Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam thành phố Tuy Hòa - Phú Yên (Trang 77)

Đa số CBTD của chi nhánh hiện nay lớn tuổi, tuy có kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng tính nhanh nhạy, trình độ nắm bắt thông tin mới có hạn chế nên cần sàn lọc và bổ sung đội ngũ CBTD hiện có. Trong điều kiện hiện nay Chi nhánh NHNO&PTNT Nam TP Tuy Hòa ngày càng mở rộng tín dụng đến các doanh nghiệp tư nhân, sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữ Chi nhánh và các NH đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả trong kinh doanh của Chi nhánh là nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm của CBTD có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Qua đó, gắn liền trách nhiệm với chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất, thưởng phạt nghiêm minh. Cụ thể:

 Yêu cầu về phẩm chất đạo đức: mỗi CBTD phải tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tính liêm khiết, tính trung trực trong quan hệ với khách hàng. Xứng đáng với 10 chữ vàng “Trung trực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.

 Hiểu biết đầy đủ về các mặt hoạt động và cơ chế hoạt động của NH , hiểu biết về giá trị kinh doanh và quản lý chung. Từ đó giúp nhân viên củng cố, nâng cao năng lực giúp nhân viên thực hiện tốt công việc theo quy định.

 Hiểu biết về cơ chế thị trường, môi trường kinh tế xã hội, địa bàn cho vay, thực trạng và xu thế phát triển của ngành nghề cho vay, cơ chế tài chính xã hội thuộc lĩnh vực cá nhân đang phụ trách. Có khả năng soạn thảo và thẩm định các dự án đầu tư, kỹ năng kiểm toán chuyên sâu để có thể đọc và phân tích được các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bởi lẽ, có hiểu rõ khách hàng thì mới nhận định đúng về khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định tín dụng chính xác hơn.

 Có kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật thương lượng. Khách hàng đến với chi nhánh ở nhiều độ tuổi, trình độ, ngành nghề khác nhau. Vì vậy, nhân viên tín dụng phải ứng xử thân thiện, tạo tình cảm với khách hàng. Đây cũng là một trong những nhân tố quảng cáo hình ảnh, uy tín của NH, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Chi nhánh hơn nữa.

 Có khả năng công tác độc lập và làm việc theo nhóm. Biết cách tập hợp và xử lý thông tin,…

 Có chế độ thưởng phạt cụ thể, xếp hạng lương A, B, C tương ứng với hiệu quả trong công tác tín dụng, thu hồi nợ vay.

 Thực hiện việc luân chuyển CBTD trong quản lý địa bàn để giảm trừ những tiêu cực do mối quan hệ được tạo lập quá lâu dài, đồng thời giúp tao điều kiện cho các nhân viên tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam thành phố Tuy Hòa - Phú Yên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)