Nam TP Tuy Hòa
2.2.4.1 Thực hiện trích lập dự phòng
Việc trích lập dự phòng gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể
Dự phòng chung: Chi nhánh trích lập bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định. Thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.55% dư nợ nhóm 1 trong 3 năm 2007, 2008, 2009. Dự phòng chung chỉ được trích lập vào quý IV, không thực hiện trích lập hàng quý như dự phòng cụ thể. Được trích lập nhằm dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng và tình hình khó khăn về tài chính của chi nhánh.
Dự phòng cụ thể: lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% từ nhóm 1 đến nhóm 5. Việc trích lập dự phòng cụ thể được thực hiện hàng quý từ quý I đến quý IV trong năm, dựa theo dư nợ cuối mỗi quý với tỷ lệ trích lập từng nhóm nợ, riêng quý IV lấy số dư nợ từng nhóm vào ngày 30/12. Dự phòng cụ thể được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng, để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
a. Kết quả trích lập xử lý rủi ro tại chi nhánh Bảng 2.16 Kết quả trích lập dự phòng rủi ro ĐVT: Triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Trích lập dự phòng cụ thể cả năm 2,350 3,312 1,926 962 40.94 -1,386 -41.85 2 Trích lập dự phòng chung cả năm 412 412 412 0 0.00 0 0.00 3 Quỹ dự phòng còn lại sau xử lý 461 1,051 442 590 127.98 -609 -57.94
Từ bảng 2.16 kết quả sau khi xử lý cùng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2007, 2008, 2009 ta nhận xét như sau:
Về khoản dự phòng chung
Trích lập dự phòng chung năm 2007 là 179 triệu đồng nâng tổng số đến cuối năm đạt 412 triệu đồng, tỷ lệ trích 9.9% so với dự phòng cụ thể. Các năm 2008, 2009 không trích thêm vẫn giữ nguyên quỹ dự phòng chung là 412 triệu đồng. Qua thực tế thu thập số liệu tại Chi nhánh, nhận thấy nguồn dự phòng chung tuy được trích lập nhưng chưa được sử dụng. Chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của Tổng giám đốc.
Về khoản dự phòng cụ thể
Nguồn dự phòng cụ thể được trích lập từ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 (bảng 2.10) Ta thấy, trong năm 2008, trích lập dự phòng cụ thể cao nhất trong 3 năm. Năm 2007 trích lập 2,350 triệu đồng, năm 2008 là 3,312 triệu đồng tăng 962 triệu đồng, tương ứng với tốc độ là 40.94%.; Năm 2009 trích lập 1,287 triệu đồng, giảm 1,386 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 41.85% so với năm 2008. Việc trích lập dự phòng cụ thể gắn liền xử lý nợ đủ tuổi (nhóm 5). Trong nguồn dự phòng cụ thể năm 2007 có mang sang năm 2006 là 541 triệu đồng, giảm đi phần nào nguồn dự phòng phải trích năm 2007. Trong năm đã xử lý nguồn dự phòng cụ thể cho khoản nợ xấu nhóm 5 là 2,301 triệu đồng, cuối năm 2007 mang sang 2008 chỉ còn 49 triệu đồng.
Năm 2008 xử lý 2,727 triệu đồng, quỹ dự phòng còn lại 1,051 triệu đồng. Trong đó dự phòng chung 412 triệu đồng, số còn lại là dự phòng cụ thể. Năm 2009 nguồn dự phòng cụ thể mang sang từ năm 2008 là 639 triệu đồng, trích lập dự phòng cả năm và số mang sang đầu năm 1,926 triệu đồng, xử lý cho nợ xấu nhóm 5 là 1,909 triệu đồng, cuối năm còn 442 triệu đồng. Trong năm 2009, ở quý III nguồn dự phòng cụ thể sau khi xử lý chỉ còn 30 triệu đồng, nên ở quý IV chi nhánh không trích thêm dự phòng cụ thể; vì nếu trích nữa sẽ làm tăng chi phí hoạt động, tác động đến lợi nhuận cuối năm của chi nhánh.
Dự đoán trong quý I năm 2010, chi phí hoạt động của chi nhánh sẽ tăng, do phải trích lập dự phòng lớn vì nguồn dự phòng cụ thể mang sang từ 2009 chỉ còn 30 triệu đồng (nếu chi nhánh vẫn còn chưa tiếp tục sử dụng nguồn dự phòng chung)
Trích lập dự phòng cụ thể các năm cao nên làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Cụ thể như năm 2008 trích lập dự phòng đạt 3,312 triệu đồng, chiếm 2.97% dư nợ tín dụng nên lợi nhuận của chi nhánh thấp chỉ được 515 triệu đồng (nguồn thu lợi chính chi nhánh là từ tín dụng trong khi đó trích dự phòng tín dụng lại cao dẫn đến hiệu quả tín dụng thấp nên lợi nhuận thấp).
b. Kết quả xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
Bảng 2.17 Kết quả xử lý rủi ro ĐVT: Triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Dư đầu 2,368 4,189 5,641 1,821 76.90 1,452 34.66 2 Xử lý 2,301 2,727 1,909 426 18.51 -818 -30.00 3 Thu hồi 480 1,275 2,272 795 165.63 997 78.20 4 Tồn 4,189 5,641 5,278 1,452 34.66 -363 -6.44
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009)
Xử lý rủi ro của chi nhánh tập trung chủ yếu vào nhóm 5, nợ xấu sau khi xử lý được theo dõi ngoại bảng, không thông báo cho khách hàng biết và chi nhánh tích cực đôn đốc thu hồi. Năm 2007 nợ đã xử lý rủi ro là 2,301 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16.13% nợ quá hạn. Năm 2008 là 2,727 triệu đồng, chiếm 21.39% nợ quá hạn. Năm 2009 xử lý 1,909 triệu đồng chiếm 14.31% nợ quá hạn. Công tác đôn đốc, thu hồi nợ đã xử lý ở ngoại bảng tốt, thể hiện qua các năm (bảng 2.17). Thu hồi nợ ngoại bảng cao làm cho nguồn thu của chi nhánh tăng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu nhận khoán tài chính của đơn vị, đảm bảo thu nhập của nhân viên.
2.2.4.2 Trong khi cho vay NHNo & PTNT Nam TP Tuy Hòa chú trọng cho vay có đảm bảo tiền vay với tính khả thi cao
Đảm bảo tiền vay có nhiều loại: như đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp tài sản của người vay, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bằng chính sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ tín dụng. Như vậy, tài sản làm đảm bảo tiền vay phải có giá trị lớn, bản thân nó phải trở thành hàng hóa tức là khi chuyển giao sở hữu thì đồng thời cũng đạt được sự chuyển đổi từ hiện vật thành giá trị để trả nợ NH.
Hiện nay các Ngân hàng khi quyết định cho vay đa phần đều dựa vào tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Do đó, yếu tố tài sản đảm bảo cũng giữ vị trí quan trọng, cần thiết trong quy trình xét duyệt cho vay của Chi nhánh. Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều nếu được đảm bảo bằng tài sản, nhất là những tài sản thanh khoản có giá trị cao. Tài sản đảm bảo có tác dụng: Giảm bớt tổn thất cho Chi nhánh khi khách hàng vì một lý do nào đó không trả được nợ; Là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nó cũng là rào cản đối với người đi vay với ý định lừa đảo Chi nhánh.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tài sản đảm bảo phải đặt đúng vị trí của nó chứ nếu không nó lại là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng nếu Chi nhánh chỉ chăm chăm nhìn vào tài sản thế chấp, bảo đảm mà không biết thực tế tài sản ấy đã và đang mất dần giá trị.
2.2.4.3 Đảm bảo các nguyên tắc trong cho vay và nâng cao chất lượng CBTD
Khi chi nhánh thực hiện những nguyên tắc trong cho vay là chi nhánh đã áp dụng mô hình 6C vào việc cho vay. Khi khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) có nhu cầu vay vốn sẽ tiếp xúc với CBTD. CBTD sẽ có nhiệm vụ kiểm tra khách hàng các tiêu chí : thông qua tiếp xúc phần nào sẽ hiểu được tính cách của người vay, năng lực trả nợ, khả năng sử vốn vay, tài sản cầm cố,…
Nhằm ngăn chặn những hành vi làm sai do năng lực làm việc kém hoặc cố ý lừa đảo của cán bộ Chi nhánh như hối lộ, tham nhũng, sử dụng thông tin nội bộ
nhằm mưu lợi cá nhân, thông đồng với khách hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vay. Chi nhánh có những biện pháp đồng bộ và thường xuyên như:
Phân giao công việc cụ thể, khoa học
Quan tâm công tác đào tạo đúng mức về mục tiêu, quy định của ngân hàng và pháp luật liên quan như luật dân sự - hình sự - doanh nghiệp - phá sản, các quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tín dụng nhằm thực hiện nghiêm túc, đúng đủ những quy định của NHNN Việt Nam và luật pháp.
Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng được xem là một yếu tố đảm bảo cho việc cho vay an toàn và không được cường điệu quá mức tài sản thế chấp là cơ sở hàng đầu trong quan hệ tín dụng. Chi nhánh thường xuyên cử CBTD tham gia các lớp tập huấn nghiệp cụ nhằm nắm vững kiến thức nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời Chi nhánh luôn khuyến khích yêu cầu bản thân mỗi CBTD phải thường xuyên tích luỹ thông tin, kinh nghiệm, am hiểu về thị trường, sản phẩm, dịch vụ để có thể phân tích đánh giá được hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng và dự đoán về tình hình biến động trên thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, dự đoán các loại sản phẩm dịch vụ qua từng thời kỳ phát triển kinh tế từ đó có những quyết định sáng suốt và nhạy bén với những biến động xảy ra.
Có chế độ thưởng, phạt phân minh, tránh chế độ bình quân chủ nghĩa, xử lý kiên quyết hành vi vi phạm để làm gương cho tất cả các cán bộ tín dụng
2.2.4.4 Đối với các khoản đầu tư tín dụng
a. Khoản đầu tư tín dụng là mới
NHNO&PTNT Nam TP Tuy Hòa chấp hành tốt các cơ chế nguyên tắc tín dụng, chú trọng đến công tác thẩm định đối với từng dự án, từng khách hàng, ngân hàng chỉ thực hiện đầu tư vốn khi xác định khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có khả năng trả nợ khi đến hạn. Trường hợp phát hiện dấu hiệu tài chính không lành mạnh từ phía người vay phải có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời. Trong công tác nghiệp vụ cụ thể phải tuân thủ các nguyên tắc tín dụng, trong quản lý tín dụng phải duy trì và tính đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro.
b. Về quy trình cho vay
Điều này có văn bản của NHNO&PTNT hướng dẫn: số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 “V/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Đảm bảo nguyên tắc kiểm tra trước, trong và sau khi vay
Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; Sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn,…
Kiểm tra sau khi cho vay: Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng;Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án; Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay. Riêng đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, khách hàng vay thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng các chứng từ có giá tùy theo điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương, giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 quy định việc kiểm tra sau khi cho vay phù hợp.
c. Quy trình xét duyệt cho vay
1. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
2. Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
3. Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay: Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản); Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam; Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
4. Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
d. Mức phán quyết
Quyền phán quyết tùy thuộc vào tình hình NH, qui mô, vùng kinh tế. Nó còn phụ thuộc vào mức cho vay có hiệu quả hay không? Phân quyền phán quyết cho từng cá nhân tạo ra sự linh hoạt, phù hợp trong tổ chức hoạt động Ngân hàng. Số tiền tối đa của từng người được phán quyết.
Bảng 2.18: Mức phán quyết tín dụng của Giám đốc và Phó giám đốc tại Chi nhánh
NHNO&PTNT Nam TP Tuy Hòa:
Căn cứ theo thông báo số 414/NHNO – PY ngày 15/09/2005 của Giám đốc NHNO&PTNT Tỉnh Phú Yên về mức phán quyết cho vay tối đa đối với khách hàng của Giám đốc Chi nhánh loại 3 như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Khách hàng Doanh nghiệp Hợp tác xã, pháp nhân Cá nhân
Xếp loại A 5,000 4,000 3,000
Xếp loại B 400 2,500 1,500
Nguồn: phòng tín dụng
2.2.4.5 Chi nhánh thực hiện xếp hạng khách hàng và chấm điểm tín dụng
Xếp hạng khách hàng: được chi nhánh thực hiện dựa theo hướng dẫn quy định số 1406/NHNO-TD về “Tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.
Phân loại khách hàng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm phân loại. Căn cứ vào kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh để phân loại cho từng khách hàng cá nhân như sau:Khách hàng loại A: Tất cả các chỉ tiêu đạt A; Khách hàng loại B: Khách hàng không được loại A và C; Khách hàng loại C: Có 1 chỉ tiêu C
Chấm điểm tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB - RMS) được tích hợp thành module RM trên hệ thống IPCAS từ ngày 30/11/2009 của NHNO&PTNT Việt Nam. Các khách hàng không phải là doanh nghiệp tạm thời chưa phải chấm điểm. Xếp hạng doanh nghiệp từ hạng A và C được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt theo từng thời kỳ.
2.2.4.6 Công tác chấn chỉnh nợ quá hạn, nợ xấu
Chi nhánh luôn xem việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng là một công tác quan trọng, được giao khoán để tính toán tiền lương cho cán bộ tín dụng. Từ đầu mỗi năm đã đưa ra biện pháp CBTD phải đăng ký thực hiện các chỉ tiêu hàng tháng như: mở rộng tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ thu lãi, giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn, số dư huy động vốn, thu nợ tồn đọng, thu nợ đã xử lý rủi ro đang theo dõi ở ngoại bảng,…Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng tổ chức đáng giá nợ, phân tích nợ,