Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 65)

Một số kiến nghị

3.5.1. Kiến nghị đối với chính phủ

Một trong những nguyên nhân dến đến rủi ro pháp lý trong giao dịch tín dụng

chứng từ là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữ các bên trong quá trình thanh toán. Hiện nay, Ở Việt Nam ngoài UCP và mốt số điều ước quốc tế khác, chứng ta chưa có một luật hay văn bản dưới luật nào riêng biệt nói dến mỗi quan hệ pháp lý giữa các giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua và người bán với giao dịch tín dụng chứng từ của ngân hàng cũng như nói đến việc xử lý khi có tranh chấp. Do đó, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sớm có các văn bản pháp lý về mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và tín dụng chứng từ. Hơn nữa, Chính phủ cũng cần ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa hơn nữa cách giải quyết tranh chấp khi có mẫu thuẫn giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.

3.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

 Cùng với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động thanh toán quốc tế.

 Ngân hàng Nhà nước cần thực hiên các giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam như mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để đảm bảo tỷ giá linh hoạt, hợp lý góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển.

 Ngân hàng nhà nước cần tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm tín dụng (CIC):

Thông tin tín dụng là một kênh dữ liệu rất quan trọng đối với các ngân hàng

thương mại khi muốn tìm hiểu thông tin về một khách hàng trước khi quyết định cho vay, mở L/C, xác nhận L/C…Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin còn ít và chưa kịp thời. Chính vì vậy, để phát huy hiệu quả của kênh thông tin này, Ngân hàng Nhà nước cần:

 Tăng cường trang thiết bị cho CIC để có thể thu thập được thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ.

 Xây dựng cơ chế khuyến khách, bắt buộc để các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về khách hàng đầy đủ, nhanh chóng.

66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để hoàn thiện cũng như hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong hệ thống của Ngân hàng GP.Bank, dựa trên những thực trạng, nguyên nhân và những ví dụ đã xảy ra trên thực tế tại chương hai, chương ba đã nêu ra những giải pháp chính tương ứng với các rủi ro chưa Chương trước và đó là những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn phương thức thanh toán L/C phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của hệ thống Ngân hàng GP.Bank

67

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài thấy rằng hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng nhất là trong thời đại hiện nay, hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ đang có xu hướng tăng lên từng ngày. Việc hiểu rõ những rủi ro trong hoạt động này là điều không thể thiếu trong thanh toán quốc tế. Qua việc nghiên cứu rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long, Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của nhân viên đã có những bước tiến cũng như kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên đây cũng là phương thức tiềm ẩn nhiểu rủi ro. Trên cơ sở đó, luận văn đã hình thành và giải quyết những rủi ro xuất phát từ thực tiễn phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ, với mong muốn hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Vấn đề rủi ro là một tất yếu khách quan trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mai nói chung và của Ngân hàng GP.Bank nói riêng. Tuy nhiên, nếu nhận biết và áp dụng các giải pháp phòng ngừa thích hợp sẽ góp phần hạn chế rủi ro giúp ngân hàng phát triển bền vững hơn.

68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Đinh Xuân Trình (2007), Chuyên đề Giới thiệu và hướng dân áp dụng tập quán

thanh toán quốc tế UCP600, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

2.

Đinh Xuân Trình (2000), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản giáo dục, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

3.

Thân Tôn Trọng Tín –Lê Thị Mận (2011), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Lao động –Xã hội.

4.

Tạp chí ngân hàng số 3/2014 tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.

5.

Tài liệu quy trình và các số liệu liên quan tới thanh toán quốc tế của Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long.

Website

6.

Website Bách khoa toàn thư mở https://vi.wikipedia.org 7.

Website Báo điện tử http://vnexpress.net 8.

Website Báo điện tử http://laodong.com.vn/ 9.

Website Hỗ trợ thông tin tài chính http://smartfinance.vn/

10. Website Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu http://www.gpbank.com.vn/ 11. Website Tài liệu http://www.doko.vn/

12. Website Thông tin pháp luật http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/

Tiếng Anh

13. ICC (2006), The Uniform Customs and Practice for Documentary credits, 2007 Revision, ICC publication No.600 và bản dịch.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w