0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Mô hình nghiên cứu của ĐặngThị Ngọc Hà (2010)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN YASAKA SÀI GÒN - NHA TRANG (Trang 26 -26 )

6 Cấu trúc bài khóa luận

1.3.3 Mô hình nghiên cứu của ĐặngThị Ngọc Hà (2010)

Đặng thị Ngọc Hà (2010), nghiên cứu sự ảnh hưởng của thỏa mãn công việc đến sự gắn kết với tổ chức tại các đơn vị vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện nhằm để đo lường: thứ nhất, mức độ thỏa mãn công việc; thứ hai, mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức; thứ ba, đo lường của thỏa mãn công việc đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về khía cạnh thành phần thỏa mãn công việc của Smith et al (1969) và về khía cạnh các thành phần gắn kết của nhân viên với tổ chức của Meyer và Allen (1991). Nghiên cứu sữ dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA và kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha để xây dựng và kiểm định thang đo được thực hiện với mẫu khảo sát là 325 nhân viên văn phòng làm việc tại các đơn vị ngành vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo thỏa mãn công việc có 7 thành phần với 37 biến quan sát bao gồm: lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, thương hiệu, lương, áp lực công việc vầ cuối cùng là bản chất công việc. Thang đo sự gắn kết với tổ chức có 3 thành phần: gắn kết vì tình cảm, gắn kết để duy trì, và gắn kết vì đạo đức với 19 biến quan sát.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 thành phần gắn kết với tổ chức đề bị ảnh hưởng bởi 7 thành phần thỏa mãn công việc của nhân viên, trong đó thành phần yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến là ảnh hưởng nhiều nhất. Điều đó cho thấy rằng thực tế hiện nay nhân viên rất chú trọng đến vấn đề được đào tạo, trau dồi và thăng tiến nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN YASAKA SÀI GÒN - NHA TRANG (Trang 26 -26 )

×