Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam thành phố Tuy Hòa - Phú Yên (Trang 51)

Trong rủi ro tín dụng của mình, NHNo&PTNT Nam TP Tuy Hòa bị ảnh hưởng nhiều nguyên nhân gây ra như rủi ro lãi suất( sự thay đổi của lãi suất thị trường, hoặc những yếu tố liên quan đến lãi suất thay đổi); từ phía ngân hàng( do nhân viên tín dụng, chính sách tín dụng…); phía khách hàng( lừa đảo, vỡ nợ, sử dụng vốn sai mục đích…); từ chính sách vĩ mô ban hành của Chính Phủ( chính sách thuế, quy định đất đai nhà ở…). Nhưng nguyên nhân chính gây ra rủi ro nhiều nhất ở chi nhánh đó là: do khách hàng; do nhân viên tín dụng.

2.2.3.1 Nợ quá hạn

Các thông số thể hiện chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn,...

Các thông số này sẽ phản ánh tình hình nợ của Chi nhánh qua đó ta sẽ có cái nhìn tổng quan về chất lượng các khoản vay, nếu các thông số này không tốt thì sẽ tìm ẩn nguy cơ của RRTD. Nhìn chung nếu các tỷ lệ này thấp thì sẽ tốt. Thể hiện chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tốt.

Bảng 2.9 Bảng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và tỷ

lệ nợ xấu trên nợ quá hạn

ĐVT: Triệu đồng

So sánh 08/07 So sánh 09/08 TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Mức độ % Mức độ % 1 Tổng dư nợ 106,395 111,576 122,898 5,181 4.87 11,322 10.15 2 Nợ quá hạn 14,263 12,747 13,336 -1,516 -10.63 587 4.61 3 Nợ xấu (nhóm 3-5) 8,516 8,899 5,408 383 4.50 -3,491 -39.23 4 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 13.41 11.42 10.85 -1.98 -0.57 5 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 8.00 7.98 4.40 -0.03 -3.58 6 Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn (%) 59.71 69.81 40.56 10.11 -29.25

Từ bảng 2.9 ta thấy như sau:

Năm 2008 so với năm 2007

Nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5) giảm từ 14,263 triệu đồng năm 2007 xuống còn 12,747 triệu đồng năm 2008, giảm một lượng là 1,516 triệu đồng tốc độ giảm 10.63%. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2008 là 11.42% giảm 1.98% so với tỷ lệ của năm 2007. Cho thấy công tác chấn chỉnh nợ quá hạn đã được nâng cao, chất lượng tín dụng được nâng cao trên tiêu chí nâng cao chất lượng tín dụng trên cả hai mặt mở rộng tín dụng phải an toàn, hiệu quả và kiên quyết thu hồi nợ, xử lý nợ.

Nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5: tổng số nợ xấu của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2008 là 8,899 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 383 triệu đồng với tốc độ tăng 4.5%, tỷ lệ nợ xấu chiếm 7.98% trên tổng dư nợ nền kinh tế của chi nhánh. => Ta xét thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn: năm 2008 nợ quá hạn giảm nhưng nợ xấu lại tăng nên làm cho tỷ lệ nợ xấu chiếm 69.81% trên nợ quá hạn, tăng 10.11% so với năm 2007. Với tình hình nợ xấu như trên năm 2008 cho thấy chất lượng tín dụng năm 2008 xấu đi, tìm ẩn rủi ro tín dụng rất lớn.

Năm 2009 so với năm 2008

Thực hiện theo quyết định 636/QĐ về việc phân loại nợ, nợ quá hạn năm 2009 là 13,336 triệu đồng tăng 587 triệu đồng, tốc độ tăng 4.61%. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 10.85% giảm 0.57%. Nợ xấu năm 2009 có sự giảm sút mạnh, nợ xấu là 5,408 triệu đồng giảm 3,491 triệu đồng, với tốc độ giảm là 39.23%. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 4.4% trên tổng dư nợ giảm 3.58% so với năm 2008. Nợ quá hạn tăng, nợ xấu giảm nhưng tốc độ giảm mạnh hơn tăng nên tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn năm 2009 giảm còn 40.56%, với tốc độ giảm làm 29.25% so với năm trước.

=> Với các biện pháp đã thực hiện được, tình hình nợ xấu năm 2009 đã có sự cải tiến đáng kể, nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vẫn cao.

2.2.3.2 Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh

Phân loại nợ theo các tiêu chí khác nhau để từ có thể phân tích nhưng nguyên nhân cơ bản làm phát sinh nợ quá hạn, rồi qua đó có hướng khắc phục hữu hiệu nhất.

Bảng 2.10 Bảng tỷ lệ từng nhóm nợ trên tổng dư nợ quá hạn ĐVT: Triệu đồng %nhóm nợ/ nợ quá hạn TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 (%) Năm 2008 (%) Năm 2009 (%) 1 Nhóm 2 5,747 3,848 7,921 40.29 30.19 59.40 2 Nhóm 3 847 1,487 1,368 5.94 11.67 10.26 3 Nhóm 4 1,170 2,997 723 8.20 23.51 5.42 4 Nhóm 5 6,499 4,415 3,324 45.57 34.64 24.93 Nợ quá hạn 14,263 12,747 13,336 100 100 100

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009)

Từ số liệu có được ở bảng 2.10 về việc phân loại nợ theo nhóm ta có nhận xét như sau:

Qua 3 năm nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 5 chiếm cao nhất trong phân loại nợ quá hạn theo nhóm. Nợ quá hạn nhóm 2 năm 2007 chiếm 40.29%/nợ quá hạn, đến năm 2009 chiếm tới 59.40%/nợ quá hạn. Nợ nhóm 2 cao bởi lẽ nếu căn cứ vào thời hạn quá hạn theo quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN thì nợ nhóm 2 có thời hạn quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Tuy nhiên trên thực tế không như vậy, khách hàng vì các nguyên nhân khác nhau: chưa thu tiền đối tác, sản phẩm làm ra chưa bán được,…dẫn đến quá hạn thời gian ngắn từ 10 đến 20 ngày, rồi sau đó thanh toán nợ cả gốc và lãi đầy đủ. Như vậy cách phân loại này đã tạo cho chi nhánh một số lượng lớn nơ quá hạn. Từ đó dẫn đến “nợ quá hạn ảo”.

Trong năm 2008, ta thấy chênh lệch nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 không lớn. Nhóm 3 hơn nhóm 2: 121 triệu đồng, nhóm 4 hơn nhóm 3 là 269 triệu đồng, nhóm 5 hơn nhóm 4 là 1,418 triệu đồng. Dường như trong năm 2008 có hiện tượng nhảy nhóm nợ, tức là có bộ phận khách hàng không trả nợ gốc, lãi đúng thời hạn phân kỳ trong thời gian dài làm cho nhóm 2 nhảy qua nhóm 3, làm nhóm 2 giảm đồng thời nhóm 3 tăng, nhóm 3 nhảy qua nhóm 4. Việc nhảy nhóm là do thời hạn quá hạn của từng nhóm vượt quy định, cũng đồng nghĩa là khách hàng không trả nợ theo cam kết và xuất hiện hiện tượng chây ỳ trong việc trả nợ.

Nợ quá hạn nhóm 5 cao là nguy cơ nhất, đây là nợ có khả năng mất vốn. Nợ nhóm này chủ yếu là nợ của các hợp tác xã đánh bắt xa bờ. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà Nước, Ngân hàng cấp trên về chương trình cho vay đánh bắt xa bờ. Chi nhánh đã cho vay các hợp tác xã để thực hiện chương trình trên. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt ít, giá xăng dầu tăng dẫn đến chi phí một chuyến đánh bắt tăng lên, sự thiếu đoàn kết thống nhất trong nội bộ hợp tác xã trên,…từ đó dẫn đến hiệu quả chương trình thấp, nợ quá hạn kéo dài sang nhiều năm, tàu thuyền đã hư, cũ khả năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ thấp.Vì vậy, nguyên nhân này chiếm một tỷ trọng lớn trong nợ xấu của chi nhánh.

Tuy nhiên, nợ nhóm 5 có sự giảm dần từ năm 2007 sang năm 2009. Cụ thể, năm 2008 là 4,415 triệu đồng, giảm 2,084 triệu đồng, tốc độ giảm là 32.07% so với năm 2007. Năm 2009 là 3,324 triệu đồng, giảm 1,091 triệu đồng, tốc độ giảm là 24.71% so với năm 2008. Điều này cho thấy chi nhánh đã tích cực trong công tác thu hồi nợ xấu. Đồng thời cũng đề nghị cấp ngành liên quan có chính sách giải quyết thích hợp về vấn đề trên.

=> Như đã phân tích ở phần trên nợ xấu năm 2009 đã có sự giảm sút mạnh, chủ yếu là sự giảm mạnh của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đây là một dấu hiệu tốt cho thấy chất lượng tín dụng đã được cải thiện. Chi nhánh đã có những biện pháp đúng đắn trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng

b. Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.11 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng So sánh 08/07 So sánh 09/08 TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức độ % Mức độ % 1 Cty CP nhà nước 2,778 - - -2,778 -100 0 2 Công ty CP, TNHH, HTX - - - 0 0 3 Hộ sản xuất kinh doanh 11,057 12,419 13,127 1,362 12.32 708 5.70 4 Dịch vụ TDủy thác đầu tư 428 328 209 -100 -23.36 -11919 -36.28 Tổng cộng 14,263 12,747 13,336 -1,516 -10.63 589 4.62

Từ bảng 2.11 ta thấy:Thành phần kinh tế có mức dư nợ nhiều nhất là hộ sản xuất kinh doanh, và thường xuyên tăng. Năm 2008 đạt mức nợ là 12,419 triệu đồng, chiếm 97.43%/tổng dư nợ quá hạn, tăng 1,362 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 12.32% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 13,127 triệu đồng, gần như chiếm toàn bộ dư nợ quá hạn khi đạt tới 98.43%, tăng với tốc độ là 5.7% so với năm 2008. Đối với công ty CP nhà nước chỉ có dư nợ quá hạn trong năm 2007 là 2,778 triệu đồng, sau đó thì đã tất toán hết với Chi nhánh.

Thành phần kinh tế sau cùng nợ quá hạn với Chi nhánh là dịch vụ tiêu dùng ủy thác đầu tư. Có sự giảm ở thành phần này, năm 2008 là 328 triệu đồng giảm với tốc độ 23.36% và năm 2009 là 209 triệu đồng tốc độ giảm là 36.28% so với năm trước đó. Nguồn tín dụng ủy thác này là sự kết hợp giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Ngân hàng phát triển Châu Á trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nhằm giúp phát triển nông thôn qua đó cải thiện đời sống nông dân. Vì vậy, Chi nhánh cần phải đẩy mạnh thu hồi nợ này để tạo uy tín cho Ngân hàng.

=> Thành phần nợ quá hạn chính của Chi nhánh là hộ sản xuất kinh doanh, nếu hạn chế nợ quá hạn thì cần đôn đốc và có chính sách thích hợp đối với thành phần này.

c. Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.12 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức độ % Mức độ % 1 Sản xuất vật chất 13,032 11,444 10,403 -1,588 -12.19 -1,041 -9.10

1.1 Cho vay ngành nông nghiệp

4,569 4,711 8,263 142 3.11 3,552 75.40

1.2 Cho vay ngành thủy sản 8 7 2,140 -2 -20.44 2,133 31,683.75

1.3 Ngành công nghiệp, TTCN

- - - 0 0

2 Lưu thông phân phối 1,231 1,303 2,933 72 5.85 1,630 125.10

2.1 Thương nghiệp dịch vụ 506 348 2,134 -158 -31.23 1,786 513.22

2.2 Cho vay tiêu dùng CBCNV

725 955 799 230 31.72 -156 -16.34

Tổng cộng 14,263 12,747 13,336 -1,516 -10.63 589 4.62

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009)

Qua bảng 2.12 nợ quá hạn biến động giữa các ngành kinh tế và thay đổi theo từng năm. Cụ thể như sau:

Ngành nông nghiệp: nợ quá hạn năm 2008 là 4,711 triệu đồng, tăng 142 triệu đồng, tốc độ tăng là 3.11% so với năm 2007. Năm 2009 là 8,263 triệu đồng, tăng với tốc độ 75.40% so với năm 2008, mức tăng này là rất cao. Sở dĩ như vậy vì ngành nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai: bão lớn đã tàn phá mùa màng, cây trái; dịch bệnh ở ngành chăn nuôi diễn biến phức tạp làm cho người dân mất khả năng trả nợ.

Ngành thủy sản: có tỷ lệ nợ quá hạn giảm trong những năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2008 giảm 1,730 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 giảm mạnh tới 4,593 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân giảm là do CBTD đã tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ đến từng hộ, phối hợp chặt chẽ với các tổ trưởng tổ vay vốn, chính quyền địa phương, hội nông dân,… mời những hộ có nợ quá hạn đến làm việc. Bên cạnh đó là do trong năm 2009 sản lượng đánh bắt thủy sản tăng, ngư dân thu được lãi tương đối. Vì vậy đã trả bớt đi phần nào nợ quá hạn.

Ngành thương nghiệp, dịch vụ: năm 2008 là 348 triệu đồng, giảm 158 triệu đồng so với năm trước. Tuy nhiên sang năm 2009 lại tăng đột biến, tăng 1,786 triệu đồng, tốc độ tăng 513.22% so với năm 2008. Tỷ lệ tăng quá cao, sở dĩ có tình trạng như vậy là do giá xăng dầu tăng cao làm cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa, hành khách tăng chi phí đầu vào dẫn đến thu lợi nhuận thấp.

Cho vay tiêu dùng: có dư nợ quá hạn năm 2007 là 725 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5.1%/nợ quá hạn. Năm 2008 là 955 triệu đồng, tăng 31.72% so với năm 2007, chiếm 7.5%/nợ quá hạn. Năm 2009 đạt mức 799 triệu đồng, giảm 16.34% so với năm 2008, chiếm 6%/tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do khách hàng trả chậm, cá biệt có khách hàng ốm đau bất thường vay nợ nhiều NH, khó khăn trong việc trả nợ theo kỳ hạn; có bộ phận cán bộ viên chức hay đầu tư vào bất động sản, trong khi tình hình bất động sản đóng băng nên khó khăn trong việc trả nợ trả lãi vay đến hạn.

d. Phân tích nợ quá hạn theo địa bàn

Bảng 2.13 Tình hình nợ quá hạn theo địa bàn

ĐVT: Triệu đồng So sánh 08/07 So sánh 09/08 TT Theo địa bàn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức độ % Mức độ % 1 Hòa Thành Đông 434 1,333 1,234 899 207.14 -99 -7.43 2 Hòa Thành Tây 775 945 606 170 21.94 -339 -35.87 3 Phường Phú Lâm 3,693 1,007 3,886 -2,686 -72.73 2,879 285.90 4 Phường Phú Thạnh 8,683 6,014 4,196 -2,669 -30.74 -1,818 -30.23 5 Phường Phú Đông 678 3,448 3,414 2,770 408.55 -34 -0.99 Tổng Cộng 14,263 12,747 13,336 -1,516 -10.63 589 4.62

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009)

Từ bảng 2.13 ta thấy: có sự biến động giữa các địa bàn, việc quản lý tốt các khoản nợ phải tùy vào địa bàn mà mỗi cán bộ tín dụng quản lý. Mỗi người cần nghiêm chỉnh thực hiện các thủ tục trong quá trình giải ngân mỗi khoản vay, tìm hiều về đối tượng vay vốn ở địa bàn mà mình quản lý thì sẽ hạn chế được điều này. Cán bộ tín dụng cần phối hợp với chính quyền địa phương, với tổ trưởng địa bàn đó để nắm rõ hơn về đối tượng vay, đôn đốc trong việc thu hồi nợ tránh tình trạng nợ quá hạn nhiều dẫn đến khả năng mất vốn.

Nợ quá hạn năm 2008 so với năm 2007 có xu hướng giảm, riêng khu vực xã Hòa Thành thì lại tăng, cụ thể Hòa Thành Đông tăng 207.14%, Hòa Thành Tây tăng 21.94%, phường Phú Đông tăng 408.55%. Hai phường Phú Lâm và Phú Thạnh giảm. Sang năm 2009 thì nợ quá hạn có tăng lên nhưng không cao lắm, các địa bàn như xã Hòa Thành, phường Phú Đông, Phú Thạnh giảm. Riêng phường Phú Lâm lại tăng cao với tốc độ là 285.9%. Nhận thấy nợ quá hạn ở hai phường Phú Lâm và Phú Thạnh thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ quá hạn, ngân hàng cần chú ý đến hai địa bàn này khi cho vay. Đặc biệt là công tác xét duyệt cho vay của CBTD hai địa bàn này

Nợ quá hạn giữa các địa bàn luôn có sự biến động điều này lại phụ thuộc vào: một là điều kiện kinh doanh thuận lợi hay không thuận lợi, hai là hiệu quả làm việc của CBTD ở địa bàn đó. Do môi trường kinh doanh không thuận lợi, thường gặp rủi ro về thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh … gây ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi. Điều đó đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và có tác động đến việc thu hồi vốn cho vay của Ngân hàng. Do biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới hoạt động

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam thành phố Tuy Hòa - Phú Yên (Trang 51)