- Kiện toàn, tổ chức sắp xếp lại các tổ chức bộ máy cán bộ xã phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện có kết quả công tác xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, trình độ và năng lực của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, vì vậy xã cần có cơ chế đặc thù ưu tiên tuyển dụng và chế độ đãi ngộ để thu hút đội ngũ cán bộ về công tác tại xã, đặc biệt là lĩnh vựa nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa…..có phụ cấp ưu đãi với cán bộ chuyên trách.
- Tập trung đòa tạo cán bộ vận hành chương trình. Từng bước mở rộng đào tạo kiến thức cho người dân, tạo dựng người nông dân mới để họ có kiến thức nhất định (sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tổ chức cuộc sống văn minh….), để đủ năng lực đảm đương vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới.
- Đối với cán bộ cấp quản lý: thường xuyên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ hoặc học tập nâng cao lý luận, chuyên môn để nâng cao tay nghề nghiệp vụ công tác. Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bổ sung quy chế hoạt động
của các tổ chức, gắn việc đánh giá phân loại cán bộ và công tác thi đua khen thưởng với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức.
- Tăng cường năng lực quản lý, điều hành, cải tiến nội dung, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Xây dựng nông thôn mới là một giải pháp tổng hợp phát triển nông thôn ở một địa phương cụ thể. Do là biện pháp tổng hợp nên rất nhiều nội dung liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cần được thực hiện. Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới hiện nay ở một số mô hình thí điểm, tôi rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới trong khuôn khổ lập kế hoạch phát triển theo cách tiếp cận từ dưới lên trên, cùng với sự tham gia hoàn toàn, trực tiếp và chủ động của cộng đồng thôn có thể đưa đến thành công. Điều đó trái ngược với cách tiếp cận lập kế hoạch trên xuống theo quy trình quy phạm, tiêu chuẩn nhất định theo thiết kế, tổ chức thực hiện vận hành, trong đó thường có rất ít sự tham gia của người dân trong cộng đồng nông thôn.
Thứ hai, sự tham gia của người dân sẽ có hiệu quả nếu cộng đồng thôn có được sự đồng thuận trong lựa chọn hoạt động phát triển và họ được hưởng lợi từ hoạt động phát triển đó. Trong các trường hợp cộng đồng thôn được làm chủ nhiều hơn thì mức độ biến động cũng đa dạng hóa sự tham gia của người dân nhiều hơn.
Thứ ba, luôn cần có sự tham gia của người dân, kể cả trong trường hợp định hướng, quyết định hay thiết kế do cấp trên hay các tổ chức bên ngoài cộng đồng thực hiện. Khi đó phải lấy ý kiến của người dân để có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của cộng đồng thôn.
Thứ tư, việc thử nghiệm cơ chế tổ chức trong cộng đồng thôn thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chuẩn bị vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới là tương đối phù hợp, có nhiều khả năng áp dụng được khi nhân rộng xây dựng mô hình sau này. Ban chỉ đạo được bồi
dưỡng, nâng cao năng lực hoàn toàn có thể đảm đương các yêu cầu đặt ra trong xây dựng nông thôn mới.
2. Kiến nghị
Để thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn Tỉnh và để Nông Thịnh sớm trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, thực hiện mục tiêu, quan điểm, giải pháp nêu trên, xin kiến nghị với chính quyền các cấp một số nội dung sau:
2.1. Kiến nghị với Trung ương
- Đề nghị Chính phủ rà soát, điều chỉnh lại một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia hiện nay, một số tiêu chí (thu nhập, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo) chưa phù hợp và khi đưa vào triển khai trong thực tế tại một số địa phương còn gặp nhiều vướng mắc và bất cập.
- Cần nghiên cứu, có cơ chế chính sách cho từng vùng, từng địa phương, tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện chương trình trong thời gian ngắn nhất.
2.2. Các cấp địa phương
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu được tác dụng to lớn, hiệu quả kinh tế mà người dân được hưởng từ Chương trình.
- Xây dựng mô hình nông thôn mới phải đưa ra được hình thức tổ chức thực hiện có sự tham gia của cộng đồng và người dân từ khâu đề xuất đến giám sát và nghiệm thu công trình. Đối với việc tham gia đóng góp, đề xuất phải xác định được biện pháp tổ chức và thi công trong đó người dân và cộng đồng có thể đóng góp chủ yếu bằng sức lao động và hiện vât sẵn có tại địa phương, giảm sự đóng góp bằng tiền.
- Làm tốt công tác đánh giá, rút kinh nghiệm về cách làm, về tiến độ hoàn thành các công trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
2. Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
3. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
4. Văn bản số 5385/VPCP-KTN ngày 7/8/2009 của Văn phòng Chính phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng về việc xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới.
5. Văn bản số 34/VPCP-KTN ngày 3/2/2010 của Văn phòng Chính phủ. Thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng về việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Văn bản số 2543/BNN-KTHT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.
7. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh, huyện ..., liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.
8. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
9. Căn cứ vào quyết định số 750/2009/QĐ-UBND ngày 14/04/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về quy định một số nội dung cụ thể công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
10. Căn cứ vào quyết định số 784/QĐ – UBND ngày 06/06/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn năm 2011.
11. Căn cứ Nghị quyết số 01- NQ/HU ngày 18 tháng 7 năm 2010 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Mới về quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện.
12. Căn cứ quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND huyện Chợ Mới về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nông Thịnh huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2011- 2020.
Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA
SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI
Phần I: THÔNG TIN VỀ HỘ ĐIỀU TRA
Họ và tên người điều tra:
Thời gian điều tra: ngày ….tháng 5 năm 2012
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ HỘ
1. Họ và tên chủ hộ:………
2. Tuổi:…………. Giới tính: Nam: Nữ:
3. Nơi ở: ………..huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
4. Loại hộ: Giàu: Khá: Trung bình: Nghèo:
5. Trình độ văn hóa của chủ hộ: Lớp:…./10 Lớp:……/12
6. Trình độ chuyên môn: Trung cấp: Cao đẳng: Đại học:
7. Nghề nghiệp của hộ - Hộ nông thôn:
Chăn nuôi thuần: Chăn nuôi+ trồng trọt: Chăn nuôi + Trồng trọt + Lâm nghiệp: Chăn nuôi + Trồng trọt + Nuôi, trồng thủy sản:
- Hộ nông nghiệp kết hợp với TTCN và dịch vụ:
- Ngành nghề khác (xin ghi rõ:……….
8. Nhân khẩu và lao động
- Số lao động trong gia đình
Chỉ tiêu Tổng Trong đó nữ Ghi chú
- Số khẩu trong gia đình
- Số người trong độ tuổi lao động - Số người trên độ tuổi lao động
- Số người dưới độ tuổi lao động
(Lao động trong độ tuổi: Nam từ 15-60, nữ 15-55)
- Số lao động đi làm ngoài:
PHẦN II: SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
9. Ông bà cho biết chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc về chính sách xây dựng nông thôn mới chƣa?
Có: Không: Có nghe nói nhưng chưa rõ:
10. Nếu có, ông bà cho biết qua kênh thông tin nào: Huyện: Tập huấn: Các phương tiện thông tin đại chúng:
11. Gia đình tham gia đóng góp nhƣ thế nào vào từng hoạt động? Hoạt động Tiền mặt Lao động Số ngƣời tham gia Số ngày công lao động Đơn giá BQ (1000đ/ngày) Thành tiền Bê tông hóa đường ………. ……….. Làm sân vận động ……… ……… Hoạt động khác ……… ……… ……… ………
12. Nguồn đóng góp của ông (bà) cho chƣơng trình đƣợc huy động từ a. Thu nhập của gia đình
b. Khai thác nguồn tài nguyên sẵn có
c. Công lao động của gia đình d. Nguyên liệu sẵn có của gia đình đ. Đi vay ngân hàng bạn bè e. Khác 13. Theo ông (bà) Khi huyện thành huyện nông thôn mới thì gia đình sẽ đƣợc hƣởng lợi những gì? - Về phát triển kinh tế tăng thu nhập ...
- Về đời sống văn hóa tinh thần ...
...
- Về những vấn đề khác ...
...
14. Tác động của mô hình đến đời sống ngƣời dân (có thể chọn nhiều đáp án)? a. Năng suất lúa tăng
b. Năng suất mầu tăng
c. Chăn nuôi tăng
d. Thu nhập từ dịch vụ tăng
đ. Không có tác động gỡ
15. Tác động của mô hình đến môi trƣờng? (có thể chọn nhiều đáp án)? a. Giảm ôi nhiễm môi trường
b. Số hộ dùng nước sạch tăng
c. Tăng ôi nhiễm môi trường
d. Không ảnh hưởng gì
16. Lý do nào khiến gia đình lựa chọn giống mới để sản xuất? (Hãy sắp xếp thứ tự theo mức độ quan trọng, đánh số 1 cho hoạt động quan trọng nhất) a. Tăng thu nhập cho hộ
b. Tăng năng suất cây trồng
c. Do nhiều người dùng
d. Tăng mức độ tham gia của người dân
đ. Tăng độ phì nhiêu cho đất
e. Do phù hợp với điều kiện tự nhiên
f. Do có sự hỗ trợ vốn và vật tư
17. Tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt ở huyện a. Nước máy công cộng
b. Giếng khoan có máy bơm
c. Nước mua
d. Giếng khơi, giếng xây
đ. Nước suối có lọc
e. Sông, ao, hồ
f. Nước mưa
18. Theo ông (bà), để thực hiện các hoạt động về xây dựng nông thôn mới, một cách tốt nhất thì cần?
a. Dân tự làm
b. Thuê ban ngoài
c. Nhờ các ban ngành giúp đỡ
d. Kết hợp giữa dân và hộ trợ bên ngoài
19. Mức huy động nội lực để thực hiện các hoạt động trên nhƣ thế nào đối với gia đình? a. Ngoài khả năng b. Trong khả năng gia đình
20. Theo ông (bà) để XD nông thôn mới đƣợc phát triển bền vững và lâu dài tại huyện cần phải làm gì ...
...
...
21. Ông( bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không? ...
...
...
Xin chân thành cám ơn ông (bà) đã tham gia trả lời!
T/M GIA ĐÌNH