Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam thành phố Tuy Hòa - Phú Yên (Trang 27)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa Nam TP Tuy Hòa

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành lập vào ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Ngân hàng phát triển Nông thôn hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện , phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị.

Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyết định thành lập Văn phòng đại diện NHNo tại TP Hồ Chí Minh và ngày 24/06/1994 Thống đốc có văn bản 439/CV-TCCB chấp thuận cho NHNo thành lập văn phòng đại diện tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ngày 22/12/1992 Thống đốc NHNN có quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh NHNo trực thuộc các tỉnh thành phố trực thuộc NHNo gồm có 3 Sở giao dịch và 43 chi nhánh NHNo tỉnh, thành phố. Chi nhánh NHNo quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh; Trong đó có chi nhánh NHNo huyện Tuy Hòa, nay là chi nhánh NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa.

Ngày 30/07/1994 tại quyết định số 160/QĐ-NHNo Thống đốc NHNN chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của NHNo Việt Nam, xác định NHNo Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh

Ngày 15/11/1996 , được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền,Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Với những đột phá táo bạo, sáng tạo quyết đoán với sự điều hành linh hoạt thích ứng với từng thời kỳ, thời điểm trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động khó lường NHNo&PTNT được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Ngân hàng trao nhiều phần thưởng cao quý lọt vào Top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất của giải Sao vàng đất Việt, Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện ích nhất NHNo&PTNT Việt Nam hiện là Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Theo tạp chí Thông tin NHNo & PTNT Việt Nam chuyên đề đặc biệt tháng 3/2009 thì tổng nguồn vốn huy động đạt 295.048 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng, có hơn 3 vạn cán bộ hoạt động tại 2.200 chi nhánh trên toàn quốc, bao gồm cả khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo... Đến nay NHNo&PTNT Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư vốn phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn => Với vị thế của mình NHNo&PTNT Việt Nam luôn tiếp tục nỗ lực, đồng hành cùng người dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hoà

Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Tp Tuy Hòa được đổi tên vào đầu tháng 8/2005, trên bộ máy và hoạt động kinh doanh thừa kế và chuyển giao của NHNo&PTNT Huyện Tuy Hòa trước đây. Sau khi thực hiện Nghị định 62 của Chính phủ, NHNo Huyện cũng phải sắp xếp lại. Đã bàn giao tiền gửi dân cư và dư nợ hộ sản xuất của 19 xã về cho 2 ngân hàng huyện mới thành lập, chỉ còn quản lý ba phường và một xã. Địa bàn thu hẹp, kinh tế ở đây phát triển chậm và không đều,

giá cả các mặt hàng thường xuyên biến động, thị trường tiêu thụ thiếu tính chủ động, đầu ra của các sản phẩm không ổn định, có tác động lớn đến kinh doanh dịch vụ Ngân hàng.

Giai đoạn từ 09/1989 đến 05/1995

Đây là giai đoạn hình thành và phát triển chi nhánh cấp II, loại 4 - Trực thuộc NHNo tỉnh Phú Yên, chủ yếu hoạt động kinh doanh theo văn bản 499, 499A của NHNo Việt Nam.

Giai đoạn từ 06/1995 đến 8/2005

Giai đoạn hình thành và phát triển theo mô hình văn phòng đại diện khu vực. Chi nhánh được chuyển thành chi nhánh loại 3 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Phú Yên, chịu sự quản lý của văn phòng đại diện Miền Trung.

Giai đoạn 9/2005 đến nay

Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHNo, cùng với sự chia tách Huyện Tuy Hòa thành hai huyện Đông Hòa và Tây Hoà, chi nhánh NHNo Huyện cũng phát triển theo, được đổi tên thành NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa, trực thuộc NHNo& PTNT tỉnh Phú Yên.

Trụ sở hiện tại của chi nhánh: số 402 đường Nguyễn Văn Linh - Phường Phú Lâm – Tuy Hòa – Phú Yên.

Mặc dù bị chi phối bởi sự chia tách và bàn giao về tổ chức lao động và tài sản…nhưng đơn vị đã kế thừa trên nền kinh doanh của hội sở NHNo Huyện trước đây, về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc tối tân, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của những năm trước đây và hiện nay. Quán triệt nhiệm vụ, giải pháp, kinh doanh trong những năm 2005-2010. Sau khi chia tách, chi nhánh đã kịp thời ổn định tư tưởng, khắc phục mọi khó khăn, tập trung sức phấn đấu vươn lên.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa 2.1.2.1 Chức năng

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNO. Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng

quản trị và Tổng giám đốc. Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc

2.1.2.2 Nhiệm vụ

a. Huy động vốn:

Khai thác và nhận tiền gửi các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo.Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo

b. Tín dụng:

Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định; Cầm cố chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,…;Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

c. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

Cung ứng phương tiện, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước cho khách hàng: thu chi hộ, chuyển tiền, két sắt,…Và các dịch vụ thanh toán khác theo quy định

d. Các nhiệm vụ khác:

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý;Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT và kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương; Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo;Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc, Giám đốc;Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được NHNo&PTNT và giám đốc chi nhánh cấp trên giao

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa

Nguồn: Tổ hành chính

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Ban Giám đốc gồm 2 người, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên theo văn bản số 02/NHNo-TH ngày 02/09/2005. Giám đốc phụ trách chung, chỉ đạo phòng kế toán ngân quỹ, một Phó Giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kinh doanh thường trực.

Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định 1377/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 24/12/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Lực lượng lao động của Ngân hàng: hiện nay toàn Ngân hàng có 13/19 cán bộ có bằng đại học.

a. Giám đốc

Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh loại 3, đảm bảo an toàn tài sản, con người, chỉ đạo, kiểm tra, điều hành theo phân cấp uỷ quyền của Giám đốc Ngân hàng cấp trên.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp uỷ quyền của Tổng

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG TỔ HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình.

Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc.

Được ký các hợp đồng tín dụng bảo đảm tiền vay và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng theo quy định.Được ký các hợp đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh: như sử dụng điện, nước, điện thoại, hợp đồng thuê trụ sở, dịch vụ bảo vệ và các loại hợp đồng khác.

Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của NHNo.

Đại diện cho NHNo trong ký kết hợp đồng, đăng ký giao dịch đảm bảo và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc.

Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh cấp trên theo quy định. Và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao.

b. Tổ hành chính

Xây dựng lịch công tác hàng tháng, quý của chi nhánh, có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện chương trình. Theo dõi và chi trả tiền lương. Trực tiếp quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chánh, văn thư, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ thiết bị...

c. Phòng kế toán - ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính quỹ tiền lương của cơ quan. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và lập các báo cáo theo qui định. Thực hiện mở, quản lý tài khoản thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện bảo quản lưu trữ tiền mặt, các loại giấy tờ có giá và định mức tồn quỹ theo qui định. Thực hiện công tác thông tin báo

cáo, công tác tin học, có nhiệm vụ tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu liên quan tới hoạt động của chi nhánh.

d. Phòng tín dụng

Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng; phân tích kinh tế theo ngành nghề, kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo phân cấp uỷ quyền; thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; tổ hợp chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng; làm tham mưu chính cho chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng; đề xuất chiến lược huy động vốn, kể cả vay vốn nước ngoài theo uỷ nhiệm của Tổng giám đốc; tổng hợp và đôn đốc thực hiện chương trình công tác tháng, quý, năm trình Giám đốc và NHNo Tỉnh theo quy định.

e. Kiểm tra viên

Mỗi chi nhánh NHNo loại 3, theo quy chế có một kiểm tra viên thuộc phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHNo tỉnh công tác tại chi nhánh cơ sở, có nhiệm vụ:

Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Phòng. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh phụ thuộc;Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình;Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

2.1.4 Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2007 - 2009

 Cho vay trực tiếp (Loans): NH sẽ cho người đi vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi.

 Chiết khấu: (Discount): Đây là nghiệp vụ cho vay gián tiếp mà NH sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NH. Đối tượng như: hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.

 Cho thuê tài chính (Financial leasing): Là loại hình tín dụng trung và dài hạn. NH sẽ dùng vốn của mình để mua tài sản thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê có trách nhiệm trả tiền thuê mỗi quý hoặc mỗi tháng một lần. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho công ty thuê tài chính.

 Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee): Trong nghiệp vụ này khách hàng được NH cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn NH khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.

 Và các hình thức khác (Other)

=> Nhưng tại chi nhánh hoạt động tín dụng chiếm phần lớn là cho vay chiếm từ 70% đến 90% trong tổng số nghiệp vụ, còn lại là hoạt động chiết khấu, bảo lãnh. Trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì hoạt động cho thuê tài chính đã có và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai, nhưng tại chi nhánh Nam Tuy Hòa thì chưa có. Nên khi nói đến hoạt động tín dụng vô hình chung ta đã gắn với hoạt động cho vay, RRTD khi được đề cập đến cũng chính là rủi ro trong hoạt động cho vay. 0Nhìn chung trong những năm gần đây doanh số cho vay của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, một phần là nhờ tình hình huy động vốn tốt mới có nguồn cho vay. Doanh số thu nợ tăng, chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Nhờ công tác chấn chỉnh và nghiêm túc trong công tác thu nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị RRTD tại chi nhánh

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa Nam TP Tuy Hòa

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu chủ yếu

ĐVT: triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Tổng nguồn VHĐ 75,988 107,988 89,759 32,000 42.11 -18,229 -16.88 2 Tổng dư nợ 106,395 111,576 122,898 5,181 4.87 11,322 10.15

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam thành phố Tuy Hòa - Phú Yên (Trang 27)