0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Một số kiến nghị phòng ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM THÀNH PHỐ TUY HÒA - PHÚ YÊN (Trang 83 -83 )

ro tín dụng tại Chi nhánh NHNO&PTNT Nam TP Tuy Hòa 3.3.1 Đối với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan

Hiện nay Thủ tướng đã ban hành Nghị định 41/CP ngày 12/04/2010 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay quyết định 67/CP trước đây và một số chính sách hỗ trợ lãi suất đến người vay vốn nhằm kích cầu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và ngành nghề ở nông thôn. NHNN đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để các NHTM thực hiện.

Thời gian mới chú trọng trong tổ chức chỉ đạo thực hiện, chưa có những biện pháp kịp thời để giải quyết những vướng mắc và hậu quả xấu do khách quan tạo nên. Trong quá trình thực hiện các NH và người vay chưa lường trước được. Nên chăng Chính phủ cần quan tâm cho phép khoanh nợ những hộ sản xuất bị thiệt

hại do lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh. Nhanh chóng ban hành và ổn định chính sách vĩ mô, góp phần làm thông thoáng nền kinh tế, tạo cơ sở cho ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh của NH.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy bao gồm các hướng dẫn Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng và thông tư của Thống đốc NHNN. Để có đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho hệ thống NH hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, năng động và an toàn. Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các đơn vị, các hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, khi họ có dự án đầu tư kinh doanh khả thi được vay vốn NH.

Cần nghiên cứu và xử lý một số vướng mắc trong quy chế vay:

 Thủ tục vay áp dụng chung cho các hình thức cấp tín dụng khác nhau, cũng như cho nhiều phương thức cho vay thực tế nên chỉ giống nhau ở những điểm cơ bản mà thôi. Còn đi vào chi tiết thì các thủ tục phải khác nhau để phù hợp với yêu cầu và biện pháp đảm bảo an toàn vốn. Do đó, những thủ tục này cần phải được hướng dẫn đầy đủ, cụ thể kể cả mẫu hợp đồng tín dụng theo từng loại hình cho vay.

 Xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo hiểm cùng với những chế tài nghiêm ngặt nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu và nguy cơ mất khả năng thanh toán của NH.

 NHNN cần ban hành những quy chế hướng dẫn đầy đủ về việc thực hiện các nghiệp vụ hoàn thiện các nguyên tắc cho vay, quy định rõ trách nhiệm giữa người đi vay và NH tạo sự rõ ràng trong quan hệ tín dụng.

Thông tin về khách hàng đóng vay trò quan trọng trong việc ngăn chặn, hạn chế rủi ro. Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế càng ngày phát triển, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, quan hệ thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp thì nhu cầu thông tin khách hàng càng trở nên quan trọng, và có ý nghĩa hơn bao giờ

hết. Do đó, đòi hỏi tất cả các thông tin tín dụng phải thỏa mãn tính cập nhật, chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên trên thực tế, tình hình thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế, lượng thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động tín dụng, của thông tin phòng ngừa rủi ro.

NHNN cần đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích, hoặc bắt buộc các NHTM tham gia vào trung tâm để thực hiện chức năng cung cấp số liệu (tiền gửi, tiền vay), cũng như biến động dư nợ của khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật, chính xác, cung cấp tình hình tài chính cũng như đánh giá năng lực hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng.

3.3.3 Đối với NHNO&PTNT Việt Nam

Đối với NH cấp trên cần có chính sách ưu đãi đối với CBTD như: thường xuyên tập huấn cho cán bộ NH, mở các cuộc thi, hội thảo nghiệp vụ để nâng cao tay nghề. Tăng cường công tác kiểm tra nhất là kiểm tra tín dụng nhằm giúp cho NHNO&PTNT Nam TP Tuy Hòa kịp thời sửa chữa những sai sót và ngăn chặn kịp thời những vấn đề không lành mạnh trong cho vay.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là xảy ra những biến cố không lường trước được do chủ quan hay khách quan, khiến cho khách hàng vay không thực hiện đúng cam kết, nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng cũng có thể xuất phát từ môi trường kinh tế - xã hôi như: Lạm phát, suy thoái nền kinh tế, chính sách nhà nước hoặc môi trường pháp lý không ổn định, chiến tranh thiên tai, dịch bệnh ....Dù rủi ro tín dụng có xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng mang lại những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Điều đó khẳng định lại rằng, rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay và trong tương lai.

Để phát triển nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới .

Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Trong thực hiện kinh tế mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả và chất lượng, vạch ra được những nguyên nhân để từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Những biện pháp nhằm để nâng cao đồng thời gắn bó với những giải pháp, về mặt xã hội có liên quan bảo đảm cho sự phát triển của xã hội trong tương lai. Sử dụng vốn có hiệu quả luôn luôn đi đôi với phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong tín dụng trên địa bàn và ngoài địa bàn mà mình phụ trách, là tiền đề, là cơ sở, là con đường mở ra khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, vừa đảm bảo nền kinh tế quốc dân, vừa giải quyết vấn đề xã hội và đồng thời cũng mở ra những triển vọng mới đầy hứa hẹn trong tương lai nhằm giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro. Để hạn chế được rủi ro thì ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp khắc phục và các biện pháp luôn được đổi mới và hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế hàng năm, từng thời kì khi phân tích bất cứ một vấn đề kinh tế nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê Tp Hồ Chí Minh.

2. Ngô Quang Huân (2007), Quản trị rủi ro, NXB Giáo dục Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê Tp Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Vĩnh Tiến (2008), Đánh giá và phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh

Ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

5. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Hà Nội 6. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2007).

7. Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNO&PTNT nam TP Tuy Hòa 3 năm 2007, 2008, 2009

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM THÀNH PHỐ TUY HÒA - PHÚ YÊN (Trang 83 -83 )

×