6 Cấu trúc bài khóa luận
3.5.1 Xét ma trận hệ số tương quan (r)
Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính là xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Để thực hiên được mục đích này ta đi xây dựng ma trận tương quan giữa tất cả các biến. Ma trận này cho biết tương quan giữa biến phụ thuộc sự gắn kết của nhân viên với từng biến độc lập cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Nếu các biến độc lập có quan hệ chặt chẽ thì phải lưu ý hiện tượng đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.
Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp trước khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy.
Bảng 3.17 Hệ số tương quan Pearson
DT DN DKLV CT HLC CV HLCD TN GB DT 1 0,390 0,576 0,120 0,265 0,138 0,487 0,385 0,268 DN 0,390 1 0,621 0,060 0,208 0,011 0,415 0,326 0,176 DKLV 0,576 0,621 1 0,014 0,285 0,079 0,540 0,393 0,231 CT 0,120 0,060 0,014 1 0,008 -0,036 0,035 -0,010 0,091 HLC 0,265 0,208 0,285 0,008 1 0,070 0,311 0,252 0,686 CV 0,138 0,011 0,079 -0,036 0,070 1 0,097 0,018 0,141 HLCD 0,487 0,415 0,540 0,035 0,311 0,097 1 0,351 0,233 TN 0,385 0,326 0,393 -0,010 0,252 0,018 0,351 1 0,220 GB 0,268 0,176 0,231 0,091 ,686 0,141 0,233 0,220 1
Kết quả của bảng hệ số tương quan cho thấy biến phụ thuộc đều có mối tương quan tuyến tính với các biến độc lập (đào tạo thăng tiến, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, cấp trên , hài lòng với công việc chung, đặc điểm công việc, hài lòng về các chế độ làm việc, và thu nhập). Trong đó hệ số tương quan giữa sự gắn kết của nhân viên với sự hài lòng chung với công việc cao nhất là (0,686) và với cấp trên là thấp nhất (0,091). Ngoài ra các biến độc lập cũng có mối tương quan với nhau mặc dù hệ số tương quan không lớn lắm (ngoài trừ yếu tố cấp trên có tương quan âm với yếu tố thu nhập và công việc)