- Đối với các cấp phổ thông: thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy và học. Tiếp tục tu sửa, xây dựng mới cơ sở vật chất trường học.
- Đối các đối tượng trong độ tuổi lao động: có các chương trình khuyến học, khích lệ những học sinh khá giỏi học lên cao sau này về phục vụ xã. Đặc biệt, đối với người dân làm nghề truyền thống, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ tham gia các lớp học, khóa học dạy nghề truyền thống, có chứng chỉ công nhận.
- Hiện nay, 100% người dân sử dụng nước giếng khoan chưa hợp vệ sinh. Để khắc phục tình trạng này, xã cần xây dựng một trạm xử lý và cung cấp nước sạch mini để sử lý nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân, đảm bảo nguồn nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, cũng là để đạt tiêu chuẩn về cung cấp nước sạch cho người dân trong xã. Qua nghiên cứu, học viên xin đề xuất một số mô hình cung cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác thải, nước thải cấp xã dựa trên đặc điểm của xã Nông Thịnh:
- Hệ thống kênh thoát nước của 7 xóm, bản sẽ theo tuyến đường liên thông. - Tất cả nước thải sau khi xử lý bậc 2 sẽ đổ ra ngoài sông Cầu thuộc địa phận xã.
- Đối với các hộ dân không chăn nuôi, nước thải sẽ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại (ưu tiên sử dụng bể Bast hoặc Bastaf) trước khi xả ra mạng lưới thoát nước chung.
- Đối với các hộ dân có chăn nuôi, tất cả nước thải sinh hoạt và chăn nuôi xả vào bể biogas cải tiến. Nước thải sau khi xử lý sơ bộ mới được xả ra mạng lưới thoát nước chung.
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức thoát nước cấp thôn
Hình 4.2: Sơ đồ nguyên tắc xử lý rác thải
Xả ra sông Cầu Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại (Bast hoặc Bastaf) Nước thải chăn nuôi Biogas (hoặc Biogas cải tiến)
Nước mưa Nuôi trồng thủy sản
NT sinh hoạt
Chăn nuôi Biogas hoặc Bast
Hồ sinh thái
Rác sinh hoạt tại gia đình
Rác hữu cơ
ủ lên men (45-50 ngày)
Nghiền sàng
Bảo quản sử dụng Mùn hữu cơ
Tái chế Chôn
Sân tập kết phân loại
Phân bùn bể tự hoại
*) Giải pháp về môi trường làng nghề
- Nâng cao năng lực quản lý
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là do quá nhiều tồn tại chưa được khắc phục trong suốt thời gian qua. Nổi bật trong số các tồn tại là vấn đề chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường làng nghề chưa rõ ràng, thiếu các quy định pháp luật rõ ràng, thiếu các quy định pháo luật đặc thù cho bảo vệ môi trường làng nghề, quy hoạch không gắn với bảo vệ môi trường làng nghề, dẫn đến tình trạng ô nhiễm lan rộng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tỏ ra bất lực trong công tác thu các loại phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, xử phạt hành chính chưa được thực hiện nghiêm. Đặc biệt, công tác thanh, kiểm tra, quan trắc tỏ ra yếu kém. Việc huy động nguồn nhân lực, tài chính trong bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu và chưa phát huy được các nguồn lực xã hội.
Để cải thiện môi trường làng nghề ở Nông Thịnh trước hết cần lấy quản lý cấp cơ sở làm nòng cốt trong quản lý môi trường, kết hợp với cấp xã và các cấp cao hơn thành lập lực lượng cảnh sát môi trường, để tăng cường bảo vệ môi trường. Xã cũng cần ban hành những quy chế bảo vệ môi trường kèm theo mức xử lý phạt hành chính
- Cải thiện quy trình công nghệ xử lý chất thải
Người dân trong xã hứng chịu hậu quả của sự ô nhiễm môi trường nguồn nước, nước ngầm làm cho hệ thống giếng khoan, giếng làng bị ô nhiễm, nguồn nước sạch ngày một khan hiếm. Chính quyền xã cần tạo điều kiện ưu đãi thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, thu hút các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào công nghệ nhằm thực hiện các giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm phòng ngừa phát sinh chất thải và biện pháp xử lý chất thải. Xã nên hợp tác với các tổ chức và các đơn vị tư vấn để xây dựng và áp dụng công nghệ xử lý tại chỗ hệ thống cống rãnh thu
gom nước thải và kết hợp xử lý bằng hồ sinh học trước khi thải ra nguồn nhận thải là sông Cầu.
- Thu hút vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường
Hiện nay, việc sản xuất của Nông Thịnh vẫn ở quy mô nhỏ vì thế vấn đề tài chính còn gặp nhiều khó khăn, đời sống kinh tế của người dân chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn lớn. Với mức sống như vậy, người dân vẫn đang vận lộn với việc kiếm sống hàng ngày, chưa có điều kiện quan tâm đến chất lượng môi trường sống của mình và cộng đồng. Do đó, nguồn huy động nguồn kinh phí từ người dân cho những hoạt động bảo vệ môi trường là rất khó khăn. Thực tế cho thấy người dân sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống ô nhiễm thay vì đóng góp để cải thiện chất lượng môi trường. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn cần sự ưu tiên đầu tư chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và các nguồn tại trợ khác.
Để có thể áp dụng những tiến bộ công nghệ, thì trước hết chính quyền xã cần phải có dự án đầu tư cho sự phát triển bền vững của làng nghề. Kêu gọi đầu tư từ các nguồn khác nhau: ngân sách Nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân hay một cách hiệu quả hơn là kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Nâng cao nhận thức của người dân
Ngoài những giải pháp mang tính khách quan, chính quyền xã có những giải pháp mang tính chủ quan. Ý thức sản xuất của người dân chưa cao, mặc dù nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nhưng họ chậm thay đổi. Chính quyền xã, thôn cần có giáo dục nâng cao hiểu biết cho người dân để họ nhận thức thấy cái giá phải trả do sự ô nhiễm môi trường mang lại đắt gấp nhiều lần so với lợi ích kinh tế đem lại. Mở ra các lớp đào tạo, tập huấn tại chỗ về vệ sinh môi trường nông thôn, biên soạn tờ rơi phổ biến đến từng hộ gia đình nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho cộng đồng và tổ chức vệ sinh môi trường thường xuyên với sự tham gia của toàn dân.
- Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường
Người nông dân vốn quen với cuộc sống nông thôn, quen với các thiết chế xã hội ở nông thôn, chủ yếu là tuân theo lệ làng, quy định, hương ước của dòng tộc hơn là quan tâm đến quy định của pháp luật. Đặc biệt đối với những người dân tỉnh Bắc Kạn là nơi mà có những mối liên kết làng xã, dòng tộc rất đậm nét. Tại các thôn bản, vẫn còn tồn tại cách suy nghĩ “phép vua thua lệ làng”, sống và đối xử với xã hội xung quanh theo những hương ước, những tục lệ của dòng họ quy định. Chính vì thế, nếu lồng ghép được chính sách bảo vệ môi trường vào những hương ước, chính sách của dòng tộc, của thôn, bản thì tính khả khi của chính sách này rất lớn.