Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy-học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm cybered trong dạy học các môn khao học tự nhiên bậc trung học phổ thông (Cho sinh viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26)

5. Sản phẩm nghiên cứu cụ thể

1.5.3. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy-học

việc tích hợp các học liệu điện tử vào dạy học truyền thống hiện nay. Với ưu thế vượt trội so với bài giảng truyền thống (như đã trình bày ở trên), việc áp dụng các bài giảng điện tử vào quá trình dạy học truyền thống, dù muốn hay không muốn, sẽ buộc chúng ta phải thay đổi cách dạy và học. Chẳng hạn, một bài giảng được thiết kế bằng phần mềm MS. PowerPoint sẽ là “đổ trang sức xa xỉ” nếu người dạy chỉ thuần túy đọc lại những gì đang được chiếu trên màn hình (dù chức năng của PowerPoint là một công cụ hỗ trợ thuyết trình cực kỳ tiện ích). Ngược lại, nó sẽ kích thích ở người học sự quan tâm, chú ý, định hướng một cách rõ ràng cho các vấn đề cần triển khai, nếu người dạy biết cách làm “sống lại”, trực quan hoá logic vận động hay các mối quan hệ giữa các nội dung thành phần (bằng âm thanh, hình ảnh tĩnh hay động, mô hình hay cấu trúc, tạo các liên kết mở rộng...).

Việc ứng dụng các học liệu điện tử vào trong dạy học cho phép triển khai rộng rãi quá trình dạy học theo mô hình: "Một người dạy, nhiều người

học (đồng thời hay không đồng thời)" hoặc “Nhiều người dạy, rất nhiều

người học". Như vậy người học sẽ có cơ hội tham khảo các bài giảng của

nhiều người dạy khác nhau vể cùng một vấn đề, từ đó có thể chọn lựa, tìm ra cho bản thân phương pháp học tập tối ưu.

Áp dụng vào thực tiễn dạy học trong thời điểm hiện nay chúng ta có thể sử dụng mô hình tích hợp sau:

Việc tích hợp các phần mềm mô phỏng hiện nay trong dạy học sẽ

Người dạy + E-lesson

= Người học + E-lesson

phải đối mặt với những khó khăn trước hình thức dạy học truyền thống vốn dĩ đã quá quen thuộc với nhiều người. Rõ ràng hình thức lên lớp theo kiểu “tổng lực”, “đọc chép”... sẽ không thể phù hợp với cách dạy có tích hợp bài giảng điện tử.

Dạy học theo nhóm nhỏ, tranh luận và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, dạy học theo kiểu “dự án”... càng ngày sẽ càng chiếm ưu thế trước hình thức thuyết giảng, độc thoại một chiều. Do bài giảng điện tử không bị ràng buộc bởi yếu tố không gian và thời gian, được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau (trong đĩa CD-Rom, VCD, DVD, băng video, mạng Internet...), nên người học và người dạy có thể không cần giáp mặt thường xuyên trong quá trình tổ chức một nội dung dạy học cụ thể. Chẳng hạn, chuẩn bị cho một giờ học sắp tới, người học có thể đến thư viện, lên mạng để xem, phân tích, đánh giá bài giảng từ trước với số lần không hạn chế. Điều này không chỉ tạo ra một tâm lý học tập thoải mái, tăng thời gian cho thảo luận, trao đổi trên giờ học “giáp mặt”, đổng thời còn góp phần hạn chế, loại bỏ ngay từ đầu sức ỳ, tính thụ động của những người học thiếu động cơ học tập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm cybered trong dạy học các môn khao học tự nhiên bậc trung học phổ thông (Cho sinh viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)