Nam Tuy Hòa trong thời gian tới
Cụ thể trong năm 2010 Chi nhánh đã đề ra các chỉ tiêu như sau:
Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng tối thiểu 15%, đạt mức 102 tỷ đồng (không tính tiền gửi KBNN)
Tổng dư nợ tăng tối đa 17%, đạt mức 144 tỷ đồng Nợ xấu dưới 5%/tổng dư nợ
Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tối thiểu 25%/tổng dư nợ đã xử lý Lợi nhuận tăng 10% so với năm 2009
Đây cũng là mục tiêu nhằm giúp cho hoạt động quản lý RRTD có tính khả thi cao. Để hỗ trợ cho mục tiêu trong thời gian tới nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như để rủi ro mà Chi nhánh gặp phải là tối thiểu thì theo em Chi nhánh cần chú trọng đến các vấn đề sau:
1. Phân tích và nhận ra những mối đe dọa từ môi trường kinh doanh bên ngoài có tác động đến hoạt động kinh doanh của NH; Ví dụ như: theo dõi và dự đoán lãi suất trên thị trường, sự biến động của tỷ giá, diễn biến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, diễn biến thị trường tiêu thụ trong nước về những cây, con chủ lực mà NH cho vay. Đánh giá chuẩn mực tiềm lực cũng như mức độ cạnh tranh trong cùng địa bàn,…Đồng thời phân tích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của các NHTM nói chung và của NHNO&PTNT Nam TP Tuy Hòa nói riêng. Điều đó giúp Chi nhánh thấy được lợi thế cạnh tranh của mình hiện nay là gì?
2. Từ những phân tích ở phần thực trạng, đề ra biện pháp cụ thể như xây dựng đề án kinh doanh, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ tồn đọng, ký hợp đồng với các cơ quan hữu quan như UBND địa phương, hội nông dân xã, phường,…để thu hồi vốn. Để làm tốt nhiệm vụ và các mục tiêu đề ra NHNO&PTNT Nam TP cần phải xác được 3 yếu tố: khách hàng của NH là ai? Nhu cầu của khách hàng là gì? Làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu đó.
3. Tiến hành điều tra thị trường, thị phần, phân đoạn thị trường dựa trên một số chỉ tiêu chính như doanh số hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, hình thức sở hữu. Khi đó NH sẽ tiến hành lựa chọn các thị trường mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động mà NH đã xác định
4. Phải nhanh chóng và kịp thời nhận dạng và đo lường mức độ rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của NH. Đặc biệt là rủi ro trong đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
5. Sau khi đã nhận dạng và đo lường mức độ rủi ro tín dụng có thể gặp phải, ngân hàng cần phải có kế hoạch làm thế nào để hạn chế những rủi ro này.
6. Phân tích đánh giá và so sánh kết quả của sự vận dụng những kế hoạch phòng chống và xử lý rủi ro ở quỹ dự phòng so với mục tiêu đề ra. Từ đó có các bước điều chỉnh và có giải pháp mới cho phù hợp với tình hình thực tế.