Giải pháp phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu xây dựng nông thôn mới và một số biện pháp thực hiện tại xã Nông Thịnh Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 85)

Qua nghiên cứu cho thấy cơ cấu kinh tế của xã theo hướng: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Cơ cấu kinh tế này giúp cho nên kinh tế của xã phát triển và nâng cao chất lượng cho người dân. Qua nghiên cứu thực trạng của xã, học viên đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

- Tập trung bố trí lại cơ cấu kinh tế cho xã theo hướng kinh tế hàng hóa sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và sản xuất của xã. Công tác này cũng do các cơ quan chuyên môn tư vấn hướng dẫn có lợi thế nhất, phù hợp với quy hoạch vùng để tập trung đầu tư sản xuất - tạo ra mỗi làng phải có một số hàng hóa chủ lực để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập bền vững cho người dân xã.

- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho những xóm, bản khó khăn. Những thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn ngoài vùng 30a.

*) Đối với trồng trọt: Phát triển cây lương thực xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao: ứng dụng giống lúa mới, giống lúa lai ngắn ngày như: Bắc thơm, TL6, Syn6,… năng suất 7 - 9 tấn/ha/vụ. Phấn đấu đến năm 2014 xây dựng xong vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn, vùng sản xuất cây ăn qủa, cây lâm nghiệp…

- Giải pháp chủ yếu: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, triển khai các mô hình ứng dụng kỹ thuật, từng bước tổ chức sản xuất, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tiêu thụ.

- Hình thức tổ chức: Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, nông dân tổ chức sản xuất.

*) Đối chăn nuôi và thủy sản: Quy hoạch xong trước năm 2014 các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quy hoạch chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, tập trung vào chăn nuôi trâu, bò, lợn,gà, vịt, chủ yếu tận dụng thức ăn xanh.

- Hình thức tổ chức: Nhà nước và nhân dân đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, các mô hình ứng dụng lỹ thuật… giao cho các hộ có nhu cầu, tiềm năng sản xuất.

*) Đối với tiểu thủ công nghiệp

- Quan tâm đầu tư phát triển các điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thu hút doanh nghiệp, các hộ vào đầu tư sản xuất, giải quyết lao động tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

- Khuyến khích tạo điều kiện phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng tiểu thủ công nghiệp. Đôn đốc các hộ thuê đất công nghiệp đi vào đầu tư sản xuất.

- Xây dựng khu trưng bày sản phẩm làng nghề ngay trên địa bàn xã. - Thông qua các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức hoặc đơn vị để quảng bá sản phẩm nghề truyền thống.

*) Đối với dịch vụ - thương mại:

- Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng tiểu thủ công nghiệp cùng các mặt hàng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

- Phát triển hệ thống chợ, các ngành nghề dịch vụ như: vận tải, xây dựng, chế biến nông sản, cung ứng hàng hóa, đảm bảo phục vụ tốt sản xuất nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân.

- Tiếp tục triển khai đề án phát triển làng nghề kết hợp mô hình du lịch sinh thái. Đề nghị Tỉnh đưa làng nghề của xã vào danh mục các điểm du lịch của Tỉnh.

- Ngoài ra, xã cũng cần tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng như: Thiếu sức lao động, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu tư liệu, công cụ sản xuất, trình độ kỹ thuật hạn chế…..để giúp các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu xây dựng nông thôn mới và một số biện pháp thực hiện tại xã Nông Thịnh Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)