Thiết kế giao diện của các bài giảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm cybered trong dạy học các môn khao học tự nhiên bậc trung học phổ thông (Cho sinh viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 39)

5. Sản phẩm nghiên cứu cụ thể

2.5. Thiết kế giao diện của các bài giảng

Giao diện người sử dụng bao gồm những cách thức tương tác, hình ảnh, biểu tượng để truyền tải ý nghĩa các đối tượng trên màn hình máy tính. Ngoài ra còn bao gồm đặc điểm hiển thị các chi tiết trong từng thành phần đồ hoạ và chuỗi tương tác chức năng theo thời gian, tạo ra diện mạo của bài giảng điện tử.

Một trong những thông tin giới thiệu cần có các yếu tố sau: - Tiêu đề cung cấp thông tin.

- Đặc điểm nhận diện người thiết lập (tác giả hay tổ chức). - Ngày thiết lập hoặc ngày cập nhật.

- ít nhất một kết nối với một trang chủ cục bộ.

- Địa chỉ của trang chủ trên menu chính trong bài giảng điện tử.

Giao diện người sử dụng còn được thiết kế để thoả mãn người sử dụng, giao diện thiết kế tốt phải làm cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin và thể hiện rõ nhất ý tưởng của người thiết kế. Các giao diện phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Phương tiện hỗ trợ định hướng rõ ràng: Những tương tác định

chỉ dẫn để người sử dụng biết họ đang ở đâu trong bài giảng điện tử? Thường thì những thanh nút bấm được sử dụng để định hướng.

- Không có trang cụt: Các trang phụ nằm sâu trong hệ thống phân

cấp Website nếu không kết nối tới trang chủ hoặc các trang phụ khác làm cho người đọc không thể vào được phần còn lại của bài giảng.

- Truy cập trực tiếp: Thông tin đem đến cho người sử dụng càng ít

bước càng tốt, vì vậy cần thiết kế một hệ thống phân cấp thông tin ít nhất các bước thông qua các trang menu.

- Băng thông và tương tác: Đối với các bài giảng điện tử (với công

nghệ Web) sử dụng trên các mạng diện rộng, kết nối thông qua modem thì vấn đề băng thông và dung lượng của các trang Web gây trở ngại cho người sử dụng về thời gian truy cập trên mạng. Tuy nhiên, đối với các mạng cục bộ của một trường học thì vấn đề dung lượng không cần đề cập đến, vì vậy nên dùng nhiều tính năng đa phương tiện.

- Đơn giản và thống nhất: Những mô phỏng giao diện nên đơn giản,

thống nhất trong hầu hết các trang tạo nên sự thân thuộc đối với người sử dụng. Các tiêu đề hỗ trợ cho định hướng cũng được áp dụng một cách thống nhất.

- Tính toàn vẹn và ổn định trong thiết kế: Tính ổn định có nghĩa là

giữ nguyên các yếu tố tương tác của bài giảng và hoạt động một cách tin cậy.

- Phản hồi và đối thoại: Phản hồi có nghĩa là chuẩn bị để trả lời các

yêu cầu, các đối thoại của người sử dụng.

Ngoài ra, chuẩn bị cho khả năng người sử dụng khiếm thị, âm thanh và hình ảnh có thể hỗ trợ cho việc định hướng; lựa chọn trình duyệt phổ dụng cũng là vấn đề phải quan tâm.

2.6. LựA CHỌN CÔNG c ụ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG

2.6.1. Yêu cầu về phương diện công cụ

Việc lựa chọn các công cụ thiết kế Web sẽ rất quan trọng, các công cụ này phải đạt các tiêu chuẩn cơ bản:

- Hiện đại: Cần phải sử dụng công cụ multimedia (kết hợp âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, video...), có vậy mới tạo ra nhũng phần mềm có giá trị khoa học và tính sư phạm cao.

- Dễ thiết kế: Không đòi hỏi ngưcti viết phải là lập trình viên thành thạo với các ngôn ngữ lập trình bậc cao, có vậy mới đáp ứng được trình độ Tin học cơ bản của giáo viên và học sinh.

2.6.2. Một số công cụ thiết kê bài giảng

a. Công cụ xây dựng Web

Hiện nay, trên thị trường và trên Internet cung cấp rất nhiều phần mềm hỗ trợ xây dựng Website, mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn công cụ tốt không những dễ sử dụng, mà còn hỗ trợ nhiều tính năng mà không đòi hỏi phải lập trình bằng các ngôn ngữ bậc cao, không yêu cầu khả năng của người sử dụng phải được đào tạo một cách chính quy về Tin học. Các phần mềm thông dụng hiện nay như là:

- F ro n tp ag e Express: Phần mềm do hãng Microsoft (Mỹ) xây dựng, phần mềm này rất phổ biến, dễ tìm kiếm (đi kèm với các bản Windows)

+ ưu điểm: Đây là phần mềm phổ biến, dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho

các tính năng đa phương tiện, tương thích hoàn toàn với Windows và các ứng dụng trong bộ Microsoft office.

+ Nhược điêm: Quản lý các Hyperlink kém, không có khả nàng quản lý cấu trúc Site; khả năng thể hiện đồng thời văn bản và các Applet kém.

- M icrosoft W ord: Phần mềm soạn thảo văn bản nằm trong bộ Microsoft office.

+ Ưu điểm: Rất phổ biến, dễ dùng, chuyển sang Web một cách dễ

dàng (trong hộp thoại Save as chọn HTML Document), quản lý được các Hyperlink; có khả năng xây đựng các công thức toán học phức tạp, cách trình bày ký tự đẹp mắt.

+ Nhược điểm: Quản lý cấu trúc Website kém; hỗ trợ kém cho các

Applet.

- M acrom edia D ream w are: là phần mềm do hãng Macromedia lập trình. Hàng loạt các sản phẩn của hãng tập trung vào các công cụ xây dựng Web mang tính chuyên nghiệp cao.

+ Ưu điểm: Dẻ sử dụng, quản lý tốt các Hyperlink, cấu trúc Site, hỗ

trợ mạnh cho các tính nàng đa phương tiện, ngoài ra hỗ trợ mạnh cho các ngôn ngữ lập trình các Applet. Đặc biệt trong Macromedia Dreamware hỗ trợ cho bộ CourseBuilder, là một ứng dụng rất mạnh để tạo các trang kiểm tra trắc nghiệm với hình thức rất đa dạng và dễ sử dụng.

+ Nhược điểm: Khả năng tạo các công thức toán học và các ký hiệu

toán học kém.

b. Công cụ xây dựng Video clip

Xây dựng các Video clip mô phỏng các hiện tượng, các thí nghiệm hết sức cần thiết đối với các trang Web dạy học. Các công cụ tốt phải đảm bảo tính dễ dùng, tính thẩm mỹ, sản phẩm tạo ra được các trình duyệt Internet hỗ trợ tốt:

- 3D Studio M ax: là phần mềm xây dựng các phim hoạt cảnh 3 chiêu mang tính chuyên nghiệp, có tính chất đột phá về thiết kế mẫu, kết xuất và kiến tạo hoạt cảnh do Autodesk phát triển cho hệ điều hành Windows hay các hệ điều hành mới hơn.

■VƯU điểm: Giao diện đẹp, dễ dùng, cung cấp nhiều tính năng có tính

linh hoạt cao; tạo các hoạt cảnh không gian 3 chiều đẹp; khả năng điều khiển các chuyển động theo các đường cong hàm số; hỗ trợ VRML trên Web.

+ Nhược điểm: Đòi hỏi cao về phần cứng; chạy tốt khi có bảng mạch

video.

- Macromedia Flash: là phần mềm cùng trong bộ Macromedia, được sử dụng rất phổ biến để tạo các hoạt cảnh nhất là trong dạy học, (ví dụ: bộ từ điển Bách khoa Encarta của Microsoft)

+ƯU điểm: dễ sử dụng, có khả năng sắp xếp hàng loạt các ảnh đơn lẻ

thành một đoạn Video; các tính nãng đa phương tiện hoàn hảo; sản phẩm tạo ra có dung lượng nhỏ, chạy tốt trên các trang Web; khả năng lập trình bằng ngôn ngữ; khả năng dịch thẳng sang ngôn ngữ Java.

+ Nhược điểm: Khả năng tạo các chuyển động theo các hàm số phải

yêu cầu lập trình phức tạp.

- Q uicktỉm e và băng hình: là phần mềm xử lí các Video clip, các đĩa hình của hãng Apple.

+ƯU điểm: có khả năng chạy các Video clip ở nhiều dạng khác nhau,

dễ dàng chụp nhanh đoạn Video thành các hình ảnh theo các khoảng thời gian rất ngắn (30 hình/giây hoặc lớn hơn); có thể cắt các đoạn Video thành các đoạn ngắn hơn.

c. Công cụ lập trình các Applet

Các ứng dụng nhỏ (Applet) chạy trên Web được lập trình bằng các ngôn ngữ Java, được biên dịch sang các mã trung gian và được các trình duyệt hỗ trợ Java dịch sang mã máy. Lập trình Java tạo nên khả năng đặc biệt về hoạt hình, làm việc với các cơ sở dữ liệu, tạo ra các tương tác linh hoạt với người sử dụng.

- Java Development Kit: (JDK) ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi hãng Sun Microsoft từ năm 1995, được coi là bước đột phá trong công nghệ WWW. Có nhiều phiên bản JDK dùng các hệ điều hành khác nhau: Unix, Solaris, AIT, Windows 7/NT, Macintosh và OS/2,

+ ưu điểm: khả năng lập trình trên bất kỳ hệ soạn thảo văn bản nào,

được dịch và chạy trên Web thông qua phần mềm Java với dung lượng rất nhỏ.

+ Nhược điểm: Khả năng trợ giúp người lập trình kém; biên địch và

soát lỗi phức tạp.

- Microsoft Visual J++: được phát triển bởi hãng Microsoft, là một bổ sung rất quan trọng cho các nhà phát triển phần mềm.

+ Ưu điểm: Giao diện đồ hoạ dễ sử dụng; trợ giúp hoàn hảo; cho

phép sử dụng Visual C++ hoặc Visual Basic để xây dựng các ứng dụng.

+Nhược điểm: Dung lượng phần mềm lớn, yêu cầu cao về cấu hình

phần cứng máy tính.

d. Công cụ xây dựng các phần mềm trắc nghiệm

* Hotpotato : Bộ công cụ Hot Potatoes gồm 6 chức nãng, được sử dụng để tạo các bài tập Web tương tác. sản phẩm này được tạo bởi trường

đại học Victory ở Canada.

6 chức năng bao gồm:

• JBC - Tạo các câu hỏi ỉựa chọn. • JQUIZ - Tạo các câu hỏi có trả lời.

• JMIX - Tạo các bài có câu hỏi kết hợp từ các dạng khác nhau. • JCross - Tạo các crossword

• JMatch. • J Cloze.

e. Công cụ đóng gói bài giảng

Phần mềm tổ chức bài giảng điện tử VNUCE được xây dựng trên nền tảng các mã nguồn mở: RELOAD, FKC Editor, MathML, KanataLV... VNƯCE là một chương trình hỗ trợ giáo viên và học viên trong quá trình đào tạo điện tử. Nhiệm vụ của VNƯCE là hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và một phần việc khai thác bài giảng của sinh viên. Chức năng quan trọng nhất của VNUCE là giúp bạn tổ chức bài giảng điện tử từ các thành phần tài nguyên khác nhau theo đúng cấu trúc bài giảng SCORM và đóng gói bài giảng theo chuẩn này để tích hợp vào các hệ LMS hỗ trợ cùng chuẩn. Ngoài ra, VNUCE cũng hỗ trợ một phần việc soạn thảo (kích hoạt trình soạn thảo thích hợp) và khai thác bài giảng trực tiếp để giảng dạy hoặc xuất bản bài giảng để ghi ra đĩa CD.

Các chức năng chính của VNUCE:

• Tổ chức bài giảng điện tử từ nhiều thành phần bài giảng

• Đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM để tích hợp với các hệ LMS tương thích

• Trợ giúp học viên khai thác bài giảng để giảng dạy trực tiếp • Xuất bài giảng theo chuẩn HTML để phát cho học viên

2.7. KỸ THUẬT XÂY DỤNG BÀI GIẢNG 2.7.1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật

a. Tài liệu số hóa

Các tài liệu học tập được số hoá theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản sư phạm, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hoá có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác v.v. và cả những tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên, được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học viên một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning Management System -LMS). Một bài giảng điện tử tương ứng với một Module.

Các dạng tài liệu được sử dụng: - Văn bản: Số hóa dạng html và Pdf

- Trình chiếu: dạng Poweroint và Producser for Powepoint - Video clip: dạng Quicktime và Mpeg.

- Phần mềm trắc nghiệm: Dạng Flash và đóng gói theo chuẩn SCORM

- Phần mềm mô phỏng: Dạng Flash movie (Swf)

Học liệu (các công cụ Multimedia có tương tác, các phần mềm thí nghiêm ảo có khả năng chay trên Web, tài nguyên tham khảo) có thể khai thác và tái sử dụng.

b. C huẩn đóng gói

Để đảm bảo cho các bài giảng có thể chạy tốt trên Internet, cụ thể là trên trình duyệt Internet như IE, đồng thời có thể đưa vào các hệ LMS như Moodle, Ilias... các hệ LMS này đều sử dụng chuẩn đóng gói SCORM. Các công cụ đóng gói bài giảng như Reload editor, VNUCE cho phép tạo

Với các gói SCORM cần phải sử dụng các phần mềm tạo bài giảng như Reload editor, VNUCE hoặc các hệ LMS như Moodle, Iliass.. .mới sử dụng được. Các giáo trình đã xuất ra CD có thể chạy độc lập trên máy tính (với IE) mà không cần phần mềm nào khác.

2.7.2. Kỹ thuật tạo chữ

Các trang có sự cân đối và tác động qua lại lẫn nhau giữa các kiểu chữ trên trang, cân xứng trực quan giúp người sử dụng hiểu được đầy đủ ý nghĩa nội dung trang. Điều này có được khi người xây dựng bài giảng không chỉ quan tâm tới việc phân tích tính hợp lý của cấu trúc tài liệu mà còn phải quan tâm đến tính hợp lý về kỹ thuật tạo chữ và thiết kế đổ hoạ. Đầu tiên người đọc sẽ xem lướt trang; xem xét mô hình tổng thể; sau đó đọc nội dung và phân tích ngôn ngữ. Kỹ thuật tạo chữ tốt sẽ thiết lập được một hệ thống phân cấp trực quan; diễn tả được đoạn vãn bản thông qua dấu chấm câu, màu sắc và các điểm nhấn đồ hoạ. Nhờ vậy mà người đọc hiểu được mối quan hệ giữa đoạn văn, hình ảnh, giữa dòng tiêu đề và các khối văn bản.

Đặc điểm cần quan tâm đối với các chữ trên các trang là hay bị biến đổi. Các trang được xây dựng mỗi khi được tải vào trình duyệt Web, các dòng văn bản, tiêu đề, từng font chữ được tái hiện thông qua tương tác phức tạp của trình duyệt Web và hệ điều hành máy tính của người đọc. Trong quá trình này có thê xảy ra các lỗi không xác định trước được: Font chữ bị mất do trình duyệt quá cũ, đo người thiết kế chọn Font chữ không phổ biến...

Kỹ thuật tạo chữ phải đảm bảo các tính chất:

- Tính d ễ đọc:

trúc thông tin trong trang, còn phụ thuộc vào độ tương phản trực quan giữa các Font chữ, các khối văn bản, các tiêu đề và khoảng trắng xung quanh. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính dễ đọc như sau:

* Căn lề: Lề nhằm xác định khu vực đọc của trang bằng cách tách

biệt phần văn bản chính với môi trường xung quanh, tạo nên nét nổi bậl trực quan đối với các văn bản. Lề tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ site bằng cách xây dựng một cấu trúc nhất quán. Các kiểu căn lề như sau:

+ Căn lề cân đối ịJustify): Văn bản được căn chỉnh khớp cả 2 lề trái

và phải, tạo ra một hình chữ nhật. Tuy nhiên, các chương trình bố trí trang thường bị rơi vào tình trạng khoảng giãn quá hẹp hoặc quá rộng và đôi khi phải điều chỉnh bằng phương pháp thủ công. Các trình duyệt trước đây không hỗ trợ việc căn lề cân đối này, chỉ những trình duyệt gần đây nhất mới có khả năng này. Vì vậy, ta thấy rằng tài liệu trên Web sẽ gặp rắc rối khi điều chỉnh căn lề ở dạng cân đối.

+ Căn lề trái (Align left): Văn bản căn lề trái dễ đọc nhất VI lề trái

bằng phẳng, dễ dự đoán được, lề phải khấp khểnh tạo thêm tính đa dạng không ảnh hưởng đến tính dễ đọc.

+ Căn giữa và căn lể phải (Center and Align right): cấc khối văn bản

cãn giữa và căn phải rất khó đọc vì người đọc đọc từ lề trái, các văn bản căn giữa và căn phải ỉàm người đọc phải đi tìm đầu dòng mới.

* Độ dài dòng vãn bản: Ở khoảng cách đọc bình thường độ trải của

mắt khoảng 3 inch, vì vậy người thiết kế cố gắng chia các đoạn văn bản thành các cột không quá rộng khiến người đọc phải quay đầu hoặc căng mắt để theo kịp những dòng vãn bản dài ảnh hưởng đến khả nãng đọc.

* C hữ viết hoa và ch ữ viết thường: Chúng ta đọc cơ bản bằng cách

nhận biết tổng thể, chứ không nhận biết từng từ, những từ chỉ toàn chữ hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phần mềm cybered trong dạy học các môn khao học tự nhiên bậc trung học phổ thông (Cho sinh viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)