Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu xây dựng nông thôn mới và một số biện pháp thực hiện tại xã Nông Thịnh Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 83)

- Tập trung vào chỉnh trang, phát triển hạ tầng nông thôn - coi đây là “đột phá” để thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát truyển kinh tế - văn hóa - xã hội. Chính phủ đầu tư 100% ngân sách cho 5 công trình hạ tầng thiết yếu (Giao thông (trục chính của xã), trường học các cấp, trạm xá, nhà văn hóa xã, trụ sở xã), hỗ trợ một phần đối các công trình hạ tầng khác (Trục giữa thôn, xóm. Trạm cấp nước sạch, sân vận động xã, nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn, điện nông thôn, chợ, hệ thống truyền thông nông thôn…) Các hạng mục này chỉ cần có vốn đầu tư sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Xong nếu không duy trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ nhanh chóng xuống cấp, gây ra sự thiếu

hụt. Vì vậy, xã cũng cần có chính sách thường xuyên bảo vệ, duy tu các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Theo đề án xây dựng nông thôn mới Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030 thì tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới là 124,18 tỷ đồng/ xã. Với quy mô trên toàn Tỉnh, tổng kinh phí đầu tư cho các xã là quá lớn, vì vậy rất cần sự huy động nội lực từ cộng đồng, từ doanh nghiệp. Theo đề án xác định thì huy động vốn trong 2 giai đoạn xây dựng nông thôn mới là: Giai đoạn 1: từ người dân là 16,52%, doanh nghiệp là 12,36% và ngân sách nhà nước là 66,87%, còn lại là nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn khác. Giai đoạn 2: từ người dân 26,03%, từ doanh nghiệp là 9,03% từ ngân sách là 61,02%, còn lại cũng từ vốn xã hội hóa và các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn lại chưa hấp dẫn được doanh nghiệp vì đây là lĩnh vực mang tính rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Đây thật sự là một thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để huy động được nguồn vốn này, học viên xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Xã có diện tích đất đồi chưa sử dụng lớn nên có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào.

- Đối các dự án có quy mô trên 5000 m2 điều chỉnh tỷ lệ điều tiết để lại ngân sách địa phương 80%.

- Về huy động vốn của người dân cần tuyên truyền vận động để mọi người đều biết, bàn bạc thống nhất tình nguyện tham gia đóng góp xây dựng quê hương. Mức đóng góp tùy theo điều kiện kinh tế từng hộ gia đình, có thể góp dưới nhiều hình thức: tiền mặt, ngày công, hiện vật….

- Tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận thống nhất cao để các doanh nghiệp đã đang và sẽ đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã tự nguyện hưởng ứng tham gia hỗ trợ xã đầu tư xây dựng nông thôn mới.

- Cần đầu tư lồng ghép các chương trình mục tiêu, các đề án dự án phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện, Tỉnh để thông qua đầu tư cho chương

trình xây dựng nông thôn mới nhằm tăng nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới như: chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, điện nông thôn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa nhà dột nát….

- Đối lĩnh vực có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp tập trung nguồn lực để huy động vốn cho chương trình.

- Ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi nguồn vay của ngân hàng thương mại để đầu tư cho chương trình nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá bước đầu xây dựng nông thôn mới và một số biện pháp thực hiện tại xã Nông Thịnh Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)