đạo đức lịch sự, hòa nhã, tránh những hành động, thái độ, cử chỉ xem thường nhân viên tạo hình ảnh xấu trong đánh giá của người nhân viên về người quản lý. Lãnh đạo phải có cách ứng xử hợp lý vừa tạo sự tôn trọng của nhân viên vừa góp phần giúp công ty duy trì nguồn nhân lực. Khen thưởng các nhân viên làm tốt, nhắc nhở các nhân viên làm chưa tốt. Khi nhân viên sai phạm điều gì đó, thì nên nhắc nhở riêng nhân viên đó để họ có thể sửa đổi và làm tốt hơn.

Cấp trên cần ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên cấp dưới. Những lời động viên và khen ngợi của cấp trên sẽ giúp cho cấp dưới làm việc tốt hơn. Sự công bằng trong đối xử sẽ giúp mối quan hệ cấp trên và cấp dưới tốt đẹp hơn.

Chăm lo đời sống nhân viên. Lãnh đạo cần quan tâm sâu sát hơn đến đời sống của nhân viên, việc tìm hiểu này có thể thực hiện vào khoảng thời gian ngoài giờ làm việc như những buổi giao lưu họp mặt, tiệc tùng hoặc cũng có thể thực hiện ngay trong giờ làm việc trong những lúc rảnh việc, giúp đỡ nhân viên… Chỉ khi hiểu rỏ được nhân viên của mình thì cấp trên mới có thể thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân viên cấp dưới một cách thích hợp. Cấp trên cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, phản ánh, yêu cầu để có hướng giải quyết kịp thời.

Định kỳ hàng năm nên tổ chức cho nhân viên lấy ý kiến đóng góp về năng lực của các nhà lãnh đạo trực tiếp cũng như Ban tổng giám đốc. Việc này sẽ giúp cho lãnh đạo biết được kịp thời các yếu điểm của mình làm cho nhân viên không hài lòng về họ và từ đó sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên tại khách sạn Yasaka Sài Gòn - Nha Trang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)