Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu xây dựng nông thôn mới và một số biện pháp thực hiện tại xã Nông Thịnh Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 79)

- Trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ có đồng chí làm việc chưa thực sự vì công việc, giải quyết một số vấn đề còn thiếu tập trung.

- Vai trò giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được trách nhiệm và vai trò của mình.

- Sự phối hợp của đoàn thể thôn, xã chưa có hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, chậm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

- Ý thức chấp hành pháp luật của một số ít công dân còn hạn chế. Cá biệt có công dân lợi dụng Pháp lệnh dân chủ lôi kéo, tụ tập gây mất trật tự ở địa phương.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NÔNG THỊNH 4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu, lộ trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2011- 2020

4.1.1. Phương hướng xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 - 2020

- Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, đặt mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, của mỗi người dân và toàn bộ xã hội.

- Thực hiện tốt phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đề cao vai trò của xã, thôn, xóm bản, đoàn thể và người dân cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa, lồng ghép, huy động tổng hợp mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, hiệu quả, bền vững.

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đồng bộ tại các xóm bản của xã, tất cả các tiêu chí, ưu tiên cho những xóm bản, những tiêu chí đủ điều kiện để phấn đấu đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

4.1.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 - 2020

- Xây dựng nông thôn mới xã Nông Thịnh có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát triển nông nghiệp theo hướng gắn với phát triển đô thị sinh thái và du lịch, dịch vụ sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân trong xã, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được bồi dưỡng tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

- Xây dựng xã Nông Thịnh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

4.1.3. Lộ trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nông Thịnh đến năm 2020

- Đến năm 2013, xã phấn đấu hoàn thành xây dựng quy hoạch nông thôn mới. Quy hoạch phù hợp với quy hoạch của huyện và của toàn Tỉnh.

- Đến năm 2015, xã hoàn thành các chỉ tiêu nhóm cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và nhóm văn hóa - xã hội - môi trường.

- Đến năm 2017, xã đạt các tiêu chí nhóm kinh tế và các tổ chức sản xuất. Xã đạt chuẩn nông thôn mới của Tỉnh.

4.2. Giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Nông Thịnh

4.2.1. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhân thức của người dân về xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới của Tỉnh, của huyện và của xã. Giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của chương trình và lợi ích mà chương trình sẽ đem lại cho đời sống của người dân. Từ đó, vận động người dân tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cải tạo, nâng cấp và xây dựng các trường dạy nghề. Có cơ chế chính sách thực hiện chủ trương xã

hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên xã học nghề và nâng cao kỹ năng lao động.

Tiếp tục quan tâm việc đào tạo bồi dưỡng nâng chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi thuyết trình, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các hộ, trang trại, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả cho bà con trong xã hoặc các xã khác.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về kiến thức y tế căn bản, để bà con phòng tránh dịch bệnh. Khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính cho học sinh để nâng cao nhận thức cho các em.

Tuyên truyền giáo dục cho người dân về giá trị văn hóa truyền thông của thôn, xã, địa phương. Tiếp tục thực hiện việc đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển văn hóa - thể thao trên địa bàn xã, hoàn thiện các thiết chế văn hóa thôn, xóm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về nếp sống vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo môi trường sinh thái. Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về cách phân loại rác thải, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, xử lý nước - rác thải.

4.2.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới tại xã Nông Thịnh Nông Thịnh

Quy hoạch là công tác đầu tiên và hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Vì thế, xã Nông Thịnh phải hết sức khẩn trương tập trung vào công tác quy hoạch. Trước tiên, xã cần đề xuất với huyện Bắc Kạn xây dựng quy hoạch chung cho toàn huyện rồi từ đó sẽ xây dựng quy hoạch chi tiết cho xã.

- Tập trung quy hoạch nông thôn mới, ban hành quy chế quản lý xây dựng nông thôn nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng xây cất tùy tiện, tự phát đang hủy hoại cảnh quan và môi trường nông thôn.

Nội dung: Quy hoạch chung (khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội, sản xuất) và quy hoạch chi tiết các khu vực này. Quy hoạch phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Các cơ quan chuyên môn tư vấn hướng dẫn, Ủy ban nhân dân huyện thẩm định, duyệt kế hoạch. (Chính phủ đã có quy định: Xã chưa xong quy hoạch thì chưa cần đầu tư xây dựng công trình công cộng. Chính phủ sẽ cấp đủ kinh phí để đảm bảo đến hết năm 2012 cơ bản xong quy hoạch ở các xã.)

Xã nên tạo điều kiện ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xã hội hóa xây dựng chương trình nông thôn mới.

- Xã cần liên hệ, thuê các đơn vị tư vấn như: Viện quy hoạch kiến trúc, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội….hoặc thuê các chuyên gia tư vấn để xây dựng quy hoạch chi tiết cho địa phương. Từ đó làm căn cứ để triển khai các bước tiếp theo trong xây dựng nông thôn mới.

4.2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

- Tập trung vào chỉnh trang, phát triển hạ tầng nông thôn - coi đây là “đột phá” để thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát truyển kinh tế - văn hóa - xã hội. Chính phủ đầu tư 100% ngân sách cho 5 công trình hạ tầng thiết yếu (Giao thông (trục chính của xã), trường học các cấp, trạm xá, nhà văn hóa xã, trụ sở xã), hỗ trợ một phần đối các công trình hạ tầng khác (Trục giữa thôn, xóm. Trạm cấp nước sạch, sân vận động xã, nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn, điện nông thôn, chợ, hệ thống truyền thông nông thôn…) Các hạng mục này chỉ cần có vốn đầu tư sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Xong nếu không duy trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ nhanh chóng xuống cấp, gây ra sự thiếu

hụt. Vì vậy, xã cũng cần có chính sách thường xuyên bảo vệ, duy tu các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Theo đề án xây dựng nông thôn mới Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030 thì tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới là 124,18 tỷ đồng/ xã. Với quy mô trên toàn Tỉnh, tổng kinh phí đầu tư cho các xã là quá lớn, vì vậy rất cần sự huy động nội lực từ cộng đồng, từ doanh nghiệp. Theo đề án xác định thì huy động vốn trong 2 giai đoạn xây dựng nông thôn mới là: Giai đoạn 1: từ người dân là 16,52%, doanh nghiệp là 12,36% và ngân sách nhà nước là 66,87%, còn lại là nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn khác. Giai đoạn 2: từ người dân 26,03%, từ doanh nghiệp là 9,03% từ ngân sách là 61,02%, còn lại cũng từ vốn xã hội hóa và các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn lại chưa hấp dẫn được doanh nghiệp vì đây là lĩnh vực mang tính rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Đây thật sự là một thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để huy động được nguồn vốn này, học viên xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Xã có diện tích đất đồi chưa sử dụng lớn nên có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào.

- Đối các dự án có quy mô trên 5000 m2 điều chỉnh tỷ lệ điều tiết để lại ngân sách địa phương 80%.

- Về huy động vốn của người dân cần tuyên truyền vận động để mọi người đều biết, bàn bạc thống nhất tình nguyện tham gia đóng góp xây dựng quê hương. Mức đóng góp tùy theo điều kiện kinh tế từng hộ gia đình, có thể góp dưới nhiều hình thức: tiền mặt, ngày công, hiện vật….

- Tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận thống nhất cao để các doanh nghiệp đã đang và sẽ đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã tự nguyện hưởng ứng tham gia hỗ trợ xã đầu tư xây dựng nông thôn mới.

- Cần đầu tư lồng ghép các chương trình mục tiêu, các đề án dự án phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện, Tỉnh để thông qua đầu tư cho chương

trình xây dựng nông thôn mới nhằm tăng nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới như: chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, điện nông thôn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa nhà dột nát….

- Đối lĩnh vực có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp tập trung nguồn lực để huy động vốn cho chương trình.

- Ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi nguồn vay của ngân hàng thương mại để đầu tư cho chương trình nông thôn mới.

4.2.4. Giải pháp phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

Qua nghiên cứu cho thấy cơ cấu kinh tế của xã theo hướng: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Cơ cấu kinh tế này giúp cho nên kinh tế của xã phát triển và nâng cao chất lượng cho người dân. Qua nghiên cứu thực trạng của xã, học viên đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

- Tập trung bố trí lại cơ cấu kinh tế cho xã theo hướng kinh tế hàng hóa sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và sản xuất của xã. Công tác này cũng do các cơ quan chuyên môn tư vấn hướng dẫn có lợi thế nhất, phù hợp với quy hoạch vùng để tập trung đầu tư sản xuất - tạo ra mỗi làng phải có một số hàng hóa chủ lực để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập bền vững cho người dân xã.

- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho những xóm, bản khó khăn. Những thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn ngoài vùng 30a.

*) Đối với trồng trọt: Phát triển cây lương thực xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao: ứng dụng giống lúa mới, giống lúa lai ngắn ngày như: Bắc thơm, TL6, Syn6,… năng suất 7 - 9 tấn/ha/vụ. Phấn đấu đến năm 2014 xây dựng xong vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn, vùng sản xuất cây ăn qủa, cây lâm nghiệp…

- Giải pháp chủ yếu: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, triển khai các mô hình ứng dụng kỹ thuật, từng bước tổ chức sản xuất, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ.

- Hình thức tổ chức: Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, nông dân tổ chức sản xuất.

*) Đối chăn nuôi và thủy sản: Quy hoạch xong trước năm 2014 các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quy hoạch chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, tập trung vào chăn nuôi trâu, bò, lợn,gà, vịt, chủ yếu tận dụng thức ăn xanh.

- Hình thức tổ chức: Nhà nước và nhân dân đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, các mô hình ứng dụng lỹ thuật… giao cho các hộ có nhu cầu, tiềm năng sản xuất.

*) Đối với tiểu thủ công nghiệp

- Quan tâm đầu tư phát triển các điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thu hút doanh nghiệp, các hộ vào đầu tư sản xuất, giải quyết lao động tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

- Khuyến khích tạo điều kiện phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng tiểu thủ công nghiệp. Đôn đốc các hộ thuê đất công nghiệp đi vào đầu tư sản xuất.

- Xây dựng khu trưng bày sản phẩm làng nghề ngay trên địa bàn xã. - Thông qua các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức hoặc đơn vị để quảng bá sản phẩm nghề truyền thống.

*) Đối với dịch vụ - thương mại:

- Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng tiểu thủ công nghiệp cùng các mặt hàng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

- Phát triển hệ thống chợ, các ngành nghề dịch vụ như: vận tải, xây dựng, chế biến nông sản, cung ứng hàng hóa, đảm bảo phục vụ tốt sản xuất nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân.

- Tiếp tục triển khai đề án phát triển làng nghề kết hợp mô hình du lịch sinh thái. Đề nghị Tỉnh đưa làng nghề của xã vào danh mục các điểm du lịch của Tỉnh.

- Ngoài ra, xã cũng cần tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng như: Thiếu sức lao động, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu tư liệu, công cụ sản xuất, trình độ kỹ thuật hạn chế…..để giúp các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

4.2.5. Giải pháp phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường

- Đối với các cấp phổ thông: thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy và học. Tiếp tục tu sửa, xây dựng mới cơ sở vật chất trường học.

- Đối các đối tượng trong độ tuổi lao động: có các chương trình khuyến

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu xây dựng nông thôn mới và một số biện pháp thực hiện tại xã Nông Thịnh Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)